Thứ Tư, 4 tháng 12, 2013

Ối cha cha! Giáo dục Việt Nam VƯỢT XA CÁC NƯỚC TIÊN TIẾN !


Lần đầu tiên Việt Nam tham gia sân thi toàn cầu về xếp hạng giáo dục theo một chương trình khảo sát của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD). Kết quả xếp hạng 17/65 khiến các nhà quản lý giáo dục "bất ngờ", còn người dân có nhiều cảm xúc khác nhau.
Theo kết quả đánh giá học sinh quốc tế 2012 (PISA) của Tổ chức Hợp tác và Phát triển quốc tế (OECD) vừa công bố ngày 3/12, Việt Nam xếp hạng 17 trong số 65 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Đây là năm đầu tiên Việt Nam tham gia chương trình này.Ông Andreal Schleicher, người phụ trách các kỳ thi PISA của OECD nói với báo BBC rằng "kết quả đánh giá của học sinh Việt Nam vào hạng sao".
Theo kết quả ở từng môn, Việt Namxếp thứ 8 về Khoa học (528 điểm), xếp thứ 17 về môn Toán (511 điểm) và xếp thứ 19 về môn Đọc hiểu (508 điểm).
Năm nay, trọng tâm của đánh giá này tập trung vào môn Toán.
Xếp chung cuộc, Việt Namcó thứ hạng 17 trong số 65 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia đánh giá.
 Sáng 4/12, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết: "Tôi vui và bất ngờ với kết quả đánh giá học sinh quốc tế 2012của Tổ chức Hợp tác và Phát triển quốc tế vừa công bố ngày 3/12".
Thứ trưởng Hiển, cũng là người phụ trách dự án PISA của Việt Nam, bày tỏ.: "Lần đầu tiên Việt Nam tham gia chương trình đánh giá này vào năm 2012. Chúng ta là nước có thu nhập bình quân đầu người thấp nhất trong 65 nước nhưng chất lượng gây bất ngờ cho cả thế giới" –
 
Danh sách những thành phố, quốc gia đứng đầu bảng
Theo kết quả đánh giá học sinh quốc tế 2012 (PISA) của Tổ chức Hợp tác và Phát triển quốc tế (OECD), Việt Nam xếp hạng 17 trong số 65 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Kết quả ở từng môn cho thấy, Việt Nam xếp thứ 8 về Khoa học (528 điểm), xếp thứ 17 về môn Toán (511 điểm) và xếp thứ 19 về môn Đọc hiểu (508 điểm).
Năm nay, trọng tâm của đánh giá này tập trung vào môn Toán.
"Kết quả này bất ngờ cả với chúng tôi (lãnh đạo Bộ GD-ĐT, PV). Khi bắt đầu tham gia chương trình này, ta chỉ hi vọng học sinh đạt trung bình hoặc dưới trung bình” – lời Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển.
Theo ông Hiển: “Trong quá trình chuẩn bị về số liệu học sinh, danh sách các trường, các loại hình trường công lập, ngoài công lập, trường nghề, người ta (OECD-PV) nắm thông tin và chọn mẫu. Kết quả họ chọn 59 tỉnh thành được tham gia. Như vậy là ngẫu nhiên và ta không can thiệp vào được”.
PGS Văn Như Cương, Hiệu trưởng Trường THPT DL Lương Thế Vinh (Hà Nội) bổ sung: “Cái vui hơn vì đây không phải là kỳ thi mà là kỳ kiểm định chất lượng; không phải là lựa chọn ai đậu cái gì mà xem xét trình độ, mức độ của học sinh ta như thế nào với khu vực và thế giới”.
"Ngôi sao thành tích"
Ông Andreas Schileicher – người chịu trách nhiệm đánh giá kết quả PISA đã nhấn mạnh “thành tích ngôi sao” của Việt Nam trong lần đầu tiên tham gia bảng xếp hạng quốc tế này. 
Thông tin về kết quả do OECD công bố cũng đã được nhiều tờ báo lớn của Anh, Mỹ đăng tải.
Tờ Daily Mail của Anh ví Việt Namlà “ngôi sao đang nổi” khi viết: Việt Nam giành vị trí số 17 trong bảng xếp hạng mặc dù chi tiêu cho giáo dục ít hơn nhiều so với Anh.
Số học sinh trung bình/ lớp của Việt Nam là 41 em. Daily Mail cho rằng con số này là “một sự nhạo báng quan điểm cho rằng chất lượng giáo dục phụ thuộc vào tỷ lệ học sinh/ giáo viên”.
“Việt Namcũng là quốc gia có tỷ lệ cha mẹ quan tâm tới việc học hành của con cái nhất. 49,2% phụ huynh duy trì liên lạc với giáo viên để kiểm tra tình hình học tập của con em mình”.
Ông  Andreas Schleicher bình luận:  “Học sinh Việt Namthường đi học thêm. Phụ huynh cũng thường thuê gia sư để giúp con em mình học tập ở những trường công lập ngân sách hạn hẹp. Trong khi  Anh chi ngân sách cho mỗi học sinh  gấp 14 lần Việt Nam”.
CNN thì quan tâm tới kết quả "tiếp tục dẫn đầu" của thành phố Thượng Hải (Trung Quốc) trong bảng xếp hạng này.
CNN dẫn lời hiệu phó một trường phổ thông ở Trung Quốc, giải thích thành công của Thượng Hải (hai lần liên tiếp đứng đầu kể từ khi tham gia) là một sản phẩm của một nền văn hóa, vốn dành ưu tiên cho các thành tích học tập.
Việt Nam "luyện" PISA như thế nào?
Cũng trong sáng 4/12, Bộ GD-ĐT cho biết, ngành đã xây dựng kế hoạch hành động và từng bước triển khai thực hiện để đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo PISA.
Theo đó, đã cử 1 lãnh đạo Bộ trực tiếp phụ trách điều hành PISA, đứng tên ký thỏa thuận với OECD.
Bộ cũng thành lập Ban Quản lý PISA, thành phần gồm các lãnh đạo của những đơn vị trực tiếp liên quan đến thi cử và phát triển giáo dục dục phổ thông.
Ban quản lý này chịu trách nhiệm đưa ra các quyết sách thực hiện PISA quốc gia và chỉ đạo các Sở GD & ĐT.
PISA cũng được vào trong nhà trường phổ thông gắn liền với đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá.
Văn phòng PISA Việt Namđã biên soạn 2 cuốn tài liệu tập huấn cho cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên.
"Điều khác biệt mà VN làm so với các nước khác, là VN không có trang web riêng về PISA, một số trường còn khó khăn nếu có trang web cũng không thể sử dụng, nên phải biên soạn tài liệu tập huấn bằng cách dịch các tài liệu đã được OECD công bố rất công phu" - đại diện Bộ GD-ĐT giải thích.
Để giới thiệu về các lĩnh vực Toán, Khoa học, Đọc hiểu, VN đã nghiên cứu kỹ tất cả các dạng bài thi PISA đã công bố, tóm tắt và khái quát các dạng bài thi với các yêu cầu kỹ thuật làm từng dạng bài thi, từng loại câu hỏi để giáo viên nắm được kỹ thuật về giới thiệu cho học sinh.
Tiếp đó, ngành GD-ĐT tổ chức tập huấn cho cán bộ cốt cán từ trung ương đến địa phương.
 Để đưa PISA vào trường phổ thông, Bộ chỉ đạo trên toàn quốc các giáo viên đã được tập huấn PISA thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn hàng tuần, thảo luận từng dạng bài thi và các dạng câu hỏi thi PISA.
Giáo viên giới thiệu cho học sinh một số câu hỏi thi PISA được in trong tài liệu tập huấn.
Có trường xây dựng được mạng nội bộ đã đưa lên mạng các dạng bài thi PISA cho học sinh làm, mở cuộc thi nhỏ tìm hiểu về PISA.
Thế mạnh của học sinh Việt Nam là Toán. Kỳ KS 2012 tập trung nhiều câu hỏi Toán. Do các em được làm quen với PISA trong năm học, nên đã chủ động kiểm soát được thời gian làm bài.
Niềm vui có "ngắn tày gang"?
Đây là lần đầu tiên Việt Nam tham gia cuộc đánh giá quy mô như vậy. Cách đây 3 năm, Thượng Hải - một đại diện đến từ Trung Quốc đã tham gia PISA và giành ngay ngôi vị đầu tiên.
Tờ NPR của Mỹ khi đó thuật lại: Một số nhà giáo dục cho đây là “một khoảng khắc  Sputnik1” giống như việc Liên Xô phóng vệ tinh năm 1957 đã làm chấn động Hoa Kỳ. Nhưng Trung Quốc không lấy làm vui lắm với thành công này và đã nhận ra việc học trong hệ thống giáo dục của họ chỉ tập trung vào việc ghi nhớ mà hầu như đã bỏ qua tư duy phân tích nên rất cần cải cách.
Việc học sinh Việt Nam thành thục các kỹ năng tính toán, đọc viết có lẽ không phải là "điều bất ngờ" với các nhà quan sát giáo dục.
"Tỷ lệ lao động Việt Nam có kỹ năng đọc, viết và tính toán cao hơn so với các nước khác, kể cả các nước giàu có hơn Việt Nam, nhưng một lực lượng lao động có kỹ năng cao mới sẽ là chìa khóa thành công trong chuyển đổi kinh tế," bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Quốc gia, Ngân hàng Thế giới chia sẻ.
Tiến trình hiện đại hóa nền kinh tế sẽ dẫn tới sự dịch chuyển của cầu đối với lao động, chuyển từ các công việc chủ yếu là thủ công và đơn giản ngày nay sang các công việc phi thủ công và đòi hỏi nhiều kỹ năng hơn; chuyển từ các công việc chủ yếu là các thao tác, nhiệm vụ thường quy sang các nhiệm vụ không thường quy. Và những công việc mới đó luôn đòi hỏi những kỹ năng mới.
Nhận thấy nguy cơ tụt hậu của giáo dục Việt Nam trong phát triển kinh tế, Ngân hàng Thế giới đã chọn chủ đề "phát triển nguồn nhân lực" làm nội dung của báo cáo phát triển năm 2014.
Ông Christian Bodewig, tác giả chính của báo cáo cho hay, “Những công việc mới này hiện đã có mặt trên thị trường lao động. Tuy nhiên, người sử dụng lao động ở Việt Nam vẫn đang vất vả tìm kiếm những người lao động phù hợp với mình".
Các chuyên gia đã khuyến nghị:
"Thay vì lập kế hoạch và quản lý hệ thống giáo dục và đào tạo một cách tập trung và mệnh lệnh từ trên xuống, Chính phủ nên đóng vai trò hỗ trợ để đảm bảo luồng trao đổi thông tin tốt hơn giữa người sử dụng lao động, các cơ sở giáo dục, trường đại học và học sinh, đồng thời nâng cao năng lực và cung cấp các động cơ khuyến khích đúng đắn thông qua việc giải phóng cho các trường đại học để họ trở thành những đối tác hiệu quả hơn của các doanh nghiệp."
Bên cạnh đó, việc chuẩn bị lực lượng lao động hiện đại này đòi hỏi sự thay đổi về hành vi của tất cả các tác nhân tham gia vào hoạt động phát triển kỹ năng như người sử dụng lao động, các trường đại học và cơ sở đào tạo, sinh viên cũng như phụ huynh học sinh.
Cụ thể:
Tỷ lệ nhóm học sinh có năng lực cao nhất (level 5, 6) của Việt Namđạt 13,3 %.
Kết quả học sinh Nữ của VN lĩnh vực Toán học: đạt 507 điểm /489 điểm trung bình của OECD
Kết quả học sinh Namcủa VN lĩnh vực Đọc hiểu: đạt điểm 492/ 478 điểm trung bình của OECD.
Kết quả học sinh Nam của VN lĩnh vực Khoa học: đạt 529 điểm /502 điểm trung bình của OECD..
(Theo VnN)
-----------------

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét