Thứ Hai, 30 tháng 11, 2009

Nghiện thơ

Bây giờ hình như anh em nhà thơ trẻ không nghiện đọc thơ như thời của mình và lớp đàn anh của mình nữa. Có thể thời này đời sống chảy xiết hơn, anh em ít có điều kiện đàn đúm. Thêm nữa việc in thơ dễ dàng, không có tiền in sách thì post lên blog một phát cả vạn người đọc,  nhu cầu truyền khẩu thơ cũng vì thế mà giảm sút chăng?


 Ngày xưa in được bài thơ khó lắm, anh nào một tháng có bài thơ in là mừng lắm rồi. Gửi thơ đi rồi, ngồi phấp phổng chờ cả tháng, thấy tên mình xuất hiện ở hộp thư càng phấp phổng tợn, nếu quen ai ở toà soạn gọi điện nói số tới đi bài ông đấy, tâm hồn lúc đó treo ngựơc cành cây. Mỗi tháng toà soạn nhận ngót nghét ngàn bài thơ, chỉ in chục bài, lọt vào cái top ten ấy không mừng sao đựơc.


            Người chăm gửi thơ nhất nước là Trần Hữu Nghiễm ở Cà Mau, cho đến nay chưa thấy ai hơn. Những năm tám mươi chín mươi tìm đọc hộp thư của bất kì tờ báo nào đều có tên Trần Hữu Nghiễm, anh thật tài, báo nào mới ra anh cũng biết. Một hôm mình nhận được tờ Đặc san Ngân hàng Quảng Trị, mình ở Quảng Trị mà không biết nó ra khi nào, thế mà anh ở tận Cà Mau đã  kịp có tên trong hộp thư rồi.  Đến cả tờ Vật lý Việt Nam cũng có tên anh trong hộp thư, thất kinh.


            In được bài thơ là vui chứ xưa nay chưa ai sống được bằng nhuận bút thơ cả. Cứ theo cách gửi thơ của Trần Hữu Nghiễm thì nhuận bút một bài  thơ không đủ tiền tem thư anh gửi thơ đi hàng tháng tháng.


            Làm ra bài thơ không ai đọc cho nghe cho thì khó chịu lắm, cứ bứt rứt không yên. Gửi thơ đi, chờ người ta in cho thì lâu lắm, thế là nhát định kiếm cớ đàn đúm để đọc thơ.  Xưa cuộc rượu nào có mấy anh nhà thơ nếu không có đọc thơ thì chưa ra cuộc rượu.


            Ngồi uống cứ nhấp nhổm chờ ai đó nhắc đến tên mình, nói ông có bài nào mới đọc cho anh em nghe đi, có người nghe vậy liền háo hức đọc ngay, có người thì giả đò khiêm tốn, nói cũng có nhưng sợ không hay, đợi người ta nèo thêm chút nữa, tóm lại rồi đọc cả.


            Vừa đọc vừa ngó liếc mặt người nghe, thấy người ta chăm chú thỉnh thoảng gật gật đã sướng, nếu ai đó chậc lưỡi, đập đùi khen câu này câu kia hay thì sướng muốn chết, lại tương bài khác ngay. Có người vì thế mà tương cả chục bài. Chiếu rượu thơ cũng giống blog, không khen được thì thôi chứ ít ai chê, gì chứ  đựơc khen thì nghe không biết chán, ít ai thấy khen sai, toàn thấy khen đúng không thôi, hi hi.


            Được khen, được hưởng ứng thì dễ nghiện ngập lắm, xưa mười anh làm thơ thì có 8, 9 anh nghiện đọc thơ. Nam Bộ có tục uống rượu vòng, một bát rượu truyền tay uống một vòng, rồi lại sang vòng khác, tục ấy được các áp dụng cho chiếu rượu thơ, rượu truyền tay thơ truyền miệng, rượu càng say thơ càng bốc, nhiều khi thâu đêm suốt sáng.


            Năm 1988 Phùng Quán vô u Huế chơi, anh đi đâu có chiếu rượu thơ ở đó, lại uống rượu vòng đọc thơ vòng. Rất nhiều lần tại nhà anh Tường ( Hoàng Phủ Ngọc Tường) có chiếu rượu thơ, hầu hết là các nhà thơ khét tiếng ở Huế , rượu và thơ cứ thế tuôn ào ào.


 Anh Quán cầm còn dao phay đi vòng vòng quanh chiếu rượu, chỉ định người đọc thơ, nói đọc thơ dở là xử trảm. Người nào đọc thơ xong anh đều dơ dao lên phồng mang trợn mắt, nói trảm được không. Mọi người kêu lên, nói không không, thơ hay thơ hay. Tóm lại ai cũng được tha chém, lại còn được khen thơ hay, sướng củ tỉ.


            Năm 1989 Bình trị Thiên chia tỉnh, chia gì thì chia chứ văn nghệ chẳng bao giờ chia, một hôm các nhà thơ ba tỉnh tụ cả về thị xã Đồng Hới, được tỉnh uỷ đón tiếp rất trọng thị, anh Quán cũng có mặt hôm ấy. Bí thư tỉnh uỷ nói chuyện dài quá, anh em ngồi nghe hơi oải, anh Quán dơ tay vụt đứng lên, nói báo caó đồng chí Bí thư, rồi anh nhoẻn miệng cười gãi tai hạ giọng, nói anh em sèm đọc thơ quá rồi. Bí thư tỉnh uỷ cười to, nói vâng vâng, mời các đồng chí. Cuộc thơ hôm ấy anh Quán làm MC rất xôm trò, anh em được một bữa thơ đã đời.


             Tuy nhiên nhiều người nghiện ngập đọc thơ quá, hễ có thơ mới là xách xe chạy rong, quyết tìm người bày rượu đọc thơ cho kì được. Có anh vào cuộc rượu chẳng biết người ta đang nói chuyện gì, cứ ngửa cổ đọc thơ nói cười khơ khớ, vô duyên cực. Có anh chẳng cần chiếu rượu, gặp nhau hỏi thăm chiếu lệ, rồi bất kể đứng ngồi ở đâu, người ta có thích nghe hay không, khoa chân múa tay đọc liền mấy bài, chán ốm.


            Dần dà người ta đâm sợ chiếu rượu thơ, nhiều khi thấy vừa vô duyên vừa vô nghĩa. Ai gọi đi nhậu mà nghe nói có ông A ông B nghiện đọc thơ lắm thì thế nào cũng viện cớ từ chối. Thế cùng không chối được thì đến ngồi ké vào, đến giờ đọc thơ thì mắt trước mắt sau kiếm cớ chuồn liền thẳng.


            Còn nhớ năm 1988 ở Huế, mình với anh Nguyễn Trọng Tạo, Ngô Minh, và vài người nữa quên mất rồi, ngồi quán rượu chị Phước thì Lý Hoài Xuân ghé vào. Vừa ngồi xuống anh đã nói có mấy bài thơ mới làm, đọc cho anh em nghe nhé. Anh Tạo nói mày muốn đọc thơ thì bỏ tiền ra trả nhuận nghe cho tụi tao, một bài ba ngàn.


            Tưởng Lý Hoài Xuân tự ái, ai dè anh lẳng lặng bỏ ra ba ngàn, thản nhiên đọc một bài thơ. Anh em vừa cười vừa khen hay hay, Lý Hoài Xuân lại bỏ ra sáu ngàn đọc thêm hai bài nữa. Anh em lại khen hay hay- tất nhiên hi hi- anh Xuân sướng định đọc thêm nữa, anh Tạo nói thôi thôi, chừng đó tiền tụi tao uống nhoè rồi, mày không phải đọc thêm nữa. Thế mới biết ngay các nhà thơ cũng ngại nghe thơ nhau, đừng nói người ngoài.


            Cái gì cũng vậy, cứ quá đi là mất hay. Tình trạng nghiện thơ, nghiện đọc thơ, nghiện in thơ đang gia tăng đến mức báo động. Cứ nhìn vào danh sách đơn xin vào Hội nhà văn thì biết, có đến 90% là của các nhà thơ, hàng năm có đến mấy trăm nhà thơ xin vào hội. Kinh.


 Không biết có ai đó nói về tình trạng lạm phát thi ca, hình như là Nguyễn Huy Thiệp, nói đại ý ở đâu cờ bạc và thi ca phát triển ở đó nghèo đói là cái chắc. Anh Đỉnh ( Trung Trung Đỉnh) thì cười hì hì, nói kiểu này Hội nhà văn phải lập trại cai nghiện thơ, không thì chết, nguy lắm nguy lắm.

Chủ Nhật, 29 tháng 11, 2009

Choosing Big Lights: AlienBees

The last installment of the Big Lights series is a look at AlienBees, a very popular line of studio strobes available in the US -- and recently, in Australia/NZ. But before I get into them, I will preface the post with this:

Early this fall when it came time for me to pull the trigger, I was having a very difficult time deciding between the Elinchrom Quadras and the Profoto Acute line. So I decided to go with a very comprehensive set of AlienBees.

Confused? Lemme explain…
__________


An Inexpensive Way to Learn

Having spent a significant amount of time deciding on which line of flashes I was going to marry, I realized that my main unknown was not so much the gear itself but rather my not knowing what kind of a big lights photographer I was.

My experience with the bigger flashes falls mostly in the neighborhood of nuking large areas -- gyms, large interiors, etc. And that is not the kind of thing I want to do, going forward.

I had grown much more comfy with my SB's than I was with my WL 600s, and that scared me. Not from a standpoint of inexperience but from that of not knowing exactly how to distribute what would amount to a big chunk of cash when buying lights.

So I decided I would date the AlienBees before deciding which flash system I wanted to marry. And who knows, if the AlienBees proved sufficient my wallet would come through the process largely unscathed.

And not knowing what I wanted, I bought ... everything.


Cheaper by the Dozen

By themselves, the lights and modifiers are inexpensive. But there are also quantity discounts to be had. Buy four flashes, as I did, and you get 20% off of every accessory you purchase at the same time. Which almost makes them free to test drive.

This is because, unlike your late-model digital camera which just lost $100 in value as you read this sentence, flashes hold their value very well. And new gear bought at a 20% discount will pretty much get you your money back on eBay whenever you are ready to sell. Which was my plan.

I bought three AB800s, an AB1600, stands, booms, strip boxes, a soft box, beauty dish, grids for the boxes and dish, tele reflectors -- pretty much everything that was for sale on the site, it seemed.

I did skip the remotes, as I am already full up on PocketWizards Plus II's. But when I was done I still had not managed to rack up a $3,000.00 total, as the 20% off added up to some pretty big savings.

And why not go crazy? My thinking was (and still is) that I could use them for months at almost no net cost. And if I liked them enough, I was done with my flash search.

It was a pretty heady day, getting the contents of a full studio delivered to the front porch by the UPS man. And over the last few months, I have learned a lot about AB's -- and about myself as a lighting photographer.


Likes, Dislikes

There is a lot to love about the ABs. At the top of the list, of course, is price.

You can get an AB800, with reflector, power cord and sync cord for $280.00. Which is about what it costs to see a movie in New York City. You can get the AB400 for $55 less, but that is a very small difference for one full f/stop. My advice is to skip it and go for the AB800.

This is ridiculous, silly cheap for a studio flash. So much so, in fact, that it has sort of blown the curve of what people think is an appropriate amount of money to spend on a big flash. Paul Buff sells direct only and manufactures by the boxcar load. He has created an entirely new business model in the industry.

Are they built like a Mercedes? No, they are not. But their service/repair policy is so generous that it does not really matter for many people. And they are sufficient for most uses, and that is what matters to their owners.

Buff also extends that "built good enough" ethic to his modifiers, with mixed results. Soft boxes, the dish, grids, and many other items I have found to be first rate and surprisingly heavy duty. The stands are serviceable, but are not what you would call confidence-inspiring. Also, his standard reflectors are ingeniously designed to accept a 7" grid without an accessory clip. But I would be happier if they were parabolic, rather than conic.

In short, the ABs allow you to jump in the pool for cheap. Try stuff -- heck, try it all -- and see what you end up using and/or liking. I especially like the Vagabond II, a $300 battery pack and pure sine wave inverter which will run (3) AC-powered AB800s on full power for 300 pops.

I bought two of them. I was like a shark in chummed waters -- I got that crazed look in my eyes that my wife gets when Ann Taylor has a 75% off sale at the mall.


What You Won't Hear

While I absolutely recommend experimenting in the shallow-priced AB waters, here is one thing you will not often hear said among AB owners:

"I just love the quality of the light..."

You hear that about Profoto, Elinchrom, Hensel, Broncolor, etc., But when AB/WL people start talking they usually come down to price and/or portability.

And you are not going to hear me rave about the gorgeous light quality either, because ABs do have a bit of quirkiness to them in that department. I can't quite put my finger on it or quantify it, other than to say that I am sometimes a little surprised by what I get from them.


So of course we did some testing. Here is a series, shot all of the way up and down the power range of a single AB800. They are not dead on, but neither are they grossly inconsistent. Maybe it's a UV thing? I really don't know.

And don't get me wrong -- I have been shooting assignments for months with these things with no complaints. And I still do not know if it is the lights themselves, or me not being fully used to them.

There are people (usually from expensive, prestigious photo schools) who turn up their noses and reject the AlienBees out of hand. That's ridiculous. They are the number one selling brand of studio flash, and for good reason. Similarly, there are people who are just as rabid in their support of the units.

I suspect that the truth lies in the middle somewhere. They are an amazing value, to be sure. But they are not the equivalent of a high-end Broncolor system, either.

And frankly, for the money I can live with a little quirkiness. I have some On Assignments coming up on which I used the AlienBees, so I will let you judge for yourself. It is a very subjective thing, light quality.


Want vs Need

What do I want? That's easy -- I want everything.

Which is pretty much what I bought. And exactly what I would not have been able to do with, say, Profoto. Not without knocking off a rich relative a commercial loan, anyway.

But what do I really need? That's a different story.

And that has been the most valuable part of my AlienBees experience -- learning what I need in a big light system as opposed to what I want.

Here's what I found out: Ninety percent of the time I shoot, I am going to be making a portrait and using two light sources. This is proving to be a transportable and predictable workflow from my speedlight shooting. Heck, it is probably because of my background working out of a waist pack that I have evolved that way.

Generally, it will be a restricted key and an on-axis fill of some kind -- ring, light off of a white wall behind me, umbrella behind the camera, whatever. Or maybe I will use ambient as a base and use one light as a key and other as a separator light. Usually as a rim light or a light on the background.

While sometimes I will use a third source, that is surprisingly rare. But having the third source gives you backup on the first two, which is very important. Any system you design should leave you without a single point of failure. Which is one reason I gravitate to monoblocs over pack-and-heads. And why six SB-800s in a small bag are more useful to me than one or two big monos.

Occasionally, I throw a lot of light sources at something. Just once in the last three months, shooting social media headshots for a local financial company, I used five sources. (But that was 3 AB800s, an AB ring flash and an SB800.) So maybe if I went with more expensive lights, I might have to miss out on an occasional job. Or just have to shoot differently. Or rent.

As an aside, the shot above was done using the three lights visible in the frame, and two more. The center light lit the background. The side lights lit each other. There was on-axis light from a ring. And an SB-800 on the ground shot a little up-light kicker to define the lights.

I may stay with the ABs, and I may not. But for less than the price of a single Profoto Magnum reflector, I have essentially been able to sort of "rent" a huge set of lights, stands and mods for months. That rental fee (net buying/reselling costs) was recouped many timed over on my first assignment with them. Which is why I am so pleased to have used them to discover how I want to light.


Learning from the Experience

Using what I learned from my drunken AlienBees gear orgy, I could now estimate with more confidence what I would need to buy should I decide to go with, say, Profoto.

I would want an AC pack, three lights (two regular heads, one ring) some pretty specific mods, and battery-powered packs to power at least two heads. And with the year-end specials Profoto is running, I am actually giving serious thought to pulling the trigger. If that seems strange, remember that I bought the ABs a while back, and that part of my reason in getting them was to evaluate both them and myself as a lighting photographer.

Here is the 40th Anniversary deal that is making me drool for Profotos: If you buy an Acute 600B (battery unit) or an AC-powered value kit, they throw in $1000.00 worth of accessories. Different countries have slightly different rules on the promo, so check if yo are interested.

This bonus appears to be stackable, too. So I could get two 600B packs, and an Acute 1200 value kit. For under $8k USD, that would give me two heads and the ability to run them on AC or battery power. My only single point of failure is the AC pack, and that is covered by the battery units.

And with the $3k USD in free accessories, I could get extra battery modules, a ring light head, a soft ring reflector (working with the Moon Unit has made that a must) grid reflectors and a Magnum reflector. I could get by with my ratty, 20-yr old White Lightning 7" grids that are pictured above. That is a setup I could live with for a long time. And I never would have been able to know that with any confidence without using a wide variety of AlienBees gear for several months.

Would I drop $8k for that? Absolutely.

And I am less concerned about the up-front price than I am about really knowing what gear I want to settle into. This is long-haul stuff -- a marriage. And I still have a month to decide before the special expires.

(Curse you, Profoto, for making the deal last up to the last minute of tax-spending season. That was evil. It's like a month-long test of fortitude, taunting me until New Year's Day.)


Back to the Bees

Do I regret jumping on the AlienBees? Not for a second. They have been very serviceable (not to say inspiring on all counts) and have provided some very valuable clarity for essentially no net cost should I decide to change horses. And I very well may stick with them for the long haul. I haven't decided yet.

If you have access to them (the AU/NZ distributorship is selling to surrounding Asian/Pacific countries, it appears) you can hardly go wrong as an entré into bigger lights. And given that they all have built-in slaves, they will definitely play nicely with your existing speedlights. (AB becomes main light, speedlights become fill/rim/background, etc.)


[UPDATE: The AU distributor of AlienBees confirmed that they are shipping to different countries, which will be good news for some of you who are outside the US.]


They are just so deliciously inexpensive. And with the (upcoming) "Einstein" versions, ABs get even more interesting as the light color issues are supposedly vastly improved. A lot of other improvements coming, too. I'll be keeping tabs on that.


Getting off of the Couch

Yeesh, I feel like I just went through a therapy session. And believe me when I say that is an honest a look as I can give you into my thought process on buying personal lights. And six months after I started, I am both well-equipped and yet strangely in limbo as to what I will do next.

So in some twisted way, I hope that this has been of at least some help. Hell, it probably just left some of you more confused. I am a little conflicted in that I now know enough to have prompted some questions I did not know to ask at the start of the process.

And I hope you AB/WL owners will sound off as to your experiences in the comments, good or bad. This is too important a decision to go on just one person's say so. Your opinions certainly will help others make better decisions.

Please share them with us.

Những chuyện có thật và bịa đặt của tôi 8

 Truyện dài


Tôi và tất cả những ai có tên trong cuốn sách này đều do tôi tạo ra, kể cả bố mẹ tôi.


 8. Người đem thông báo sửa sai,  tức quyết định tha mạng cho ba tôi về là anh Mỹ.  Bây giờ anh đang đứng khoanh tay nhìn ba tôi, cố cắn răng không khóc. Chỉ có anh Mỹ  là có bộ mặt nghiêm trang, bộ mặt của đứa trẻ mười lăm tuổi nghèo đói khiến cho già dặn. Vừa đến tuổi dậy thì đã ngụp lặn bơi lội tha hồ trong muôn vàn lớp sóng muôn năm và đả đảo, mặt anh vốn đã già dặn lại càng già dặn thêm.


 Anh Mỹ  vốn hồn hậu chất phác, hồn hậu chất phác từ lúc mới sinh ra cho đến già vẫn hồn hậu chất phác, chưa khi nào anh nghĩ về đời xa hơn một bước chân. Mãi tới khi người ta kính cẩn đeo trước ngực một thực danh, anh tôi vẫn không nghĩ về đời xa hơn một bước chân. Toàn bộ óc não của anh chỉ để chứa các loại kiến thức về vỏ trái đất, khiến anh trở nên một nhà địa mạo học danh tiếng, tuồng như mọi đau thương không hề để lại dấu tích trong bộ não đáng nể kia, kể cả những ứy ức  cay đắng nhất. Nhiều lần bị người đời giáng cho vỡ mặt, anh cũng không hề chứa chấp.


Ba tôi ngước nhìn anh Mỹ tôi, chờ đợi ở đứa con cả, niềm tin cậy vô song của ông, nói cho ông nghe rốt cuộc đã xảy ra điều gì trong khoảng thời gian ông rơi vào khoảng không hình trụ. Anh Mỹ tôi quỳ xuống, áp mặt lên ngực ba tôi, nấc lên một tiếng ba ơi. Anh khóc, lúc này anh mới khóc, tiếng khóc thầm da diết, cho biết anh yêu ba tôi biết nhường nào.


Ba tôi vẫn nằm cứng đơ, hình như ông đang cố nghĩ xem mình đã tỉnh hay vẫn còn treo lơ lửng trong giấc mơ hình trụ. Anh Mỹ gạt nước mắt, nói ba ơi, tỉnh có lệnh đình chỉ. Ba không có tội gì hết. Anh Mỹ  vừa dứt lời, ba tôi liền vùng dậy, hú lên một tiếng rất dài, nói Cách mạng muôn năm. Ba tôi chồm dậy, nói rứa a và nhảy ra khỏi chuồng bò, cứ thế chạy vòng quanh chuồng bò hết vòng này đến vòng khác, tay vung miệng hô Cách mạng muôn năm Cách mạng muôn năm, hệt một kẻ lâm bệnh cuồng loạn.


 Anh Tường, anh Thắng tôi thích thú nhảy cả tẩng theo ba tôi, hả hê tham gia vào cuộc mừng tái sinh điên dại của ông. Cả xóm Long Hòa vây kín chuồng bò, lặng lẽ đứng nhìn ba tôi rối rít chạy và hô, chạy và hô , phía sau là hai đứa con ông cũng  chạy nhảy cuống cuồng. Ai nấy nước mắt chứa chan.


Bác Thông gái gạt nước mắt chen đám đông đi vào kêu to, kêu rất to, to đến nỗi lạc cả giọng, nói muôn năm ai, anh Đạng ơi muôn năm ai, chết hết rồi anh còn muôn năm ai. Không ngờ tiếng kêu  như xé của bác Thông gái có tác dụng tức thì cắt đứt cơn cuồng loạn của ba tôi. Ông đổ sụp dưới chân mạ tôi khóc nấc lên, tiếng khóc nghẹn, rưng rức kéo dài cho đến lúc cả nhà tôi chìm trong giấc ngủ khuya khoắt một ngày vui đắng ngắt.


Với anh Mỹ mọi việc thế là xong, không cần phải nghĩ ngợi  Anh chẳng quan tâm thiên hạ đang bàn tán xôn xao việc ba tôi bất ngờ được tha bổng, trong vòng bảy mươi tám tiếng đồng hồ, từ tên tiểu tư sản phản động Nguyễn Quang Đạng nghiễm nhiên trở thành đồng chí chủ tịch Thị trấn Nguyễn Quang Đạng, tất cả là nhờ vào cú điện thoại kịp thời của nhân vật số sáu Chính phủ, nghe nói một thời là bạn chí thiết của ông.


 Một vạn hai quần chúng hôm qua còn hừng hực đả đảo ông hôm nay đã quầy quần bên ông, nói cười hớn hở như không hề có chuyện đả đảo bao giờ.  Bây giờ chỉ cần ba tôi khẽ hô muôn năm lập tức tất cả sẽ  rào rào muôn năm vô cùng háo hức.  Mặc kệ, anh Mỹ tôi không quan tâm. Chỉ cần ba tôi sống, muôn năm hay đả đảo mà ba tôi sống được cũng đều tốt cả. Ba tôi sống thế là xong, khỏi cần nghĩ ngợi xa xôi, khỏi cần nhớ đến những đau khổ đắng cay chính anh đã chịu đựng suốt bảy mươi tám giờ qua.


Bảy mươi tám giờ qua, thoạt tiên anh Mỹ  và mười chín thanh niên choai chọn lọc trong mấy trăm gọi là trí thức tiên tiến khắp 31 xã được điều động vào Đội cờ đỏ của Huyện nhà. Những ai học qua lớp 7, thuộc lòng Hằng đẳng thức đáng nhớ và biết chắc chắn Truyện kiều là của Nguyễn Du đều mặc nhiên coi là trí thức của Huyện nhà. Đội cờ đỏ là lực lượng trí thức tiên tiến. Lực lượng trí thức tiên tiến bao giờ cũng tiên tiến nhưng bao giờ cũng đáng ngờ, lẽ dĩ nhiên phải được kèm cặp bởi một người như Trần Ngô Đống tiên sinh, một nông dân tiên tiến.


  Trần Ngô Đống tiên sinh ở làng Đông, xuất thân nghề hoạn lợn. Người ta gọi Trần Ngô Đống tiên sinh là nông dân tiên tiến vì Tiên sinh  có khả năng thuộc lòng vô biên chỉ thị của cấp trên, cộng với khả năng tin tưởng sắt đá đối với cấp trên, bất kể cấp trên đó là ai, miễn là cấp trên.


Trần Ngô Đống tiên sinh không hề biết bất kì một chữ quốc ngữ nào nhưng chỉ cần ai đó đọc qua chỉ thị một lần Tiên sinh thuộc lòng được một nửa, đọc thêm lần nữa Tiên sinh thuộc lòng cả chỉ thị, nếu đọc đến lần thứ ba thì dù có cạo sạch vỏ não Tiên sinh cũng chẳng bao giờ quên.


 Vì thế Tiên sinh được giao phó một nhiệm vụ cực kì vẻ vang, vẻ vang đến nỗi ngay cả trong giấc mơ đẹp nhất của Tiên sinh cũng không thể có: quản lý và chỉ đạo đội ngũ trí thức tiên tiến của huyện nhà tham gia cuộc cải cách ruộng đất long trời lở đất, mở màn bằng cuộc đấu tố cũng long trời lở đất, nhờ đó Tiên sinh được vinh dự đút cu vào mồm tên điạ chủ ba đời nhà Tiên sinh đã làm thuê cho nó.


Anh Mỹ theo Trần Ngô Đống tiên sinh cả thay chín mươi mốt ngày, chỉ làm đúng hai việc: Đo đạc ruộng đất phát không cho nông dân và làm các báo cáo véo von cho lãnh đạo huyện đọc trước quảng đại quần chúng. Anh đã hoàn thành xuất sắc hai nhiệm vụ này, được lãnh đạo huyện xoa đầu khen giỏi, được Trần Ngô Đống tiên sinh luôn tặng cho chín chữ vàng hệt  chín chữ vàng ngọc Đội Trưởng đã ban ba tôi.


Anh nổi lên như một trí thức tiên tiến xuất sắc nhất trong số hai chục trí thức tiên tiến  của huyện nhà, được lãnh đạo tỉnh biết đến, đánh công văn điều động cán bộ về huyện, nêu đích danh Nguyễn Quang Mỹ làm ba tôi sung sướng đến phát khóc. Trần Ngô Đống tiên sinh tự hào hết cỡ, đi đâu cũng khoe tiên sinh đã đào tạo Nguyễn Quang Mỹ thành cán bộ của tỉnh.


Thực ra trong bụng Tiên sinh không phục lắm. Đáng lẽ người được điều động lên tỉnh là tiên sinh chứ không phải là thằng oắt con Nguyễn Quang Mỹ, bởi vì Tiên sinh thuộc nằm lòng hàng trăm chỉ thị của cấp trên, còn anh Mỹ một đôi câu cũng không thuộc nổi. Nhưng lãnh đạo mỗi nơi mỗi khác. Lãnh đạo tỉnh cần ngay, cần khẩn cấp thứ người có khả năng viết diễn văn mở đầu bằng “ Trong không khí dạt dào” và kết thúc bằng một câu lục bát chứa chan niềm tin tưởng. Thứ chữ nghĩa đó có đánh chết Tiên sinh cũng không làm được nhưng anh Mỹ thì thừa sức.


 Tiên sinh đành bấm bụng chế tạo ghen ghét thành niềm tự hào hết cỡ, cách thức mọi người của mọi thời ít nhiều đều áp dụng. Ở đâu Tiên sinh cũng nhắc đến anh tôi như một học trò xuất sắc của Tiên sinh.


Cho đến đêm 21 tháng tư năm 1953, đêm trước ngày anh tôi chuẩn bị khăn gói lên tỉnh nhận nhiệm vụ mới, bỗng nhiên Tiên sinh được lãnh đạo huyện ra lệnh phải quản lý khẩn trương Nguyễn Quang Mỹ, con trai tên  tiểu tư sản phản động Nguyễn Quang Đạng.


Thông tin Nguyễn Quang Đạng, một trí thức ưu tú của huyện nhà hóa ra là một tên phản động, gián điệp nằm chờ của Quốc dân đảng, được cơ sở báo lên lúc tám giờ đêm, chín giờ hai mươi Tiên Sinh nhận lệnh, chín giờ hai mươi bảy phút Tiên Sinh đã tống cổ anh Mỹ vào buồng giam không một lời giải thích.


Suốt đêm Tiên sinh tra khảo anh, nhằm moi ra cho bằng được bằng chứng về tội làm gián điệp cho Quốc dân đảng của ba tôi nhưng bất lực. Anh tôi không nói được, vừa không muốn nói vừa không biết gì để nói.


 Tiên sinh coi đó là thói ngoan cố bẩm sinh của những kẻ phản động có cùng huyết thống. Tiên sinh ra lệnh mười chín trí thức tiến tiến còn lại, mỗi người được phép đá một cú thật lực vào mặt anh Mỹ cùng với câu hỏi, được chỉ đạo phải nói làm sao vang lên niềm căm phẫn : “ Có khai không?”. Kết quả là anh Mỹ tôi hộc máu mồm ngất xỉu.


Tiên sinh lại ra lệnh mười chín trí thức lần lượt vạch quần đái vào mặt anh cho đến khi nào tỉnh lại. Lại bắt đầu cuộc tra khảo mới với câu hỏi oai hùng: “ Có khai không?” vang lên niềm căm phẫn của mười chín trí thức tiên tiến huyện nhà, mới hôm qua còn coi anh tôi như một tấm gương sáng chói.


Đến ngày thứ ba, dù có đái ướt hết toàn thân, anh Mỹ tôi cũng không thể gượng dậy được, thực tế anh chỉ là một đóng thịt nhão nhoét, bê bết máu, cái chết chỉ còn tính được từng giờ. Thế mà anh đã đứng vụt lên ngay tức khắc khi được tin công văn tỉnh đánh về thông báo ba tôi hoàn toàn vô tội. Thậm chí anh đã vụt chạy được hơn hai chục bước mới chịu đổ sụp xuống vũng nước động trước sân ủy ban huyện.


 Anh tôi không cần biết ở đâu ra cái công văn thần kì đó. Giờ đây anh chỉ có một ý nghĩ: làm sao kịp về nhà trước khi người ta đem ba tôi ra trường bắn. Lệnh đình chỉ đã có nhưng mới về đến huyện. Từ ủy ban hành chính huyện về đến ủy ban hành chính Thị trấn chỉ đúng chín trăm năm chục mét, nhưng công văn giấy tờ nhất nhất phải đi theo đường bưu điện, có thể hết tuần sau mới tới nơi.


 Một phát súng chỉ không đầy nửa giây trong khi đường công văn phải đi hết một tuần. Dù nghĩ về đời không xa hơn một bước chân, anh tôi vẫn thừa sức biết được điều đó. Có một sức mạnh vô hình đã vực anh tôi đứng dậy. Một sức mạnh vô hình khác đã mang anh tôi đi đúng chín trăm năm mươi mét, đến sát thềm ủy ban hành chính Thị Trấn. Anh tôi ngã sấp mặt lên bàn làm việc Phó chủ tịch Thị Trấn, vốn là một gã kéo xe lôi, xòe tờ giấy sửa sai đẫm máu và bùn đất ra, kiên trì chờ đợi Phó chủ tịch đánh vần cho bằng hết bốn trăm hai mươi bảy từ trong đó có hơn quá nửa số từ rỗng toếch, số còn lại mới thực sự cứu sống ba tôi.


Phó chủ tịch đọc xong, ngồi ngẩn đi hôi lâu, thở hắt ra, nói ua chầu chầu trúng trật tùm lum ai biết mô mà lần hè. Khi đó anh  tôi  mới chịu ngã vật ra bất tỉnh. Ấy là lúc ba tôi đang chìm trong giấc mơ hình trụ trong rặng trâm bầu làng Đông. Không ai có thể gọi ba tôi tỉnh giấc, người ta đành đặt ba tôi lên võng gánh ông về, gánh luôn cả giấc mơ hình trụ với vô vàn những cái mặt không đầu.


 Đến khi ông mở mắt thì lệnh tha bổng của cấp trên đã có ngay trước mặt, cứ y như ba tôi vừa chui qua cái ống hình trụ để tìm kiếm sự sống vậy. Thế là xong. Anh Mỹ tôi không nghĩ ngợi gì thêm nữa. Anh vui vẻ đi lên huyện, cũng vừa lúc Trần Ngô Đống tiên sinh một mình lủi thủi ra khỏi huyện. Lãnh đạo huyện lập tức điệu Tiên sinh về làng không một lời giải thích. Tiên sinh về đến làng  vẫn chưa hết ngơ ngác, nói đụ mạ,  cải cách chi lạ rứa bay.


 Nhưng Tiên sinh vẫn không thôi tin tưởng, không lẽ mấy trăm chỉ thị đã nhỡ thuộc lòng phải nhét vào xó bếp sao, tiên sinh vừa mài dao phay vừa ngẫm nghĩ. Nhất thời chịu khó hoạn lợn kiếm cơm, biết đâu có ngày lại được cầm dao thiến dái thiên hạ, Tiên sinh nghĩ thầm và an tâm hoạn lợn cho đến già.


 Đội trưởng được vội vã đưa lên huyện, đề phòng quần chúng nổi khùng sau sửa sai, một ngày sau ông biến mất tăm, đi đâu không biết, không một ai quan tâm, như là chưa hề có ông ở trên đời. Chỉ có ba tôi biết Đội trưởng đi đâu nhưng ông không nói. Đội trưởng rời khỏi huyện vào ban đêm, gặp ba tôi ở cổng uỷ ban huyện, Đội trưởng đi giật lùi, nói tui vô can nha đồng chí Đạng, huyện uỷ nói rồi tui vô can, dứt lời ông ù té chạy, phút chốc biến vào đêm đen.


 Chị Hiên đóng cửa chặt suốt ba ngày không dám bước ra khỏi nhà. Ba tôi tưởng chị tự tử, đạp cửa xông vào, chị quì sụp vái lấy vái để, nói ôi cậu Đạng ôi… tui đả đảo tui… tui đả đảo tui. Từ đó về sau chị đổ bệnh tâm thần, gặp ai chị cũng kéo lại ngó trước ngước sau thì  thà thì thầm, nói cách mạng nói không phải tui nói mô nha, cách mạng giết không phải tui giết mô nha.


Chừng ba tháng sau bụng chị phình to, ngày ngày chị ngồi ngạch cửa nhìn ra đường, hễ ai đi qua là chị đấm bụng bùm bụp, nói tui đả đaỏ tui, tui đả đảo tui. Có lẽ chị đấm bụng dữ quá, cái thai phải tòi ra khi chưa đầy sáu tháng. Khắp Thị trấn đồn ầm lên chị đẻ ra cái điếu cày.


Hết phần một.

Thứ Sáu, 27 tháng 11, 2009

Đọc sách Ký ức vụn

Phanxine


Tui là đứa thích đọc sách nhưng mà lười đọc sách. Tui có thú vui đi tha sách về nhà để lên tủ cho vui, xong một ngày đẹp trời lôi ra đọc. À không, một ngày xấu trời – chẳng hạn trời mưa không đi đậu được, không có internet, không biết làm gì đành lấy sách ra đọc. Chớ bình thường ít khi tui đọc sách lắm nha. Có nhiều cuốn tui đọc mấy năm trời mới xong (chẳng hạn cuốn T mất tích tui đọc suốt ba năm mới xong), nhưng có những cuốn tui đọc cái vèo là xong (chẳng hạn cuốn gần đây nhất không tính cái cuốn tui sắp review là Kira Kira). Không phải là sách dở tui đọc chậm mà sách hay tui đọc nhanh, mà tùy thuộc vào nhiều tình huống lắm. Chẳng hạn cuốn Kira Kira la cuốn dễ đọc, cộng với tui thích truyện con nít nên từ khi cầm nó lên đọc cho đến khi đọc xong chỉ có… 4 chuyến đi tàu điện từ trường đến Universal Studio xem phim thôi. Trong khi T mất tích tui chỉ chờ khi nào đi máy bay tui mới lấy ra đọc, mà thiệt ra có mấy khi tui đi máy bay đâu. Cả hai cuốn tui đều thích. Vì thiệt ra nếu không thích thì thôi tui dẹp luôn khỏi đọc.


Cái cuốn khó chịu mà làm tui đọc nhanh nhứt – tức đọc mà còn phải lật lại đọc lại đoạn đầu để nhớ ra ai là ai, sự kiện gì là sự kiện gì, xong còn đi kiếm luôn nguyên tác đọc, là cuốn Trần trụi với với chương của Paul Auster (New York Trilogy). Cuốn này hay ho lắm nha, để hôm nào rảnh rỗi tui review chơi.


Quay trở lại với cuốn Ký ức vụn của Nguyễn Quang Lập. Hồi mới về tui đi mua sách thấy cuốn đó mà không có mua nha, tại vì nghĩ trời ơi mua chi lên blog của tác giả đọc là được rồi. Xong rồi một hôm rảnh quá vô blog của NQL thì thấy trong đó nhiều thứ quá, có cái tui thích đọc có cái không, nên cuối cùng quyết dịnh ra mua cuốn đó…
Cuối cùng thì cũng đi mua. Mà người ta hết sách thường rồi. Còn sách đặc biệt thôi. Giá tới… 190.000/cuốn. Đặc biệt tự vì có chữ ký của tác giả đó nha các bạn. Hehehe, mới đầu lúc mở ra tui hết hồn tưởng là ông này tặng ai đó xong người ta bán lại đó chớ. Hồi xưa tui hay đi mua sách cũ đọc, nhiều cuốn trong đó có chữ ký tác giả gửi tặng bạn bè cũng bị quăng ra nhà sách cũ. Tui cầm mấy cuốn đó tự nhiên lòng nao nao nha, tại tui có một cái tính rất là mắc cười là ai tặng gì tui hay giữ lắm, không có cho đi cho lại đâu. Vì vậy tự nhiên thấy mấy cuốn sách người ta tặng nhau mà đem ra tiệm sách cũ là tui thấy buồn ghê gớm, không biết vô tình người tặng tìm thấy mấy cuốn này có buồn không ha…


Mới đầu tui lưỡng lự không biết có nên mua cuốn sách giá trị kia không (thiệt là mắc so với các sách có cùng độ dày nha), nhưng cuối cùng tui quyết định mua luôn tại vì tui nghĩ nói chung cũng nên khuyến khích việc in sách trong thời buổi internet nó tràn lan ebook. Tui vậy chứ dù hay đọc sách trên mạng (cho nó tiết kiệm) nhưng mà cuốn gì hay ho tui cũng hay mua một bản print để giữ, nhiều khi ko có mở ra đọc luôn đó. Để lên kệ hù cho người ta sợ vậy!
Cuốn Ký ức vụn là tập hợp những entry trên blog của Nguyễn Quang Lập. Nếu ai không biết thì tui giới thiệu sơ qua là anh ấy là tác giả của nhiều kịch bản phim, nổi tiếng nhất (tới nỗi giờ ông phát mệt với cái phim đó) là Đời Cát, gần đây nhất là vở Ngàn năm tình sử. Hồi xưa tui có đọc một tập truyện ngắn có tên là Đi tới nơi mặt trời hay đại loại gì đó không nhớ, nhưng sau khi đọc Ký ức vụn thì tui nhớ ra cuốn đó cũng của Nguyễn Quang Lập luôn vì trong Ký ức vụn có mấy mẩu chuyện làm tui nhớ tới một truyện ngắn trong đó có tên là Chuyện ở thung lũng Chớp Ri.


Cuốn này kể mấy chuyện cỏn con về những người mà Nguyễn Quang Lập từng biết – kiểu Những người sống quanh tôi. Có những người không nổi tiếng và có cả những người nổi tiếng. Viết giản dị vô cùng. Thân tình vô cùng. Đọc như có người ngôi tâm sự với mình. Có chuyện đọc như chuyện ngồi bàn nhậu mà kể. Có chuyện dọc như chuyện nửa đêm nằm thủ thỉ nhau mà kể. Chuyện đọc cười đau bụng – chẳng hạn chuyện Niệu liệu pháp (chuyện này tui biết nà, vì bác tui cũng quen ông Hoàng Phủ Ngọc Tường xong có thời cũng thử luôn hahahaha), chuyện đọc rơi nước mắt – những chuyện về bạn bè thời bé tí, hay chuyện về con chó Giôn, hay chuyện về thằng hai đầu gối, về đồng năm hào, có chuyện đọc thấy cay cả sống mũi vì đời cay nghiệt, có chuyện thì đọc xong thấy đắng cả lưỡi, có chuyện đọc nổi hết gai ốc (như Chuyện ma chẳng hạn)
Mà cái hay là mỗi truyện có một giọng kể khác nhau nhưng đọc vào vẫn biết đó là Nguyễn Quang Lập. Có nhiều thứ tui đọc mà sao thấy đồng cảm khủng khiếp. Có lẽ vì mẹ tui người Quảng Bình, tui nghe mẹ tui hay kể những chuyện thời bé, nên đọc những mẩu chuyện này tui cứ thấy quen thuộc. Cũng có lẽ vì những cái cười, cái khóc kia của NQL là những sự cay đắng với nhân tình thế thái, cười cái sự đời. Cũng có lẽ vì sự chân tình (nằm giữa hai chân thật) nằm trong từng câu chữ….


Kỳ lạ lắm nha, cái cuốn truyện ngắn Đi tới mặt trời tui đọc đâu chắc cả hai mươi năm rồi đó, hồi tui còn bé tí, mà sao tui đọc cuốn Ký ức vụn này tui nhớ rõ luôn cái giọng văn, cái câu chuyện của Chuyện ở Thung lũng Chắp Ri hồi lâu lắc. Như chuyện về cô giáo mà NQL yêu thương nhất, về những thằng bạn mà NQL quý mến nhất, về cả sự đê hèn khó đoán của con người ta, đều khiến tui nhớ đến cô giáo Thương, thằng Chơn, chú Dũng hay thầy Hoài trong cái truyện Chuyện ở Thung lũng Chắp Ri lâu lắc đó.
Ký ức vụn hay ở chỗ mỗi nhân vật trong từng câu chuyện đều được khắc hoạ rõ nét, đôi khi chỉ với vài ba chi tiết, nhưng cũng khiến người ta (tui) hình dung ra được rõ mồn một, mà họ không có đơn giản, họ cũng phức tạp, họ cũng có những nỗi niềm, những cái mặt nạ. Hình ảnh của những con người đó sao mà nó mạnh mẽ và đẫm chất điện ảnh đến thế, từ cái thằng hai đầu gối cõng đứa em đã chết lạnh trên lưng, vừa đi vừa nhún, nước mắt chảy hoà với máu, đến thằng Thanh thong thả mặc quần vào, đứng dậy đấm vào mặt ông chồng của con đàn bà nó vừa làm tình rồi mắng Mày đứng có vu khống, từ những kỷ niệm thật đẹp với Hà người bạn thưở ấu thơ đến bức biếm hoạ về ông bạn nhạc sĩ Tinh Túy, từ Hồng Ánh với những câu chuyện tình yêu rất buồn đến mức ước gì mình đi chích hoocmôn để thành đàn ông khỏi lo chuyện lấy chồng cho quách đến chuyện về Hoàng Phủ Ngọc Tường ước ao chỉ cần đi ỉa không cần ai giúp thôi cũng đã hạnh phúc.


Tui đọc cuốn này suốt hai ngày đi Lagi. Đọc không buông sách. Đọc xong đọc lại. Xong mò lên blog đọc comment của người ta về mấy cái entry được in trong sách…
(tính review 2012 trước mà thôi post cái này trước vậy)

Ký ức vụn một cách tự trào và hòa giải

Mai Anh Tuấn


Kí ức vụn, đến thời điểm này, có thể nói là một cuốn sách gây hứng thú vì những gì là nó và những gì về nó. Là nó, người ta nhận ra một giọng văn riêng, một cách tái cấu trúc kí ức riêng và đặc biệt hấp dẫn là những chân dung văn nghệ sĩ (mà tác giả gọi là Bạn Văn) rất riêng. Về nó, thì ngay từ khi còn tồn tại ở dạng entry blog, những mẩu chuyện này đã được đón nhận, bàn luận sôi nổi trên văn đàn mạng và khi thành sách, một lần nữa, nó lại gây sốt không kém mô hình các sách best – seller ở Việt Nam trước đây để cuối cùng, có lẽ rất hi hữu, tác giả cuốn sách, đã trao giải thưởng cho các bài viết, nói chung, có tính chất tán thưởng về cuốn sách của mình.


Bài viết này xin đề cập đến những khía cạnh khác mà bản thân người viết, với sự tập trung sâu hơn vào 25 chân dung Bạn văn, cho rằng quan trọng nhất khi tiếp nhận cuốn sách mang tên Kí ức vụn.


Trước hết, có thể coi Kí ức vụn là một dạng hồi kí, tức là tái cấu trúc kí ức của cá nhân về chính bản thân mình và những người mình từng gặp gỡ quen biết. Nếu “Những người bạn khó quên” hay “Người từng gặp” bị dìm kín trong phạm vi cá nhân nhỏ hẹp, nó chỉ có thể đại diện cho hoặc là một kiểu tính cách hoặc là một tuýp người xã hội mà tác giả đang muốn và có công dựng nó lên thành điển hình thì 25 chân dung Bạn Văn có phạm vi rộng hơn vì những nhân vật này, trước khi hội ngộ trong Kí ức vụn, ít nhiều đã được phác thảo chân dung đây đó. Cũng có thể khẳng định, chính sự nổi tiếng của những người trong Bạn Văn đã làm mờ đi tính chất thân sơ, cái điều mà tôi chắc rằng độc giả không mấy để ý, của mối quan hệ giữa người dựng chân dung và đối tượng được đặc tả. Tuy nhiên, với tư cách người trong cuộc, người dựng phải lẩy ra những chi tiết được coi là thuyết phục và hấp dẫn nhất để độc giả không nghi ngờ về kĩ năng hư cấu, điều tối kị trong thể hồi kí/tự truyện. Và chính nhờ chi tiết mà chuỗi kí ức vụn có dịp trỗi dậy như các chứng thực đáng tin để ráp nối nên nét chân dung mỗi một văn nghệ sĩ. Trong sinh hoạt văn học Việt Nam, trường hợp Kí ức vụn, tức là trường hợp những hồi kí/chân dung tiếp cận và giải cấu đối tượng theo lối phơi bày một sự thực đáng tin trong dáng dấp đáng ngờ nhất, là không nhiều. Trước, có thể kể Tô Hoài với tập hồi kí Cát bụi chân ai, tiếp theo [phần nào] là Trần Đăng Khoa với tập Chân dung và đối thoại. Cả hai, khá giống với Kí ức vụn sau này, một cách ngoạn mục, đều phá bỏ ranh giới truyền thống viết chân dung nhà văn. Độc giả, qua ba cuốn sách trên, sẽ ghi nhớ rất rõ những triệu chứng căn bệnh đồng tính của thi sĩ tình yêu Xuân Diệu, cách ăn phở của Lê Lựu, hay những tâm sự đời người của Hoàng Phủ Ngọc Tường… Nghĩa là, ở đây, họ thích sự ló dạng con người đời tư/đời thường của nhà văn hơn là sự bày chật của con người nghệ sĩ, cái mà thông thường, dễ bị đông cứng trong khuôn mẫu đạo đức xã hội rằng, người nghệ sĩ ấy phải hoàn hảo về mặt nhân cách và lí tưởng về mặt thẩm mĩ. So với hai cuốn trước, Kí ức vụn đậm đặc chi tiết đời tư hơn và do đó, những yếu tố của một đời tư như lời ăn tiếng nói, thói quen ứng xử và những ham muốn nhục dục… cũng được trưng dụng hữu ích nhằm làm cho đối tượng trở nên cực thực và nhất là, có khả năng tạo cái pha nhận thức mới: xét cho cùng, nói như Nguyễn Huy Thiệp, con người diễn nôm ra ai chẳng lằng nhằng! Tuy rất khó giải thích rõ ràng nhưng cái sự lằng nhằng ấy có thể hiểu một cách chung, là tính chất con người nhất, mà có lần K. Marx đã quả quyết “không hề xa lạ với tôi”. Một đời sống hỉ nộ ái ố nếu đã không nhạt nhẽo thì hãy để nó phơi mở trong vai trò là làm sáng lên đối tượng. Nếu đôi khi vì dưới ánh mắt đạo đức hẹp hòi, mà nó không thể được diễn nôm, không được thỏa mãn trình diện thì ngay cả với người nghệ sĩ, hẳn sẽ là tai họa và thậm chí, là kẻ giả vai. Kí ức vụn cho phép mỗi chân dung một cơ hội đúng vai, tròn vai mà dù, thi thoảng, cái bi có quẫy lên thì cũng chỉ làm cho cái hài, cái tự trào trương nở rộng hơn. Kí ức vụn đúng là một cách tự trào.


Khác với tự thán và tự mê, tự trào có một năng lực hướng ngoại rất lớn. Trong khi tự thán và tự mê, chủ yếu, như cách ngắm vuốt chính mình và đặt ở môi trường văn hóa thuần nông, nó gần gũi với tinh thần vị kỉ, tự kỉ. Tự trào, ngược lại, coi việc “quẳng mình” là một trách nhiệm và khi cái cười bật lên thì đám đông sẽ lĩnh hội mình, giải mã mình chứ ‘mình” không còn ở dạng thô sơ của sự thù tạc cá nhân. Tự trào, để xuất hiện, phải cần đến bản lĩnh vì lúc đó, quan niệm thẩm mĩ của anh ta, cái tạo nên tiếng cười, đôi khi chống lại xung quanh, thách thức một cái nhìn cũ. Nhưng nhờ vậy mà nó gây ấn tượng mạnh, được truyền tụng. Xin dẫn vài ví dụ: Thế kỉ XV, Nguyễn Trãi, ngoài những vần thơ tua gìn đạo trung hiếu mà bản thân quan phẩm – nhân phẩm của ông xứng đáng là tấm gương, cũng đã không quên tự trào khi viết về mình: “Tuổi cao tóc bạc, cái râu bạc/ Nhà dột đèn xanh, con mắt xanh”. Có người coi đó là cách nghĩ giản dị và mộc mạc của Nguyễn Trãi. Nếu quả vậy thì cũng phải thấy rằng, chính Nguyễn Trãi đã xa lánh lối dựng chân dung một nho sĩ đạo mạo để có được tiếng cười trẻ trung rất hiện đại. Sang thế kỉ XIX, Nguyễn Khuyến tự trào về mình, dù với tâm lí thất thế, là kẻ “giả điếc”: “Khi vườn sau khi sân trước khi điếu thuốc khi miếng trầu khi trà chuyên năm ba chén khi Kiều lẩy một đôi câu”. Mạnh mẽ và đi xa hơn Nguyễn Khuyến, Tú Xương công khai đẩy con người đời tư lên trước: Vị Xuyên có Tú Xương/ Dở dở lại ương ương/ Cao lâu thường ăn quịt/ Gái đĩ quen chơi lường. Cho dù 4 nét vẽ này là của Tú Xương hay của bạn văn dành cho ông thì cũng phải thấy, khả năng tự trào sắc sảo này đã làm một Tú Xương đời thường gần gũi với thói đời mà ông từng chửi “ăn ở bạc”. Điều quan trọng cần phân biệt ở đây là, Tú Xương chỉ có thể vi phạm đạo đức với tư cách con người xã hội nhưng trong nghệ thuật, ông xứng đáng được ngưỡng mộ vì đã tự tìm lấy lối đi riêng để dựng chân dung và tạo dấu ấn thẩm mĩ mới ở thể loại này. Cũng như vậy, ở Kí ức vụn, mỗi bạn văn đều được tác giả cận cảnh ở chi tiết đời tư một cách nhất quán, không hề có lối tạt/rẽ sang con người nghệ thuật theo kiểu phê bình đạo đức trá hình. Cho nên, tự trào, dù có gây đỗ vỡ những quan hệ xã hội thông thường, thì trước sau, nó vẫn cần phải hồn nhiên, tự nhiên trong tư thế xuất hiện. Có tư thế này còn có thể kể thêm lối tự trào của Bùi Giáng, của thơ đời Bùi Chí Vinh…


Kí ức vụn tự trào, gây cười về điều gì ? Thì cũng như Tú Xương tổng kết: Một trà, một rượu, một đàn bà. Có chăng, ngoài ba cái lăng nhăng ấy, lác đác trong Bạn Văn còn thấy cái sự ‘lười tắm’; sự lắm chữ, yêu chữ, ngộ chữ; sự ứng xử nhân tình… Mỗi chân dung một sự lằng lằng, mỗi lằng nhằng một lẳng lặng nghe, mỗi lẳng lặng nghe, một đằng đẵng cười.


Để gây cười, ngoài hệ thống chi tiết được phục dựng đắc địa, tác giả còn hay sử dụng thủ pháp này: so sánh, liên tưởng theo lối khẳng định hoặc ở dạng hơn nhất. Chẳng hạn: “Trẻ con nước này quên ai thì quên, có ba người không thể quên, đó là Bác Hồ, Tô Hoài và Xuân Sách” (Nhớ Xuân Sách); “Mình nói xứ Nghệ có hai đặc sản quí hiếm gọi là kẹo Cu Đơ và thơ Minh Huệ” (Tuyết Nga); “Tôi nộp thuế cho vợ đầy đủ nhất Hội nhà văn nhé, có thua thì thua Đoàn Tử Huyến thôi chứ quyết không thua ai” (Trung Trung Đỉnh); “Hết phim, các em xinh đẹp xúm đen xúm đỏ xin chữ kí, bụng nghĩ nhà văn nước Nam mấy ai như mấy nghệ sĩ điện ảnh không, may lắm có Trần Đăng Khoa với Nguyễn Nhật Ánh”(Quốc Trọng)… Trong mỗi so sánh, do tính bất nhất, khác biệt giữa các đối tượng, nên nó không những gây cười mà còn ẩn giấu dư vị giễu. Dư vị này được làm ngấm thêm bằng gia vị cảm giác thông qua các lớp từ quen thuộc: hay điếc tai, kinh, thất kinh, sướng rêm người… Chúng như những đường vòng xuyến đuổi theo từng bức chân dung, người xem vừa muốn truy đuổi tận cùng vừa phải chờ đợi tín hiệu tiết chế từ phía tác giả.


Với sự hấp dẫn và độc đáo của mình, Kí ức vụn, ở thời điểm nó ra đời, đúng như Bảo Ninh chào đón “thật là điều quá mừng cho văn học”. Tuy nhiên, phải thấy, trường hợp Cát bụi chân ai (1992), Chân dung và đối thoại (1998), Yêu và sống (Lê Vân, trước đây cũng nhận được điều tương tự. Từ đó, đặt trong sinh hoạt văn học Việt Nam, có thể nhận ra một đặc điểm: khi những đổi mới và cách tân trong sáng tác đi vào hồi lắng và văn đàn luôn chịu trận bởi sự đòi hỏi khắt khe là phải có tác phẩm lớn (chí ít phải có tiểu thuyết lớn) thì gần như nó bị rúng động bởi sự xuất hiện của thể hồi kí/ tự truyện/ chân dung mà nó, mãnh lực tìm kiếm chủ yếu, là thoát ra khỏi sự tự ngưỡng mộ để trở nên tươi tắn trong dáng vẻ bụi bặm. Với một ý thức rõ ràng về việc nhập cuộc với đời sống văn học thì các nhà văn đột phá trong thể loại này sẽ đem lại một không khí mới cho văn đàn, làm giải nhiệt những đòi hỏi nóng bỏng từ phía những người chỉ dựa vào tiêu chí thành tựu, thoạt tiên rất chính đáng nhưng kì thực là vô lí và gây nên bất thường đối với sự phát triển bình thường của văn học. Nói khác đi, việc làm thụt giảm sự chú ý của văn đàn vào những thói quen cũ để mở ra chiều hướng có tính khả thi hơn trong thời điểm cụ thể, chính là sự hòa giải.


Hòa giải, cụ thể, ở mấy điểm. Một là, trong khi nền văn chương luôn chờ đợi một dự án văn chương lớn lao, có khả năng đại diện cho cả gương mặt thời đại thì độc giả, ngược lại, vẫn chờ đón và hi vọng vào những “tiểu văn chương” mà nó đáp ứng  thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của mình. Bắt mạch đúng tâm lí tiếp nhận của độc giả là một ứng xử nghiêm túc và thông thái mà không phải người viết nào cũng làm được. Thứ hai, khi không đáp ứng được yêu cầu là thành tựu lớn với nghĩa là hoàn toàn độc sáng về bút pháp thì cung cách mà tác giả Kí ức vụn, nhờ những chiêu thức về ngôn ngữ, giọng điệu và chi tiết phi hư cấu, có thể coi là bước tiền phong nho nhỏ để tiến lên vũ đài văn chương với vị thế của kẻ tuyên ngôn, rằng, không thể cạn kiệt trong cách nhìn về một đối tượng. Và thứ ba, giới hạn của sinh hoạt văn chương sẽ được mở rộng do chỗ nó tôn trọng sự bình đẳng và dân chủ giữa các khuynh hướng thẩm mĩ khác nhau, từ đó, tiếng nói của sự “thương nhớ vỉa hè” như tác giả Kí ức vụn thú nhận, cũng sẽ tạo ra một vùng phủ sóng nhất định đến sự thu phát văn học nơi trung tâm.


Hòa giải, do vậy, đôi khi, là một điểm đáng khích lệ. Tuy nhiên, ít có sự bảo hiểm chắc chắn đối với một sự hòa giải như kiểu Kí ức vụn. Nói rộng hơn, số phận của Kí ức vụn, theo tôi, nhanh chóng trở thành những câu chuyện giai thoại, điều nằm ngoài chủ ý nghiêm túc của tác giả là chứng minh nó rất xác thực. Vì sao vậy ? Vì dường như, trong tâm lí văn học nước ta, nỗi ám ảnh về đạo đức xã hội khiến những sự thật hay điều cấm kị khi được nói ra, đều dễ biến thành truyền miệng và giai thoại. Khi đã là giai thoại, cả người viết và người đọc đều an tâm vì nó, nếu không vô thưởng vô phạt, thì sẽ có dịp “mua vui”. Những câu chuyện đời của Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Tú Xương hay Bùi Giáng… phần lớn đã được giai thoại hóa. Trong Kí ức vụn, đơn cử chân dung Trung Trung Đỉnh với chi tiết: “Một hôm còn thấy anh Đỉnh ngồi với một ông to lắm, ôm vai hót cổ, nói ông ông tôi tôi, say lên còn vọc chim ông ấy, cười khe khé, mình thấy mà thất kinh”, e rồi cũng thành giai thoại.


Mà, một sự xác tín trở thành giai thoại, thì phải chăng là cách tự trào ?

“Ký ức vụn” -Từ “âm mưu” phá vỡ “vùng cấm” văn chương đến khát vọng dân chủ trong sáng tạo

---(Đọc tập “Ký ức vụn” - 2009  của nhà văn Nguyễn Quang Lập)---


LÊ NGỌC – VIẾT VĂN NGUYỄN DU K9


Sau hai mươi năm vắng bóng trên văn đàn Việt, lần này, Nguyễn Quang Lập trở lại ngoạn mục với “Ký ức vụn” – tập tạp văn “độc” đã vào đến vòng chung khảo Giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội 2009.


Sách chia làm năm phần: Những người bạn khó quên, Vui buồn một thuở, Người từng gặp, Thương nhớ mười baBạn văn”. Năm mươi chín câu chuyện là năm mươi chín mảnh ký ức sinh động bị cắt vụn của nhà văn về chính mình, về thời thơ ấu, người thân, bạn bè văn nghệ, về quê hương hay đơn giản chỉ là những miền đất anh đã đi qua, những người anh đã gặp... Rất đẹp, từng mẩu ký ức rời rạc ấy, khi thì nhang nhác truyện ngắn, lúc lại ra hồi ký, rồi giống như chân dung, hiểu là ghi chép hay tản mạn, tạp văn, tùy bút cũng được, “gói” vào nhau thật dễ chịu. Cũng bởi “vụn” nên ngắn và gọn. Nhà văn viết những cái riêng, cái tế nhị mà vô tư, hồn nhiên, không quan ngại, kiêng dè, bề bộn chất đời, chất nhân tình thế thái.


Đặc biệt, ngấm ngầm trong từng trang “Ký ức vụn” là một mưu toan lớn của tác giả: phá vỡ những “vùng cấm” trong văn chương Việt, thiết lập và khẳng định khát vọng tự do dân chủ trong sáng tạo, nhất là trong một xã hội hiện đại mà nền dân chủ còn nhiều cửa ngõ chưa thông như ở Việt Nam (!)


Từ “âm mưu” phá vỡ “vùng cấm” văn chương…


 


Nghệ thuật  “thô tục hóa” ngôn ngữ


Tập sách cuốn hút người đọc bởi thứ khẩu văn hóm hỉnh, bỗ bã của người Bình Trị Thiên. Vô hình chung, cái cách Nguyễn Quang Lập viết ngông, hành văn dân dã, đời thường, xưng “mình”, gọi “nó”, phương ngữ Quảng Bình “hè”, “ tề”, “chi”, “ni”, “nì”, “mô”, “rứa”, “ri”, “răng”, “mi”, “tui”, “mạ”, “mự”, “ mần”, “chớ”,  “ui chầu”, “răng”… dày đặc kết hợp các câu văn ngắn, không có lời thoại, tưởng không có chuyện mà lại có chuyện, nhiều màu nhiều vị: khi trong sáng, hồn nhiên, ngộ nghĩnh; khi lại hài hước, dung tục, khóc cười “hu hu”, “hi hi”, “ha ha”, “he he”…, văng tục “mịa”, “cụ chúng mày”, “bố mày”, “bố con cu mày”, “đ. mẹ”… đủ cả, lại là bước đột phá về cách hành ngôn nhắm thẳng tới mục đích phá vỡ tính thi pháp bó buộc của văn tự văn học, nhằm gây cười cho độc giả. “Vùng cấm” ngôn ngữ của văn chương bắt buộc phải mở lối cho ngôn ngữ đời thường dung tục đi vào. Ngay cái đặc danh Blog Bọ Lập” cũng được sử dụng như một địa hạt hợp pháp của tiêu chí bình dân hóa, dân chủ hóa, không quên tôn cao lòng tự tôn quê hương.


Nguyễn Quang Lập tin rằng:“Tục, nếu dùng đúng chỗ, sẽ được thanh hoá, làm câu văn của mình sáng lên, sinh động lên, gần gũi với cuộc sống… Tôi dùng từ tục khi không có từ thanh nào để thay thế”. Và ông đã làm tốt điều đó. Mỗi trang viết đậm đà chất “xứ bọ” làm người đọc thú vị, hả hê, cất tiếng cười khoái chí, thậm chí ngay sau đó có thể khóc, thương, giận hờn và nuối tiếc cái gì đó thật gần mà đã xa xôi, khó cắt nghĩa. Ngay cả khi viết về bi kịch đời người, Nguyễn Quang Lập cũng viết hài hước, khiêu khích. Nhà văn không độc đoán ở góc độ sử dụng ngôn ngữ hay xây dựng hình tượng sao cho khác người nhưng độc quyền ở mức độ đời thường hóa những chất liệu trào lộng tiếu lâm dân gian, cách kể chuyện khôi hài, cách nói phóng dụ và sắp đặt các chi tiết đời thực dưới cảm – nhãn quan tinh nhạy. Cách nói tục của nhà văn, xem ra cũng đã gợi lên trong người đọc những xúc cảm thẩm mỹ tích cực, những suy ngẫm sâu xa về cuộc đời hay triết lý về cái Đẹp đích thực.


Cách “hiện thực hóa” đời sống người bình dân


Tiếp cận “Ký ức vụn”, dễ thấy một loạt bài lấy khí phách tả chân để nói nhiều hơn chuyện thực về những con người có thực, hữu danh và vô danh, sang và hèn, những “anh cu”, “con, thằng” nhưng đầy cá tính, kiểu như “không đứa mô giống đứa mô” nấp dưới những cái tên “con ăn ruồi”, “thằng hai đầu gối”, “thằng sứt môi”, “thằng Thanh”, “thằng Á”, “chị Du”...hay chị diễn viên, một anh đánh dậm thời chiến, một bà cụ bán hàng nước, một anh chàng chuyên nghề liệm xác, một đứa trẻ dị hình hay một con chó tên Giôn. Tất thảy đều mang những ám hiệu của một số phận đặc biệt trong cuộc sống bi hài…Dòng ký ức chảy tràn trên trang giấy bông lơn nhưng sâu nặng vui buồn, như muốn sẻ chia, thương cảm với số phận không lành lặn của những người bạn, người dân quê chân lấm, hiền lành. Ký ức năm hào”, “Thằng sứt môi”,”Thằng hai đầu gối”… là những chuyện lấy nước mắt của độc giả và thức tỉnh lương tri trong họ.


Hiện thực xã hội đi đôi với việc xây dựng tính cách nhân vật đối lập nhau nghiệt ngã: có những đoạn xây dựng tính cách trẻ thơ với những trò chơi nghịch ngợm, vô tư, những kỷ niệm đẹp đẽ, hồn nhiên và kỷ niệm của tác giả nơi thị trấn Ba Đồn bé nhỏ hay làng Đông – vùng quê nơi gia đình anh sơ tán làm người đọc bâng khuâng tìm lại mình. Lại có những đoạn trực tả những thói hư tật xấu như tính đạo đức giả, sự giả dối của những thằng Thanh, thằng Tụy, thằng cu Hó, Bê cờ lê mê tê, ông Đề cương, …gây nhiều ngạc nhiên và tiếng cười hả hê thú vị. Thái độ khách quan của nhà văn về cái Xấu chứng tỏ cái Tâm sáng của một người cầm bút hiểu rõ về chân lý: “Không có gì thuộc về con người lại xa lạ với tôi”. Nguyễn Quang Lập miêu tả con người với đa chiều khuôn mặt, cả cái Xấu và cái Thiện, lúc ngợi ca thương cảm, khi phê phán giễu cợt với mục đích cao nhất là lên tiếng biện minh cho họ: ai cũng có cái xấu và cái tốt, có điểm mạnh và điểm yếu. Một lần nữa, những “vùng cấm” của bản chất người lại được khai phá. Ngòi bút châm biếm sắc sảo, phóng khoáng của nhà văn cứ mặc sức đả phá cái Xấu, cái Giả rồi cất lời tôn vinh cái Thiện, cái Thật quanh quất trong đời sống đâu đây.


Ngay cả cái cách mà nhà văn đề cập đến các vấn đề thời sự nóng hổi như sự thay da đổi thịt của làng quê Việt, sự lớn mạnh của quá trình đô thị hóa hay kể lại những tình huống trớ trêu như người dân lầm tưởng tác giả là nhà văn Ngô Tất Tố, sự ấu trĩ của anh em văn nghệ sỹ khi đua nhau uống nước tiểu để bồi bổ sức khỏe…Những nhầm lẫn văn hóa, hiểm họa sống còn của văn hóa làng xã trong thời buổi hội nhập và tính cả tin đồng loại, thói a dua, bảo thủ cộng đồng… là một trong những những vấn nạn, những  thói tật xấu của xã hội Việt. Những câu chuyện giản đơn của Nguyễn Quang Lập đem lại nhiều gợi ý mang tính thời sự cập nhật, nhắc chúng ta về hành vi và trách nhiệm. Tính nhân văn dân chủ rất cao ấy cho thấy một tầm nhìn khác, một nỗi trở trăn lớn nơi người cầm bút, chiêu dụ sự đối thoại cảm thông của nhiều thế hệ độc giả.


 


Lối “ bình dân hóa” hình tượng nghệ sỹ


Phần “Bạn văn” là chuỗi ký ức sâu xa của tác giả về những nhân vật đặc biệt: những người bạn, người anh, người chị, người đồng chí văn nghệ tài hoa một thời gắn bó với nhà văn trên khắp miền đất nước như Trần Dần, Bùi Giáng, Nguyễn Khải, Ngô Tất Tố, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Trần Đăng Khoa, Hữu Thỉnh, Phùng Quán, Nguyễn Trọng Tạo, Hồng Ánh, Nguyễn Thanh Sơn…Dưới ngòi bút phóng túng tếu táo của nhà văn, chân dung của mỗi văn nghệ sỹ hiện lên hài hòa với đủ đầy ái ố hỉ nộ, điểm tốt, tật xấu, tài năng, số phận, nửa thật nửa đùa, kích thích trí tò mò của bạn đọc.


Cái dạn dĩ của Nguyễn Quang Lập là dám vi phạm “vùng cấm” về nhân vật trí thức tài năng, phá vỡ hình tượng toàn bích của giới văn nghệ sỹ bằng cách dựng lên những chân dung văn học rất bạo, rất nghịch, rất “người”. Cái ái ngại cho tác giả là cách viết thô, nghịch, phơi bày trần trụi chuyện riêng tư của mình, của anh em văn nghệ sỹ, không nề hà cả chuyện giường chiếu – một vấn đề tế nhị khó nói rất dễ chạm đến lòng tự ái của nhiều nhà văn đương thời được “chỉ tên điểm tật” rõ ràng, kể cả những nhà văn có hoàn cảnh nhang nhác giống như tác giả đề cập. Nào là chuyện Phạm Ngọc Tiến ngâm “dụng cụ sinh sản” vào nước nóng để chọn giờ lành đẻ con trai; nào là chuyện khôi hài về một liệu pháp chữa bệnh phản khoa học bằng nước tiểu mà ngay cả những người trí thức, đặc biệt anh em văn nghệ sỹ cũng tin và thực hành, sau cùng ai nấy ngẩn tò te đổ tội cho nhau…Đùa vui thân thương thế, vừa hạ thấp vừa tôn cao hình tượng nghệ sỹ nổi tiếng rất cần ở nhà văn một bản lĩnh văn hóa vững vàng. Điều lạ là sau mỗi trang viết, người đọc không cảm thấy khó chịu, trái lại còn thích thú khi nhận ra: hóa ra thần tượng của họ bấy lâu nay cũng là những con người giản dị, bình thường. Những chân dung văn nghệ sỹ nổi tiếng nước nhà đều trở nên thật hơn, gần hơn. Họ trở lại đời sống thật sau trí tưởng tượng hóm hỉnh của Nguyễn Quang Lập.


 


Cách tiếp cận xã hội và con người thể hiện ước mơ về một xã hội dân chủ đúng nghĩa


Nếu nói các tác phẩm của Nguyễn Quang Lập rất thật, ừ thì thật đấy, trần trụi đến mức thông tục đấy, mà nói nhà văn kể chuyện như bịa, ừ thì bịa giỏi chứ. Bằng chứng là từ những câu chuyện có thật, những nhân vật có thật, tác giả gia thêm hoặc bớt đi các chi tiết thật rồi xếp chúng theo trình tự lôgíc nào đó để có được một tác phẩm hoàn thiện. Thêm cái kết truyện đôi khi giật cục bắt độc giả muốn đọc và tự giải mã những nghi ngờ của họ. Từ trí thức đến người dân lam lũ quê mùa đọc xong cũng hiểu, cũng cười ngây ngất!


Cách tiếp cận xã hội xưa và nay với nhiều chiều kích, cách nhìn con người trong tính hai mặt của nó: phần sinh học và phần xã hội với nhiều hoàn cảnh - tầng lớp, nhiều số phận – thân phận giúp nhà văn có một thái độ công bằng, dân chủ. Ông tả chân một xã hội nhiều mặt với những con người nhiều mặt, dùng đối thoại và độc thoại nội tâm của các nhân vật, như một phương pháp thám hiểm vùng tiềm thức của con người. Người đọc tự chìm vào những suy tư của mình rồi làm một hệ quy chiếu để so sánh với tâm sự của tác giả, ít nhiều họ đã tìm thấy mình trong đó.


Trong sáng tạo, nói đến dân chủ, có nghĩa là đồng nhất được tự do cá nhân và yêu cầu xã hội. Văn chương xưa nay từ một sản phẩm của cá nhân để đi đến cái đích đại chúng. Nguyễn Quang Lập, với “Ký ức vụn”, đã làm sâu sắc điều này.


 


Nói “Chuyện giường chiếu”, phá vỡ “vùng cấm” văn chương đạo đức để đến gần mức “dân chủ hóa” công khai


Văn chương Việt ít dám nói về vấn đề tế nhị của con người là chuyện “sinh hoạt giường chiếu”, hoặc giả gần đây có nhiều tác phẩm dám nói nhưng vẫn ở mức độ nói giảm nói tránh. Nguyễn Quang Lập đi một đường khác: ông đánh động vào cái cấm kỵ đó bằng thứ ngôn ngữ thông tục, bỗ bã mà xưng tụng: “giường chiếu có văn hóa của giường chiếu”.


Thực vậy, tính dục (sexuality) là một hiện tượng văn hóa. Theo triết gia hiện đại nổi tiếng của nước Pháp  Michel Foucault: tính dục cũng là một nét cơ bản của “bản chất người” –thứ “bản chất người” mà theo ông, nên để ở dạng số nhiều, tức là phải đa chiều và phức tạp, dưới sự tạo tác của xã hội. Như thế, nhà văn khám phá “bản chất người” trong mỗi nhân vật phải vừa là cái tôi riêng (self) vừa là cái chung (common), vừa là cái tốt vừa là cái xấu, vừa là cái được chấp nhận và cái không được chấp nhận như một tất yếu trời sinh, chỉ có điều phần nào nên ít hơn, phần nào nên trội hơn. Dù ở khía cạnh nào thì tất cả đều phải được hợp thức hóa để phục vụ cho mục đích xây dựng những hình tượng chân thực tiêu biểu cho thời đại đó.


Văn học Việt xưa coi “chuyện giường chiếu” là cấm kỵ vì các diễn ngôn về tính dục thời đó được nhìn dưới góc độ đạo đức. Xã hội hiện đại dân chủ, diễn ngôn tính dục được nhìn nhận dưới góc độ khoa học, thông qua phân tâm học, là một bản năng tự nhiên và là một nhu cầu của con người. Cho nên, khi nói về “chuyện giường chiếu” của bản thân, của bạn bè, Nguyễn Quang Lập nói rất thô, thẳng, không giấu diếm, không né ai. Những danh từ rất tục chỉ bộ phận sinh dục nam như: “chim”, “cặc”, “dái”, “cái ấy” hay các từ chỉ khoản sinh hoạt giường chiếu như: “mần”, “make love” được nhà văn sử dụng rất hồn nhiên. Như thế, tác giả của “Ký ức vụn” đã mưu toan phá vỡ “vùng cấm” văn chương đạo đức để đến gần mức “dân chủ hóa” công khai, gần thứ văn học tự do của công chúng.


đến khát vọng dân chủ trong sáng tạo


Ăngghen đã nói: “Tự do là tất yếu được nhận thức”. Chế độ ta là chế độ dân chủ, tư tưởng phải được tự do. Đối với mọi vấn đề, mọi người tự do bày tỏ ý kiến của mình góp phần tìm ra chân lý. Đó là một quyền lợi mà cũng là một nghĩa vụ. Không ai được phép đặt ra các vùng cấm cho bất cứ ai. Khi sáng tác, nghệ sỹ phải chịu nhiều sức ép từ phía các lực lượng thống trị, từ phía công chúng và cuối cùng là sức ép từ chính bản thân người viết. Nghệ sỹ sáng tạo trên cái vốn hữu hạn của chính mình, cho nên: “Bất cứ người viết tài năng nào cũng đều chạm phải những bức tường. Họ không thể viết về tất cả những gì họ muốn, hoặc người đọc muốn. Nhà văn, hơn bao giờ hết, cần được hoàn toàn tự do trước trang viết của mình” (Êrenbua).


Từ âm mưu phá vỡ “vùng cấm” văn chương theo cách nhà văn thể hiện đã hợp thức hóa mối liên quan giữa tác giả và các hình tượng, chân dung văn học, giữa tác giả và độc giả, đương nhiên sau đó là các hình tượng, chân dung văn học và công chúng. Đó cũng là cách thể hiện đầy đủ nhất tinh thần và khát vọng dân chủ tự do trong sáng tạo của Nguyễn Quang Lập.


Những “hành vi” suồng sã quê mùa chất phác của nhà văn tuyệt nhiên không phải là một thứ văn dễ dãi từ một cái đầu hời hợt, ngược lại tự nó và nhờ nó đã chế nên thứ đặc sản văn chương ngon lành, tốn ít gia công mà lại nhiều dư vị: văn chương bình dân. Thứ văn nhất định là dành cho những người dân quê lam lũ cần nhiều hơn nữa tiếng cười, nghe có vẻ không mấy hợp với văn chương đô thị song lại có sức cuốn hút nhiều giới, nhiều đối tượng, dù ở hình thức văn học mạng hay viết. Sự xuất hiện ngang tàng của thứ văn nghịch ngợm này đã hoán đổi vai trò của người cầm bút với người phát ngôn đòi quyền dân chủ trong sáng tạo, làm đã cơn khát của một xu thế văn học thành thị hoa mỹ chạy đua sex đang ngày một xa rời quần chúng nhân dân.


Mang tinh thần nhân văn dân chủ, Nguyễn Quang Lập bạo dạn “viết bất kỳ chuyện gì chợt nhớ, chợt thấy, chợt ngẫm ra…”. Không viết hằn học gai góc, cứ mình mình ta ta, tự mình bảo kê cho lý lẽ của mình, thận trọng điểm ra những mặt khuất của đời người, phận văn chương và tình người, lẽ đời, dứt khoát đi ra ngoài quỹ đạo của lối văn xưng tụng, mềm rớt, văn Nguyễn Quang Lập là một thứ “của lạ”. Hồn nhiên mà thâm hậu, viết vu vơ mà đầy chất sống, “Ký ức vụn” tưởng chỉ đọc cho vui để cười nhưng rồi lại khóc, lại bâng khuâng, nhớ thương, tiếc nuối ngay được. Hơi thở dài tiếc nuối xót xa của tác giả kéo dài sau những câu văn ngắn trơ ngắn trọi, những câu văn gấp, những câu chuyện kết thúc vội vàng bi ai sau tiếng cười khôi hài như muốn khiêu khích lòng tin của độc giả. Thứ văn chất phác thật thà chạm được mạch tâm cảm của nhiều người, dù là trong cuộc hay ngoài cuộc. Không thể đo lường tính toán được hết những cung bậc xúc cảm trong thế giới ngầm do ký ức vụn gây ra, song mỗi câu chuyện đã đánh thức phần trắc ẩn thiêng liêng trong mỗi chúng ta. Những câu chuyện về nhiều người, giữa nhiều người một thời có thể sẽ có duyên trở thành những tư liệu có giá trị sống chân thật và đầy nhân văn. Cũng cần nhận ra rằng: cách nói tục xen nhiều phương ngữ đôi khi bị lạm dụng, làm cho tính thẩm mỹ của câu văn bị giảm sút.


Cách “đi bằng hai chân trên mặt đất với tất cả sắc thái đa chiều cuộc sống”như thế dễ gần đời, gần dân, mà như vậy thì việc thực thi dân chủ hiệu quả hơn nhiều. Hay như cách sử dụng văn học mạng qua Blog để văn mình đến với quảng đại công chúng, đến mà không dễ đi, mọi người tự do bình luận phát biểu ý kiến (comment) cũng là cách dân chủ hóa văn học tích cực của Nguyễn Quang Lập. Đằng sau mỗi trang văn thông minh và phóng túng, Nguyễn Quang Lập ngậm ngùi che giấu một niềm tin yêu con người, nỗi ưu tư thời thế đầy bất trắc.


Có lẽ điều quan trọng và thiết thân nhất với mỗi người nghệ sĩ là hãy luôn luôn khảo cứu ngay chính bản thân mình để hiểu mình rõ hơn, biết cách nói ra những điều mình muốn nói, để có tác phẩm đạt đến tính Chân. Hãy trình diện cho người đọc xem hết các phương diện tinh thần của mình để có được sự đồng cảm, góp phần làm phong phú đời sống, để đạt tới tính Mĩ. Cái tâm sáng với cái tài cao sẽ đưa tác phẩm vượt qua mọi rào cản để đạt được tính Thiện. Hình thức tuỳ theo tác giả chọn, quan trọng là nội dung phải có những xung đột bên trong. Điều quan trọng là người viết phải đứng  trên tác phẩm của mình, nhìn cho được cái tổng thể. Người kể chuyện phải hiểu tác phẩm của mình, biết tác động của nó đến với độc giả, xã hội. Và dĩ nhiên, nhà văn phải công bằng và tác phẩm phải mang tính nhân văn. Từ việc nhân danh một quan điểm thẩm mỹ, qua tác phẩm của mình, người nghệ sỹ bày tỏ một thái độ thẩm mỹ. Thái độ ấy thực chất bao gồm hai khía cạnh chính: tuyên dương và tuyên chiến. Sáng tạo, khi thử nghiệm một cái gì mới, cũng là một cách tuyên chiến với những cái cũ, cái khuôn thước, gò ép. Có thể nói sáng tạo, tự bản chất, là những sự tuyên chiến”.


 


Như thế, cùng với vùng ký ức đang dang dở về đời văn Bọ Lập, hy vọng từ những mảnh ký ức vụn vặt ý nghĩa trong “Ký ức vụn” lần này sẽ góp phần hoàn thiện một chân dung nhà văn xứ Quảng tài hoa. Rõ ràng, với “Ký ức vụn”, Nguyễn Quang Lập đã chọn cho mình một lối đi riêng. Lối viết ấy có thể khiến nhiều người thích, và đương nhiên cũng sẽ có những người “dị ứng”. Nhưng văn chương, xét tới cùng là cuộc chơi của mỗi cá tính. Trong “cuộc chơi liều” ấy, tự do là một “thiết chế” của sáng tạo. Chỉ có tự do sáng tạo mới đem lại quyền dân chủ cho người sáng tác và người tiếp nhận, phát huy tối cao quyền tự do cá nhân. Có những điều lớn lao không bao giờ nói hết một điều bé nhỏ. Ngược lại, những cái tầm thường vụn vặt, nhiều khi, lại nên chuyện!  “Ký ức vụn” nằm trong số đó.


 


 


Hà Nội, 13/09/2009


 


 Lê Ngọc Thụy Nguyên


------------------------------------------------------------------------------------


(*)  Bản chưa rút gọn.


“Ký ức vụn” và chất cười đa giọng điệu

Nguyễn Anh Thế



Đọc “Ký ức vụn” của nhà văn Nguyễn Quang Lập tôi bỗng có liên tưởng đến những tác phẩm của Azit Nexin ở khả năng buộc người ta phải bật cười. Chỉ có điều truyện ngắn của Azit Nexin khiến người đọc bật cười bằng những từ ngữ và tình huống thông minh sau quá trình tiếp cận, phân tích và chợt hiểu vấn đề chỉ trong một khoảnh khắc. Còn tạp văn “Kí ức vụn” của nhà văn Nguyễn Quang Lập sẽ khiến người đọc bật lên một tràng cười bất tận và liên tục đổi gam. Nụ cười trong tạp văn Nguyễn Quang Lập là một nụ cười đa giọng điệu. Đặc biệt, cái cười ấy nhiều khi tự nhiên như thể chất gây cười không cần phải nằm trong ý nghĩa câu chuyện mà nằm chính trong lớp vỏ chữ. Điều này khiến người ta bất ngờ và khó lí giải được tại sao Nguyễn Quang Lập lại sử dụng nhuần nhuyễn và tự nhiên tiếng địa phương đến như vậy. Tôi đặc biệt chú ý đến nụ cười đa giọng điệu của nhà văn ngay trong một tác phẩm, hơn nữa lại còn ở sự chuyển gam có khi từ một nụ cười nghiêng ngả sang nụ cười hầng hậc nước mắt hay từ nụ cười ròn tan sang một nụ cười buồn nhanh đến chóng mặt chỉ qua vài câu văn. Đằng sau sự chuyển gam cười nhanh đến như vậy, người đọc lại thấy hiện lên thấp thoáng đâu đó một thân phận và đi kèm với mỗi thân phận ấy lại là một gương mặt của chính nhà văn Nguyễn Quang Lập.


Nguyễn Quang Lập xếp những “mảnh vụn ký ức” của mình vào thể loại tạp văn nhưng tôi lại nghĩ nó là sản phẩm của sự kết hợp giữa cả hai thể loại tự truyện và kí chân dung. Nguyễn Quang Lập viết về những người từng gặp, những người rất bình thường vẫn chìm lấp đâu đó vào cuộc sống vẫn hay mà viết về những người nổi tiếng đã được viết đến mòn bút cũng vẫn hay. Mỗi một bài viết người đọc lại nhặt được dăm ba chi tiết độc đáo đến kì dị mà chưa ai viết hoặc chẳng ai dám viết kể như nhà văn Phạm Ngọc Tiến có lần rượu say đã “khỏa thân” tiếp khách của vợ thản nhiên như không hay chuyện nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo “thiên hạ đệ nhất” lười tắm... Tất cả những chi tiết đó là ngòi nổ của những tràng cười phá tung ra một phong cách Nguyễn Quang Lập. Nguyễn Quang Lập viết “Ký ức vụn” cứ tửng tưng như không. Đúng như tuyên ngôn “một ngày không nói tục nhạt miệng lắm”, chúng ta khó có thể thống kê xuể số lượng và cả “chất lượng” những tục ngôn trong tạp văn Nguyễn Quang Lập. Tuy nhiên, nhà văn tài ở chỗ nói tục mà trơn miệng như bôi mỡ, lại tài hơn nữa ở chỗ khiến người nghe lọt tai cũng dễ như bôi mỡ vậy. Đó thực sự là điều khó. Tục ngôn Nguyễn Quang Lập không gò bó, gượng ép, tục mà không thô. Có lẽ, nhà văn Nguyễn Quang Lập sẽ được phong làm chủ soái phái tôn trọng chữ của những nhóm đấu tranh đòi bình đẳng cho chữ.


Trước khi viết bài này, tôi đã thử đem “Ký ức vụn” của nhà văn Nguyễn Quang Lập cho nhiều người, một bác xe ôm, một bà bán hàng rau, một anh công nhân đi học tại chức cùng xóm trọ đọc coi như một phép thử. Có thể nói nhà văn đã lấy lòng được thậm chí cả những người vốn coi sách là sự xa xỉ nhất. Đơn giản một điều, Nguyễn Quang Lập đã đi sát vào đời sống, viết với một góc nhìn lệch đi ba mươi độ để thấy được cả đằng sau cái đời sống vốn đang hiện hữu ấy là gì. Trong tạp văn “Anh Thu”, một tạp văn chưa đến ba trang giấy mà nhà văn Nguyễn Quang Lập đã gói gém được cả một cuộc đời. Vẫn khiến người đọc cười lăn cười lóc mà mắt lại rơm rớm nước mắt có lẽ Nguyễn Quang Lập là một. Kết cấu chính trong tất cả những tạp văn Nguyễn Quang Lập là tạo cái cười trong những chi tiết thô ráp của đời sống và bất ngờ lật ngửa góc khuất câu truyện ở phần cuối khiến người đọc tê lặng đi. Nghệ thuật này bắt gặp trong phần lớn các truyện như: Ký ức năm hào, Chẳng biết vui hay buồn, Con Giôn, Thằng hai đầu gối, Nhớ Trần Dần, Xuân Sách, Bùi Giáng, Phùng Quán… Cái tài Nguyễn Quang Lập là cái tài tạo dựng được tất cả những điều đó chỉ trong một dung lượng câu chuyện rất ngắn. Và vì thế sức nén của những câu chuyện ấy là rất lớn và tạo ra hiện tượng chuyển gam cười nhanh đến thế trong văn Nguyễn Quang Lập.


Đứng ở một góc nhìn lệch đi ba mươi độ để viết đặc biệt phát huy tác dụng khi dựng chân dung những người nổi tiếng. Bằng cách ấy, nhà văn đã tạo ra được một seri chân dung “Made in Nguyễn Quang Lập”. Để viết được những cái chân dung như thế về những đại tướng Võ Nguyên Giáp, Phùng Quán, Trần Dần, Nguyễn Khải, Nguyễn Trọng tạo, Trần Đăng Khoa, Phạm Ngọc Tiến…đòi hỏi không những nhà văn phải có một giọng văn cực kì hài hước, một sự quan sát tinh tế mà còn đỏi hỏi nhà văn phải có một sự thân thiết đặc biệt đến độ đủ để khai thác thậm chí cả những điều “sống để bụng chết mang đi ấy” của các nhân vật.


Trong cuốn sách trên dưới ba trăm trang, nhà văn đã dựng được không dưới năm mươi thân phận . Trong ấy, mỗi thân phận một cuộc đời, mỗi thân phận một niềm vui và một bất hạnh riêng. Tôi cho rằng điều quan trọng nhất đã giúp nhà văn Nguyễn Quang Lập giải tục tất cả những tục ngôn một cách xuất sắc nhất là ở phần chìm của những tiếng cười, là cái cười hầng hậc của anh Thu, là giọt nước mắt của con chó Giôn, là dáng đi liêu xiêu của Bùi Giáng trong chiều Sài Gòn…Tất cả gói gọn trong một chữ “TÌNH”. Văn Nguyễn Quang Lập có tình, đau đáu về tình và vật vã vì tình. Tiếng cười đa giọng của Nguyễn Quang Lập không phải chỉ là cái cười mua vui, không phải là cái cười thuần túy mà nhiều khí chính tiếng cười ấy là là tiếng khóc cho một thân phận không tên giữa cuộc đời.


Và tôi chắc rằng ai hẳn cũng thấy vui vui khi được là một mảnh trong vụn kí ức nhà văn Nguyễn Quang Lập. Vì tôi biết Nguyễn Quang Lập cũng nghĩ: “Vui vui là đủ rồi. thì cũng coi như xong một đời, có gì đâu”.


(Hà Đông – 09/09)

KHÔNG ĐỂ NHỮNG NGUYÊN LÝ THÔNG THƯỜNG CUỐN ĐI

(Nhân đọc cuốn tạp văn “Ký Ức Vụn” của Nguyễn Quang Lập)


Đinh Thị Thanh Bình


Lâu nay, tôi thích tìm đến những tác phẩm có vấn đề và những tác phẩm văn chương ấn tượng nhưng chỉ toàn những tác phẩm nhàn nhạt và đèm đẹp. Hẳn cũng có rất nhiều người giống tôi nên khi cuốn tạp văn “Ký Ức Vụn” của Nguyễn Quang Lập ra đời đã tạo được sự hấp dẫn và gây xôn xao đến vậy. Cuốn sách là những mảnh ký ức sinh động về nhiều vùng đất đã in dấu chân anh, về bạn bè văn nghệ hay những người rất đỗi chân quê anh đã từng gặp, như cô Thi, thằng Thanh, thằng Tụy, anh cu Luật xứ Ba Đồn. Đọc truyện của anh, xúc cảm như được trải ra, được căng ra cao độ với những cung bậc của cảm xúc; tim như thắt lại; giọng như nghẹn ngào; và mắt thì cay xè sau những cái nhếch mép cười giễu cợt đầy chao chát; tức giận với sự phi lý do chính tạo hóa và cuộc sống gây ra và đừng nói không có tiếng chửi thề khi đọc; Như cái cách mà Nguyễn Quang lập đã nói: “Sau khi cười xong, người ta nhận ra chút gì đó ngậm ngùi, đăng đắng là cách tôi vẫn hay làm.”


Cuốn sách gồm năm phần: những người bạn khó quên, buồn vui một thủa, người từng gặp, thương nhớ mười ba, bạn Văn. Gần ba trăm trang sách đọc liền một mạch. Cuốn sách hấp dẫn ngay từ những trang đầu. Đa phần người đọc bị blog cuốn hút sang mua cuốn “Ký Ức Vụn” nhưng với tôi thì ngược lại, từ việc đọc sách tôi mê mẩn trên những trang blog của Nguyễn Quang Lập, với những bài viết và comments. Và nhờ như thế tin rằng mình hiểu anh hơn... Nguyễn Quang Lập đưa tới một giọng văn hoàn toàn khác; cái giọng không bị lẫn vào bất cứ nhà văn đương đại nào. Tạo nên một hiện tượng văn học; nó mới mẻ nhưng không hề lạ lẫm mà ngay lập tức cuốn người đọc vào những trang viết của anh. Còn phải nói rõ hơn rằng bởi sự nhạy bén thẩm mỹ của một cá tính nghệ thuật mạnh mẽ trong lao động quên mình mà Nguyễn Quang Lập đã có công lớn trong việc bẻ một bước ngoặt ngôn ngữ của nền văn chương Việt Nam. Nhà thơ Y Phương đã nói: “Muốn sống đàng hoàng như một con người, tôi nghĩ phải bám vào văn hóa. Phải tin vào những giá trị tích cực của văn hóa.” Một lần nữa Nguyễn Quang Lập đã làm thêm được một việc là khẳng định giá trị văn hóa, tôn vinh nét đẹp truyền thống của quê hương mình qua lối khẩu âm, phương ngữ.


Anh viết bằng tiềm thức, bằng giọng văn đời nhất nhưng vẫn biết tìm và đặt mình đúng giới hạn trong văn chương, nơi anh có thể diễn được hết mọi cử chỉ của mình với sự chân thành và lòng tự trọng. Những đắng đót như được chắt lọc gần cả cuộc đời của Nguyễn Quang Lập, và đây là chén rượu Bọ Lập mời tất cả chúng ta; nó chứa đầy những hỷ, nộ, ái, ố trong kiếp nhân sinh mà anh đã trải qua và chiêm nghiệm; được nung nấu trong một thời gian không hề ngắn; hỏi làm sao chén rượu đó không nồng, không say?!?


Vẫn biết đọc nhau, xem nhau, nghe nhau bằng nguyên lý nào đó là sự đọc, sự xem, sự nghe máy móc vô duyên nhất vì đánh mất con người nhiều nhất. Nguyên lý còn che đậy những bất lực về rung cảm nghệ thuật, ngọn lửa và cái cân của một tác phẩm. Nhưng sự trơn tru (như tượng bằng thạch cao), cái gì cũng đủ cả, có phải, có trái, có dưới, có trên, có sau, có trước, đầy những "nhưng mà", "tuy nhiên", "đồng thời", "vả lại"... Sự nói cái gì cũng đúng cả, trong thực tế có nghĩa là không nói gì cả, không suy nghĩ gì cả và không có ích gì cả. Nhiều chữ đấy, nhưng ít nghĩa, thậm chí là vô nghĩa. Hãy nên nghĩ đây là những lời góp ý mang tính xây dựng và tôi không mong được nghe lại câu mà chính tác giả đã hờn dỗi: “Tôi viết là viết phục vụ đồng bào đồng chí của tôi, những người lao động quê mùa chân lấm tay bùn đọc chơi cho vui, chứ sức mấy mà mong đám thị thành văn vẻ các ông để mắt, không dám đâu.”(Nguyễn Quang Lập)


Nguyễn Quang Lập đã chọn một cách khác, một lối viết riêng. Lối viết ấy có thể khiến nhiều người thích, và đương nhiên cũng sẽ có những người “dị ứng”. “Khẩu văn” hình thành từ khi có blog. Nguyễn Quang Lập là người Việt Nam đầu tiên khởi xướng dòng văn học khẩu văn, tạo ra một loại ngôn ngữ văn xuôi mới thời hiện đại. (Năm kia có anh Joe Ruelle – một sinh viên người Canada nổi tiếng ở Việt Nam cũng có in sách kiểu này rồi. Cuốn sách do NKB Kim Đồng in và cũng là tuyển tập các bài viết trên blog với nhan đề: “Tớ là Dâu”)


Cái gọi là khẩu văn tàn nhẫn với chính những người trong cuộc nhưng người ta lại thường không nhận ra hết những hệ quả do nó mang lại. Nếu không có sự nhìn nhận đứng mức mà cứ “lao vào”, cứ “xăm xăm băng mình”, cứ” tự quyết” bằng những khả năng quá mức cho phép thì phương pháp “khẩu văn” cũng chỉ kết thúc như một cách để thỏa mãn cái tôi, như một cách để thành món lạ giữa những thứ đáng chán ngấy chứ không thể trở thành một phương pháp văn chương đúng nghĩa.


Khái niệm tin tưởng vào cái nhìn và ký ức dường như không còn tồn tại... Nguyễn Quang Lập sẽ thật bất công với chính bản thân mình, nếu cứ đẩy mình hay quăng bắt chính mình trong mớ bòng bong của cuộc đời mà cứ tưởng rằng đó là tình yêu, là nhu cầu, là khao khát, là những ấm áp yêu thương...


Một trong những đức tính dân tộc của ta là tính trung dung, chiết dung, cái gì cũng ở mức vừa phải chứ không nổi bật. Tính dân tộc hiện đang được nói đến trong mỗi việc như là sự thể hiện lòng yêu nước; ở Ký Ức Vụn lại không thiếu những điều đó. Có lẽ chính vì thế mà hầu hết những nhân vật thời ấu thơ hay những bạn văn  trong Ký ức vụn cứ lúc đầu xấu rồi cũng đều tốt cả;


Tính dân tộc lại càng xuyên thấm trong việc thể hiện hình tượng, những con người xuất phát từ đời thực chứ không phải sự màu mè tô vẽ, dưới con mắt nhìn chân thật và với tính nghệ sĩ sẵn có Nguyễn Quang Lập đã tạo dựng được một không gian gần gũi nhất giữa người đọc và các nhân vật của mình. Như đồng chí Phạm Văn Đồng đã từng lưu ý các nhà văn: “Con người mới trong tác phẩm của chúng ta phải có quan điểm giai cấp công nhân rõ ràng nhưng đó là con người Việt Nam với tính tình cổ truyền đẹp đẽ.” Đọc Ký Ức Vụn ta dễ bị Nguyễn Quang Lập đánh lừa; bởi chính cảm xúc, tình thương, tình yêu dân tộc và ký ức tuổi thơ làm ta mất đi cái lý trí tỉnh táo để đánh giá tác phẩm dưới một văn bản; nhưng phải chăng như thế là đủ để cảm thụ một cuốn sách. Hay như Trịnh Quốc Dũng đã khẳng định: “Ký ức vụn đã thức tỉnh lương tri người đọc hướng về những cảnh đời éo le.” Cái tình đã được Nguyễn Quang Lập khơi gợi lên trong mỗi con người một cách khéo léo và sâu sắc nhất.


Bằng cái nợ đời cứ đeo bám lấy anh; Là người không để những nguyên lý thông thường cuốn đi, lần này Nguyễn Quang Lập đã trả được phần nào ân tình với chữ nghĩa...



Đ.T.T.B

Chất hài trong “ký ức vụn”

Tôi đã đọc say sưa một cách thích thú tập tạp văn “ký ức vụn” của Nguyễn Quang Lập. Lối văn tưng tửng, viết nhẹ như không, lôi cuốn người đọc bằng những trận cười, “cười ra nước mắt”. Bởi đằng sau những trận cười ấy là nỗi buồn, nhưng cũng chính nhờ cái cười mà người ta thấm thía hơn cái nỗi buồn được ẩn trong từng câu chữ, ẩn trong cái giọng điệu tưng tửng ấy.


Tập sách gồm rất nhiều những câu chuyện với những tựa đề rất giản đơn như: Thắng Á, Thằng cu Đô, Thằng Tiến…Nhưng bên trong là những câu chuyện chân dung về những người bạn, những người đã từng đi qua cuộc đời và để lại trong kí ức tác giả một hình ảnh, một số phận, một phác thảo cuộc đời. Đọc Ký ức vụn, cảm giác ban đầu thấy Nguyễn Quang Lập nói toàn chuyện linh tinh, tầm bậy tầm bạ. Nhưng khi đọc xong rồi suy ngẫm ta lại thấy đằng sau giọng văn có vẻ “ba trợn ba trạo” mà thực chất toàn chuyện cần thiết, nghiêm chỉnh của đời sống, chuyện gần gũi hàng ngày với đời sống của con người. Đó là chuyện ăn, chuyện ngủ, chuyện gia đình, dục vọng, là tình yêu, tình bạn, niềm thương nhớ quê hương, chiến tranh, sự giả trá, nhân cách làm người, chuyện thơ văn, rồi những cảm xúc như đau thương, oan khuất, mỉa mai, chua xót, oái oăm... Toàn những chuyện đời, rất chi là đời. Tất cả được Nguyễn Quang Lập vẽ lên bằng chất hài từ giọng điệu, ngôn từ.



1.Chất hài trong khẩu văn, trong cái “tục”


Đọc Ký ức vụn ai cũng cười nghiêng nghả vì ở đó cái tục, cái thanh hòa vào làm một. Văn của Ký ức vụn rất nhiều câu từ tục, giống như những ngôn từ người ta vẫn thường dùng trong đời thường, trong những câu chuyện giờ giải lao, hay trong bàn rượu, chén chú chén anh. Những câu chửi cửa miệng như “mịa”, “bố mày”, “cụ chúng mày”, hoặc phương ngữ như “ẻ vô”… Nguyễn Quang Lập sử dụng như không. Rõ ràng là các tác phẩm được viết bằng chữ trên giấy, in thành sách mà người đọc khi cầm quyển sách đọc lên cứ có cảm giác như mình đang được nghe kể bằng vô số thanh âm hài hước, lạ tai của cuộc sống, bằng những con chữ ngổn ngang được phô bày một cách tự nhiên không cần, hoặc không thèm gọt giũa. Lối văn nói đầy ắp chất cười của dân gian, chất cười từ cuộc sống lao động đời thường, từ cách nói tục tự nhiên đến lạ, tự nhiên đến mức như đó là chuyện bình thường của người đời, và nó được sử dụng quá thường xuyên. Có lẽ vì thế TS Đỗ Ngọc Thống lại thấy cái tục trong văn Nguyễn Quang Lập là một biện pháp tu từ. Phạm Xuân Nguyên lại nhận thấy “Lập nói tục rất có duyên”. Ngay chính Nguyễn Quang Lập cũng từng nói: “Tôi nghĩ nếu loại bỏ hết cái tục thì cuộc sống cũng như văn chương  sẽ nhạt đi nhiều lắm. Phải nói cái tục một khi đặt đúng chỗ nó sẽ được thanh hóa, hết bậy, lời nói hay câu văn bỗng nhiên có sức quyến rũ lạ thường. Nhưng dùng nó không dễ. Muốn dùng nó thì anh phải khá nhạy cảm với cái bậy, biết ghê răng với cái bậy. Tôi không dám nói tôi giỏi dùng cái tục, bởi vì không phải khi nào tôi dùng nó cũng thành công, nhưng tôi là kẻ dám dùng . Một khi tôi biết chắc không thể kiếm được cái thanh nào thay thế được cái tục, và chỉ cái tục mới làm tỏa sáng câu văn thì có đánh chết tôi cũng dùng”.


Nguyễn Quang Lập rất hay dùng tiếng địa phương vùng Bình Trị Thiên, dùng một cách tự nhiên đến hứng thú. Đi kèm với chi tiết phúng dụ, bao giờ Nguyễn Quang Lập cũng kéo thêm câu cửa miệng “ua chầu chầu”, “hay hè”…


Chuyện nói tục trong văn Nguyễn Quang Lập không phải để tạo cảm giác, gây ấn tượng mà quan trọng hơn, cao tay hơn là nó đã tạo được cảm xúc thẩm mỹ, gợi cho người đọc suy nghĩ, triết lý sâu sắc về cuộc đời... đó là cái tục có ý nghĩa và được đón nhận. Nguyễn Quang Lập nói tục để tạo cho ta những phản ứng thẩm mỹ bất ngờ, gợi cho ta suy ngẫm về muôn nỗi cuộc đời, gợi niềm khát khao cái đẹp đích thực.


2. Chất hài từ trong cách kể chuyện.


Với lối viết ngắn gọn, hiện đại lại tưng tửng, viết như không phải đang viết, những câu chuyện, những mảnh đời, những mảng màu kí ức cứ hiện lên mồn một.


Không thể không nói đến tài dựng chân dung của Nguyễn Quang Lập. Mấy chục đứa, “không đứa mô giống đứa mô”. Từ chân dung như Đăng Điệp, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Chu Lai…Từ chị Thuận hay ăn ruồi, thằng hai đầu gối, thằng Á, chị Du, thằng Thanh, con Hà ở quê anh... đến đám bạn bè nhà văn, rồi người đẹp chị MYZ, Tuyết Nga, Hồng Ánh... “đứa mô ra đứa nấy”. Các chân dung hiện lên bằng những câu chuyện mà độc giả không biết thật hay đùa, chỉ biết mình đã được hưởng những tràng cười


Các nhân vật như đi đứng, nói năng trước mắt ta. Mỗi người nói với ta một điều về sự sống. Như cô em họ Thu Vân ở Ba Đồn vừa đẹp, vừa thông minh lại giỏi giang nhưng 25, 26 tuổi vẫn “nhơn nhơn” với cái mác chưa chồng, hỏi ra mới biết không phải vì cô không thích lấy chồng mà vì không biết lấy ai? Ai đáng để lấy vì anh nào cũng bị cô chê là “nhạt”. Với lối kể chuyện đủng đỉnh, tưng tửng khiến người đọc vừa buồn cười vừa tưng tức. Ví dụ như câu chuyện kể về anh người yêu thứ tư của Thu Vân, anh này  là tiến sĩ ngữ văn, du học Nga về, tiền bạc không nhiều nhưng sách đầy nhà, gíao du tòan giáo sư tiến sĩ, bàn những chuyện trên trời, tầm quốc gia quốc tế. Để kết cho mối tình chóng vánh và đáng chán ấy, cũng là để kết một chân dung anh trai “nhạt”, Thu Vân xử anh chàng mắc bệnh khoe mẽ, đạo mạo đang ngồi trước mặt mình: “Điên tiết nó bảo anh biết Đức Khôi nói gì không, anh nói anh chỉ nghiên cứu Mạc Ngôn chưa nghiên cứu Đức Khôi. Nó nói Đức Khôi là bố em, ông chết lâu rồi, có đâu mà anh nghiên cứu.”


Hay chân dung ông Trần Chu đã 60 tuổi, Nguyễn Quang Lập tóm tắt tiểu sử nhân vật đầy “tiếng tăm” này như sau: “Thực sự ông có 14 vợ, 7 vợ ở xóm này, 3 vợ ở Đông Hà, 2 vợ ở Đà Nẵng, 1 vợ đi Mỹ, còn 1 bà ốm đau đã chết. Ông có 6o chục đứa con, 123 cháu. Quả là đại đội con, tiểu đoàn cháu” Rồi ngay cả cách ông Trần Chu này trị vì giang sơn “xóm bẩy vợ” của ông đoàn kết cũng được Nguyễn Quang Lập kể tưng tửng như sau: “Thằng Hoan nói nhưng các cô ở gần nhà nhau làm sao mà đoàn kết? Ông nói đoàn kết chơ, bà mô kêu ca ghen tuông, tui đè cổ mần cho cả đêm, trợn mắt ra, sau không dám kêu ca nữa.”


Ngoài những câu chuyện kể về các chân dung ra thì những chuyện về chiến tranh, xã hội, ma mãnh cũng được Nguyên Quang Lập kể bằng ngòi bút rất hài. Như chuyện “Ma”. Chuyện kể về một căn phòng của Hoàng Phủ Ngọc Tường trong dãy nhà cấp 4 của Thị xã Quảng Trị, trụ sở Tạp chí Cửa Việt. Một căn phòng có ma, và cái việc nó có ma ấy được chứng thực bằng một chuỗi các sự kiện gây cười. Mà đỉnh cao cho sự hài hước đó là sự kiện Bảo Ninh, Phạm Xuân Nguyên và Nguyễn Quang Lập ngủ chung trong căn phòng được khẳng định là có ma, bóng ma là một anh bộ đội. Tối đấy cả ba người tán nhăng tán cuội xong thì đi ngủ, nhưng Bảo Ninh chưa kịp ngủ thì đã vùng dậy đổi cho Quang Lập, Phạm Xuân Nguyên sờ của mình, rồi lại đến Phạm Xuân Nguyên bị sờ. Câu chuyện cứ đổ ập vào người đọc những trận cười hả hê, cười đến đau bụng.


Trong đó có những đoạn văn dài viết theo lối khẩu văn khiến người đọc cười chết ngất: “Tối sau Bảo Ninh nói mày cút sang phòng khách ngủ để tụi tao ngủ đây. Mình cười nói các ông hay nhỉ, tôi sang ngủ với ma còn các ông về ngủ với vợ tôi à? Bảo Ninh cười khì khì nói ờ nhỉ, quên quên.”…


“Vừa chợp mắt Bảo Ninh bỗng vùng dậy hét vang đù mẹ thằng Lập nha! Mình ngồi dậy hỏi sao. Bảo Ninh nghiến răng dơ nắm đấm đe đe: Mày sờ chim tao. Mình cười phì nói bộ tôi không có chim sao phải sờ chim ông.”


“Bảo Ninh nói hay thằng Nguyên, đù mẹ đúng rồi thằng Nguyên. Thằng Nguyên vùng dậy ngơ ngác hỏi cái gì cái gì. Mình nói nghi ai lại nghi thằng Nguyên, của vợ nó, nó còn nhác sờ nữa là cái thứ chim ông.”


Thằng Nguyên kêu lên thôi ngủ đi ông ơi! Bảo Ninh vừa chui vào màn vừa cằn nhằn hay là vợ thằng Lập sang sờ tao hì hì.”


Hay truyện “Niệu liệu pháp” kể về việc uống nước tiểu chữa được nhiều bệnh, hay truyện “hot boy” kể về những mẫu đàn ông lên ngôi của từng thời kì…


Tập tạp văn Ký ức vụn của Nguyễn Quang Lập đã đem lại cho độc giả những nụ cười hài hước mà ưu tư, suy ngẫm. Trong văn chương có rất nhiều lối viết, rất nhiều giọng điệu, thậm chí rất nhiều cách xắp đặt ngôn từ, và cách xây dựng truyện với ngôn từ và giọng điệu hài hước cũng là một lối viết để mang lại những thành công riêng, dư vị riêng, dấu ấn riêng.


HN 09-2009

Vũ Thị Huyền Trang