Thứ Ba, 12 tháng 11, 2013

LÁNG GIỀNG ĐIỂM TIN - Thứ Tư - 13/11/2013

1 - BA SÀM 
CHÍNH TRỊ - PHÁP LUẬT
Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc sẽ chấp nhận Việt Nam? (RFI). - Việt Nam vận động để chiếm một ghế tại Hội Đồng Nhân quyền LHQ (VOA). - VN chờ kết quả từ Hội đồng Nhân quyền (BBC). “Các nước như Trung Quốc và Việt Nam cần phải bị đặt câu hỏi về tình trạng vi phạm nhân quyền, bắt giữ các nhà hoạt động, và cần bị áp lực phải đưa ra cam kết có tiến trình cải thiện rõ ràng nếu khi muốn được bầu chọn vào hội đồng” . - Việt Nam trúng cử Hội đồng Nhân quyền LHQ với số phiếu cao nhất (TTXVN). - 184 trên 192 phiếu bầu Việt Nam vào Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc (TT). - Việt Nam chống tra tấn: “thực tâm hay lấy điểm trước ngày bỏ phiếu?” (Cùi Các).
- Nguyễn Mộng Hoài: Ngài Tổng bí Thư! Thế nào là sự lãnh đạo tuyệt đối? (Quê Choa). “ Dân Việt chúng tôi quen sống bằng cơm gạo và nước uống hằng ngày không quen sống bằng những khẩu hiệu với những ngôn ngữ hùng hồn và hoa mỹ ! ” - Sự tích Đại Vệ Chí Dị – Truyện cổ tích (dành cho trẻ em từ 8 đến 12 tuổi) (Người Buôn Gió).
Lộng giả thành chân (Blog RFA). “… trong tình hình hiện tại, sẽ có một lựa chọn ngấm ngầm trong ngành an ninh và tòa án CSVN: hoặc là chấp nhận thí ông Chấn (và thí Lý Nguyễn Chung), hoặc là đổ bể, thí hàng ngàn điều tra viên cũng như uy tín (ảo) xây dựng được mấy chục năm nay “. - Công an Việt Nam càng gian ác, càng dễ thăng quan tiến chức (Tôi yêu quê tôi).
NGÀNH ĐIỆN ẢNH NÊN MỜI CÁC ĐIỀU TRA VIÊN VỤ ÔNG CHẤN LÀM ĐẠO DIỄN (Sơn Thi Thư). “… chỉ với một người nông dân hiền lành, vô tội mà các vị điều tra viên đã 'đạo diễn' y như thật thành một tên sát nhân máu lạnh, qua mặt được cả mấy cấp tòa án và viện kiểm sát thì thử hỏi nếu được làm đạo diễn thật thì có bộ phim nào mà họ không thành công ? ”
- LS Trần Hồng Phong: Vụ Hồ Duy Hải giết hai nữ nhân viên ở bưu điện Cầu Voi – dấu vân tay của ai? (Quê Choa). “ Khoa học đã chứng minh rằng mỗi người chỉ có một dấu vân tay duy nhất. Như vậy, nếu Hồ Duy Hải thực sự là thủ phạm, thì những dấu vân tay thu giữ tại hiện trường là của ai? Rất mong vụ án này được xem xét lại, trước khi quá trễ “.
Đề nghị phê chuẩn hai phó thủ tướng (BBC). - Điểm chung Vũ Đức Đam – Phạm Bình Minh (VNN). - Mạnh Quân – Anh Đam (Dân Luận). “ Nhưng ai bảo anh Đam là có người lãnh đạo có tài, có thể xây dựng, thực hiện các chính sách, quyết sách lớn, điều hành tốt để làm xoay chuyển tình hình từ xấu sang tốt, từ tốt sang tốt hơn nhiều, hay bảo có kiến thức sâu sắc gì gì đó… thì mềnh không tin đâu “.
- Veterans Day: Jim Thompson – người tù chiến tranh đã từng ở tù lâu nhất trong lịch sử nước Mỹ (FB Tin Không Lề). “ Ông mô tả trong cuốn sách Glory Denied như sau: 'Tôi bị đặt vào một cái lồng, rộng 2 feet (60 cm), cao 2 feet (60 cm) và dài 5 feet (150 cm). Tôi bị giam giữ ở trong đó bốn tháng, tay và chân bị xiềng xích' .”
KINH TẾ
- “BẪY” BÁN HÀNG ĐA CẤP: Sự tủi nhục của “đại lý” (NLĐ).

VĂN HÓA-THỂ THAO
Hà Nội cuối 1973- kỳ I (Vương Trí Nhàn). 
Dương bản LÊ HUY MẬU (Lê Thiếu Nhơn). 
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
“SEMBRA UNA VESPA!” (FB Mạnh Kim).

XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
QUỐC TẾ
---------------
2 -  Đttl - NLG

Tổng thống Nga cúi đầu trước vòng hoa mang quốc kỳ Nga khi đến viêng lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh


Câu chuyện văn hóa: VÔ CẢM TRONG BÃO

 SỔ TAY THỜI SỰ NLG NGÀY 13/11/2013  (thứ tư)

1/ Lược thuật một số thông tin 

1.Thảm họa ở Philippines trầm trọng hơn bao giờ, nhìn những hình ảnh tang thương và hổn độn càng thông cảm với những người lâm vàocảnh màn trời chiếu đất, thiếu thốn từ miếng ăn, nước uống..thật thê thảm. 
 nguyen2841-309079-964338-8702-1384233322
Trước khi đề cập đến những vấn đề chính trị phức tạp, hãy ra tay cứu giúp nhân đạo...thế mà"Nhiều dân TQ không muốn viện trợ cho Philippines"nghe mà buồn, một dân tộc có GDP đứng hàng thứ hai thế giới mà trình độ dân trí hẹp hòi, chỉ có thế ư ?
2."Trí thức, nhân sĩ, cử tri của thành phố Hồ Chí Minh gửi thư cho Đoàn đại biểu quốc hội Tp HCM đang tham dự kỳ họp Quốc hội lần thứ 6" lên tiếng cảnh báo" những nhà lãnh đạo Đảng, Quốc hội và cả hệ thống báo chí và truyền thông Nhà nước vẫn nói rẳng bản Dự thảo Hiến pháp và Luật Đất Đai đã được tuyệt đại đa số nhân dân đồng tình, nhất trí và quyết định cho biểu quyết để thông qua bằng được Bản Hiến pháp và Luật Đất đai trong kỳ họp này, bất chấp những ý kiến của nhiều đại biểu, quay lưng lại với đòi hỏi của đông đảo cử tri trong cả nước. 
 https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhFDdYiSx_8iCUnGtWA9WfdZ7D37ouDBNZXjzXKX05eaZzopvarQQeGO59XJ-RtHqh9S6kPHO3vHR4s-mRy730B6S61jdMHMdOhXMo6m8_4bNnh5Yf3K0cmX3MLhZjqaboTI46jlLqfxvY7/s1600/HP_NHT.jpg
Nếu vội vã thông qua Hiến pháp và Luật Đất đai khi còn quá nhiều điều bất cập thì đó là một sai lầm mà cái giá nhân dân ta phải trả là quá lớn, đất nước sẽ lại phải lún sâu vào khủng hoảng, trước hết là khủng hoảng lòng tin". Đề xuất một ý kiến khá táo bạo, rằng "Để hậu thế có cứ liệu mà đánh giá một cách chuẩn xác và nghiêm minh, chúng tôi Kiến nghị các đại biểu Quốc hội của thành phố Hồ Chí Minh chúng ta sẽ đi trước một bước, công khai danh tính gắn liền với quyết định bấm nút biểu quyết thông qua hay phủ quyết bản Hiến pháp sửa đổi và Luật Đất đai. Làm như thế, mỗi đại biểu Quốc hội sẽ phải đối diện với chính mình, đối diện với "sự nghiêm túc tự vấn lương tâm và trách nhiệm" như đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm đã phát biểu trong phiên thảo luận ngày 24.10.2013, trước khi đối diện với sự thẩm định của cử tri, sự phán xét của lịch sử" đồng thởi yêu cầu" Ban Dự thảo Sửa dổi Hiến pháp và lãnh đạo Quốc hội trả lời rõ lí‎ do không chấp nhận 7 điểm mà chúng tôi đã nêu lên trong "Kiến nghị 72" gửi đến QH này 19.1.2013 . Nếu không công khai và minh bạch điều này tức là không tuân thủ Nghị quyết của Quốc hội ngày 23.11.2012 nêu ở trên, cũng có nghĩa là không có đủ cơ sở để tạo sự đồng thuận xã hội, không thể đưa ra biểu quyết thông qua Hiến pháp được". Cùng lúc, anh Hạ Đình Nguyên, một cây bút sắc sảo, là người xuất thân từ những cuộc đấu tranh của SVHS ở miền nam trước đây, anh viết ”Nhân vụ án Nguyễn Thanh Chấn, nghĩ đến Quốc hội và cuộc “ép cung” toàn dân tộc(BVN), nói rằng "Cái ngu dốt, cái thành tích để tiến lên cõi quan trường bây giờ đã nâng lên một tầng cao và trở thành niềm tin. Và niềm tin đó được cùng nhau củng cố trong một hệ thống. Sự lừa dối đã mặc bộ y phục công lý hoàn chỉnh, sự bất lương thì ẩn dưới niềm tin..."
 http://sohanews2.vcmedia.vn/2013/donkeuoan-eb0d0-crop1383880547419p.jpg
"...Bất ngờ 10 năm sau[khi anh Chấn bị kết án chung thân vì tội giết người], cái luận lý biện chứng hùng hồn như đinh đóng cột vang lên ở các chốn công đường, bây giờ bỗng đổ vỡ ra từng mảnh. Có lấp liếm sửa thế nào thì mọi chuyện cũng đã bay qua, ông Chấn đã 10 năm cơ thể hao mòn, sinh lực cạn kiệt, gia đình điên đảo. Cái tụt hậu toàn diện ấy của gia đình ông không thể gỡ nổi...Ông Vũ Đức Khiển, nguyên chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội, đòi hỏi phải tiến hành thủ tục để minh oan! Không, vì chưa đủ. Đúng ra phải là lời thú tội chân thành làm gương cho kẻ khác! Và lời thú tội phải diễn ra trên diện rộng, toànngành tư pháp. Vì hệ thống ấy đã tạo nên những con người không đủ lương thiện và không đủ chuyên môn. Cái cốt cách thiển cận không mang nổi sự lếu láo của “hồng và chuyên”. Hạ Đình Nguyên nêu lên một sự thật đau lòng, hỏi thẳng vào những quan tòa xử án oan sai và cả hệ thống tư pháp nhà nước, rằng"Ai có thể lay chuyển để khơi dậy lương tri của những con người như thế? Và để làm gì chứ? Họ nói họ đã quên rồi, họ đã chuyển “công tác” khác… Thật đơn giản! Sở Khanh dù lẩn trốn hay ngồi tù, Tú Bà vẫn y án đòn roi. Cái oan của Nguyễn Thanh Chấn, cũng đơn giản như cái sai của Dương Chí Dũng, vốn là điển hình trong muôn một của ngành Tư pháp và ngành Hành pháp, vì có cùng một nguồn gốc, và hậu quả như nhau. Vì ông Chấn có ra tù, ông Dũng có vào tù, thì đau khổ ông kia cũng đã nhận, tiền ngàn tỉ của quốc gia cũng đã mất. Và ngành Lập pháp – các ông bà nghị hôm nay đang hùng hổ trong Quốc hội – tiếp tục kiên định lập trường thông qua dự thảo sửa đổi Hiến pháp – một bản án có tính thời đại trên hồ sơ ép cung dân tộc – đã được sắp đặt và dàn dựng,mặc cho đơn khiếu nại, phản đối và tiếng gào thét kêu oan của dân chúng diễn ra khắp nơi. Mai kia, đất nước có tụt tận đáy loạn ly, thì họ – những kẻ bạo hành ép cung dân tộc – vẫn ngồi trong căn phòng nhỏ của ngôi nhà to của mình, mắt mờ chân run, chẳng đáng để làm gì (như đã và đang thấy)! Và họ chẳng cần quan tâm hậu thế phê phán ra sao, mụ mẫm ngồi trơ ra đấy, dù lịch sử có ghi lại vết nhơ.
Họ vẫn sắp nhấn nút “y án”!
Một bản án định mệnh của dân tộc!" 

 http://www.baobinhdinh.com.vn/viewimage.aspx?imgid=8078
3. Tổng thống Liên bang Nga thăm Việt Nam cấp Nhà nướclà sự kiện chính trị-ngoại giao nổi bật trong ngày hôm qua với chuyến đi ngắn ngủi của ông Putin. 
Qua bản Tuyên bố chung đề cập đến nhiều nội dung phong phú hòng làm phát triển quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt-Nga chứng tỏ chuyên viên các cấp của hai nước đã chuẩn bị chu đáo, trong đó  đặc biệt việc sản xuất vũ khí, hợp tác quốc phòng và xây dựng nhà máy điện hạt nhân...là những điểm nhấn, như có nhà báo ví von "Putin là lái súng vô liêm sĩ". Đúng, sai...còn là chuyện phải kiểm chứng và theo dõi thêm nhưng với hệ qui chiếu, tiêu chuẩn trong quân sự thì xưa nay VN vẫn sử dụng khí tài quân sự của Nga(và một phần của TQ) vì vậy...làm sao có thể thay đổi trong một sớm một chiều?! Liệu hai nước Việt-Nga có "đồng sàng dị mộng" khi nhìn vào  chủ trương/chính sách "thân thiện" Nga-Trung gần đây trong khi"Việt Nam là khách hàng nhập khẩu vũ khíhàng đầu của Nga" và là đối tác chủ yếu về khai thác dầu mỏ ngoài khơi của nước ta.
4. Điểm sáng của hai ngày Hội thảo v/v biển Đông tại Hà Nội
là tham luận của Giáo sư Clive Symmons đến từ Trường Luật, Đại học Trinity, Ireland, bác bỏ tính pháp lý của đường lưỡi bò của TQ với đề tài "Các quyền và Quyền tài phán đối với Tài nguyên và Nghĩa vụ của các Quốc gia ven biển: Hiệu lực của các Tuyên bố về Quyền lịch sử" được tường thuật trong bài"Đường lưỡi bò" trên Biển Đông: Không thể dựa trên học thuyết quyền lịch sử(DT). 

 http://dantri4.vcmedia.vn/digNE15ccccccccccccF/Image/2012/10/123-5c14d.jpg
Bên cạnh đó,Tiến sĩ Ralf Emmers thuộc Trường nghiên cứu Quốc tế S.Rajaratnam, Singapore, cũng cho rằng, đường lưỡi bò cũng như yêu sách của Trung Quốc là vấn đề có liên quan đến luật pháp quốc tế. Không một quốc gia, cường quốc nào có thể áp dụng luật riêng của mình. Ông hy vọng rằng các cơ truyền thông có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc nhấn mạnh và truyền tải lời kêu gọi của giới học giả đối với Trung Quốc về trách nhiệm thực thi luật pháp quốc tế". Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia nước ngoài cũng đã lên tiếng Hội thảo biển Đông lần 5: Không loại trừ bùng nổ xung đột(TT) ....vì TQ ngày càng leo thang yêu sách ngang ngược, vô lý của mình ở biển Đông trong bài " Sự chuyển màu của TQ ở Biển Đông"...như  nhận định của Chuyên gia Ralf Emmers (người Mỹ) , rằng" Tôi đã có thời gian nghiên cứu về yêu sách quyền lịch sử của TQ và tôi cũng đã chia sẻ ý kiến của mình trong Hội thảo Biển Đông tại Hải Nam trong thời gian vừa qua.Theo tôi, yêu sách quyền lịch sử của TQ rất mập mờ và có thể gây ra nhiều vấn đề nếu ta xem xét dưới góc độ Luật pháp quốc tế, bởi vì quyền lịch sử là một vấn đề được xem xét rất là hạn chế trong Luật quốc tế và chỉ được quy định rất ít ỏi trong Công ước luật biển 1982. Đối với yêu sách quyền lịch sử của TQ trong thời gian vừa qua đã có sự thay đổi, ban đầu TQ chỉ giới hạn quyền lịch sử, quyền đánh cá, sau đó TQ thay đổi cả yêu sách đối với nguồn tài nguyên dưới đáy biển bao quanh 200 hải lý của quần đảo Trường Sa và tôi nghĩ đây là diễn biến tiêu cực có ảnh hưởng  tới quá trình giải quyết tranh chấp."
5.Chống tham nhũng: Vừa cần xử lý nghiêm, vừa cần chế tài mạnh(VGP) là đề tài được nói nhiều mà chả làm bao nhiêu , nghe đến phát ngấy!

  

Thực vậy, "Đối thoại về phòng, chống tham nhũng" lần thứ 12 rồi mà tệ nạn này ngày càng phát triển theo chiều rộng lẫn bề sâu là sao vậy ông Huỳnh Phong Tranh? Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh"để phòng, chống tham nhũng đạt hiệu quả, một mặt cần ngăn chặn và xử lý nghiêm những công chức, viên chức nhũng nhiễu, nhận hối lộ; mặt khác phải có chế tài đủ mạnh để răn đe, xử lý hành vi đưa hối lộ, đặc biệt cần nghiêm khắc đối với những doanh nghiệp coi hối lộ như một “giải pháp” trong kinh doanh, một cách thức để tạo lợi thế, hình thành “nhóm lợi ích”, tức là "Vấn nạn tham nhũng: Tại anh, tại ả...?" huề cả làng, chẳng phải là lỗi hệ thống !!!  Ngụy biện để lấp liếm như vậy thì tham nhũng chỉ có tăng là đúng thôi. Không hiểu Pttg NX Phúc hay ông Thanh Tra Nhà nước HP Tranh có biết: "Hiện nay, hệ thống pháp luật về chống tham nhũng đã trở nên dày đặc: Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 158 nghị định, 162 nghị quyết; 80 quyết định liên quan đến các biện pháp phòng ngừa tham nhũng" với biết bao cơ quan  Đ. , NN  tham gia, vào cuộc vậy mà...kết quả lại bị "âm"(!). À không biết dạo này Ông Bá Thanh đi đâu mà chẳng thấy ho he...hay là đang bận để chuẩn bị "hốt" con sâu "bự" nào đây?
6. Hình thành “Nhóm lợi ích thân hữu” (TT)là chuyện bây giờ mới biết? Xăng dầu, điện, nước, xây dưng, giao thông, y tế...mà không có các nhóm này thì quan làm sao có "ăn" và "ai" làm không công nhỉ? 

 http://motthegioi.vn/wp-content/uploads/2013/10/tham-nhung2.jpg
Nói lui, nói tới...cũng cái ông HP Tranh, đặt doanh nghiệp vào cái tội "hối lộ" để che bớt thói tham ăn của quan viên nhà nước trong khi Đại sứ Vương quốc Anh, ông Antony Stockes, cho rằng với bất cứ quốc gia nào, sức khoẻ của nền kinh tế có thể bị chậm lại nếu có tham nhũng. Đối với Việt Nam, tham nhũng có tiềm năng phá hoạt rất lớn và nền kinh tế, DN có thể trở thành nạn nhân của tham nhũng. Hơn 70% doanh nghiệp đều phải nộp tiền, phí lót tay đấy mấy ông ơi.
7.Sự phá sản của mô hình tập đoàn kiểu Vinashin (RFI)cũng là sự phá sản của "định hướng XHCN" trong sách lược "quả đấm thép" ảo tưởng. Sau một thời gian dài được tuyên dương như là những “quả đấm thép” của nền kinh tế Việt Nam, mô hình tập đoàn theo kiểu Vinashin rõ ràng là đã bị phá sản. Không chỉ Vinashin, mà nhiều tập đoàn khác của Nhà nước cũng trong tình trạng nợ nần chồng chất vì làm ăn thua lỗ và quản lý kém cỏi, như trường hợp của Tập đoàn Vinalines. Sự phá sản này không phải chỉ là do những sai phạm của các lãnh đạo tập đoàn, mà còn do các vấn đề mang tính cơ cấu của mô hình tập đoàn, đặc biệt là vấn đề quản trị và minh bạch.Trước hết, việc chuyển Vinashin từ mô hình tập đoàn Nhà nước thành tổng công ty Nhà nước đang đặt ra nhiều câu hỏi, nhất là về vấn đề nợ của tập đoàn này, lên tới 86 ngàn tỷ đồng, chưa kễ các khoản lỗ tổng cộng hàng ngàn tỷ đồng, như nhận định của kinh tế gia, tiến sĩ Lê Đăng Doanh. Bài viết đi sâu hơn phân tích sự phá sản của tư tưởng xem  Kinh tế nhà nước là chủ đạo, rằng "Với những yếu kém nghiêm trọng ... kinh tế Nhà nước có còn xứng đáng đóng vai trò “chủ đạo” hay không? Cho tới nay, chưa có văn bản pháp luật nào quy định một cách rõ ràng về khái niệm kinh tế Nhà nước. Một số chuyên gia kinh tế còn cho rằng vẫn có sự nhầm lẫn giữa kinh tế Nhà nước với doanh nghiệp Nhà nước, như lời tiến sĩ Lê Đăng Doanh.“ Nội hàm của khái niệm kinh tế Nhà nước chưa rõ ràng. Kinh tế Nhà nước bao gồm những gì? Kinh tế Nhà nước có phải chỉ là các doanh nghiệp Nhà nước hay không? Và nếu như kinh tế Nhà nước bao gồm cả tài nguyên, rừng biển, lại bao gồm cả ngân sách, bảo hiểm, thì khái niệm đó có sự lẫn lộn giữa các bộ phận của chính phủ với bộ phận của doanh nghiệp. 
Kinh tế Nhà nước chủ đạo là khái niệm rất xa lạ với kinh tế thị trường. Trong nền kinh tế thị trường, người ta phát huy tối đa cái năng động, tính nhanh nhạy, sự tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp tư nhân. Nhà nước chỉ làm những gì mà khu vực tư nhân không thể hoặc không muốn làm, để bảo đảm cho kinh tế thị trường hoạt động một cách trôì chảy, hiệu quả hơn. Tức là Nhà nước có thể tạm thời đảm nhận việc sản xuất điện. Nhưng trong tương lai, khi khu vực tư nhân mạnh lên, thì Nhà nước sẽ dần dần nhường khu vực đó cho kinh tế tư nhân. Nếu khẳng định ngay từ bây giờ kinh tế Nhà nước là chủ đạo, thì kinh tế tư nhân làm sao có thể cạnh tranh được. 
Vả lại Việt Nam hiện đang đàm phán gia nhập TPP, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương. Trong chương nói về doanh nghiệp Nhà nước, TPP yêu cầu là các doanh nghiệp Nhà nước phải được đối xử một cách công bằng, công khai, minh bạch và không được có ưu đãi. Nếu có ưu đãi thì lập tức các doanh nghiệp có thể kiện Nhà nước ra toà. Điều đó không phù hợp với cái gọi là “kinh tế Nhà nước nắm vai trò chủ đạo”, nhất là khái niệm này hiện vẫn chưa được định nghĩa một cách rõ ràng ”. 

http://dantri4.vcmedia.vn/Ic3EyFHpPWFvMJOJFocc/Image/2011/11/TKT11_69069.JPGTóm lại, việc chính phủ Việt Nam cuối cùng phải chuyển Vinashin từ mô hình tập đoàn xuống thành mô hình tổng công ty cho thấy sự phá sản không chỉ của mô hình tập đoàn kinh tế, mà còn của toàn bộ cái gọi là vai trò “chủ đạo “ của kinh tế Nhà nước.

8.Điều tra nghi án Nam Cường thuê xã hội đen 'dọa' dân" mới thấy xã hội đen đã trở thành những tay  đã cá lăn dưa, đang làm tay sai cho bọn...nào đây để trấn áp người dân? 

 2/Những bài viết đặc sắc(tư liệu)

 

http://dongphungviet.files.wordpress.com/2013/02/021.jpg
 http://files.myopera.com/nhatvanguyet/blog/asiasentinel-file316441.jpg
 
 
 
 Các nước cần tuân thủ Luật biển DOC
Ông Dương Phúc Thịnh sau 3 năm tù oan
 Đó là câu hỏi day dứt mình suốt từ khi xảy ra vụ án oan thảm khốc của ông Nguyễn Thanh Chấn.

 

Các đại biểu Quốc hội bấm nút biểu quyết thông qua nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội 2014 tại hội trường sáng 11-11 - Ảnh: V.Dũng

Nam Cường

Điều tra nghi án Nam Cường thuê xã hội đen 'dọa' dân" 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét