Theo Economist, tại Đối thoại Shangri-La 13, dù hung hăng “phản pháo” những lời chỉ trích thẳng thừng của Nhật và Mỹ, nhưng Trung Quốc vẫn phơi bày sự “đuối lý” của mình. Đơn giản vì sự thật không đứng về phía nước này.
Không khí tại Shangri – la năm nay vô cùng “nóng”. Theo Economist, một ấn bản tin tức và các vấn đề quốc tế của Anh, sở dĩ Đối thoại Shangri-La nóng như vậy là vì trong thời gian qua Trung Quốc đã hành xử bất chấp luật pháp quốc tế, có hàng loạt hành vi hung hăng đối với các nước đang có tranh chấp lãnh thổ với nước này. Hành động của Trung Quốc không chỉ khiến các nước láng giềng mà còn cả Mỹ cảm thấy lo ngại.Hồi tháng 11/2013, Trung Quốc đơn phương tuyên bố thành lập một ‘vùng phòng không’ trên biển Hoa Đông, bao trùm một phần rộng lớn của vùng biển này, trong đó có cả quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang có tranh chấp với Nhật Bản.
Trưởng đoàn Trung Quốc tại Đối thoại Shangri-La,
Phó tổng Tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc,
Trung tướng Vương Quán Trung
Theo Economist, có lẽ đã lường trước được việc sẽ phải hứng chịu những chỉ trích về các hành vi ngang ngược của mình nên người dẫn đầu phái đoàn Trung Quốc tới Đối thoại Shangri-La năm nay không phải là bộ trưởng quốc phòng. Thay vào đó, Trung Quốc cử một số quan chức hàng đầu khác của quân đội Trung Quốc là Vương Quán Trung - Phó Tổng tư lệnh và bà Phó Oánh (Fu Ying), cựu Thứ trưởng Ngoại giao, hiện là Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Trung Quốc tới tham dự.Sau đó, tháng 5/2014, Trung Quốc lại ngang nhiên đưa giàn khoan khổng lồ Hải Dương – 981 cùng đoàn tàu hơn trăm chiếc vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Trung Quốc còn nhiều lần ngăn cản Tất cả các đại biểu trong phái đoàn Trung Quốc đều tỏ ra tức giận với bài phát biểu của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Theo Economist, bài phát biểu trong tối khai mạc Shangri-La của ông Abe thực sự là một đòn tấn công nhằm vào Trung Quốc và những hành vi gần đây của nước này. Ông Abe hứa hẹn sẽ đưa Nhật Bản đóng vai trò tích cực và chủ động hơn đối với an ninh trong khu vực châu Á. Ông cam kết ủng hộ hết mình cho các nước Đông Nam Á. Ông bày tỏ sự ủng hộ với Philippines và Việt Nam, đồng thời cam kết sẽ cung cấp tàu tuần duyên cho hai nước.
Chưa kịp ‘thở’ sau khi bị Nhật Bản ‘tấn công’, sáng hôm sau, Trung Quốc lại bị Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel cáo buộc thẳng thừng Trung Quốc "gây mất ổn định, hành động đơn phương" ở Biển Đông. Ông bày tỏ sự ủng hộ với bài phát biểu của ông Abe và nhấn mạnh tầm quan trọng của chiến lược " trục châu Á" hay "tái cân bằng" châu Á của Mỹ. Ông khẳng định Mỹ "sẽ không làm ngơ" nếu trật tự thế giới bị đe dọa.
Theo Economist, một phần ý định của ông Hagel là nhằm xoa dịu sự thất vọng của các đồng minh châu Á trước bài phát biểu về chính sách đối ngoại quan trọng của Tổng thống Barack Obama trong mấy ngày trước đó. Trong bài phát biểu này, ông Obama đã không đề cập đến việc tái cân bằng châu Á và chỉ đề cập qua loa đến Trung Quốc.
Tuy nhiên, Trung Quốc có thể sẽ chú ý đến những chi tiết như Mỹ “phải luôn luôn làm chủ trên ‘sân khấu’ thế giới” và sẽ “đơn phương dùng sức mạnh quân sự nếu cần thiết…khi an ninh của các đồng minh bị đe dọa”. Các đồng minh của Mỹ ở châu Á sẽ không cảm thấy yên tâm với bài phát biểu trên của ông Obama, nhưng Trung Quốc có thể sẽ cảm thấy bị đe dọa.
Ngoài ra, những cam kết rõ ràng hơn của ông Hagel tại Shangri-La sẽ khiến Trung Quốc “chột dạ”.
Phó tổng Tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc, Trung tướng Vương Quán Trung (Wang Guanzhong) đã tức tối đáp trả lời phát biểu của ông Abe và ông Hagel. Ông này đã cáo buộc ông Abe và ông Hagel “kết bè” để chống Trung Quốc. Ông này còn gọi những lời chỉ trích của họ là "không thể tưởng tượng nổi”. Ông Vương nói rằng bài phát biểu của ông Hagel đã thể hiện "quyền bá chủ, sự đe dọa" của Mỹ và "không mang tính xây dựng".
Ngoài các đại biểu của Trung Quốc, thì hầu hết những đại biểu tham dự diễn đàn Shangri-La đều cho rằng bài phát biểu của ông Vương tại Shangri-La thể hiện sự “đuối lý” trong việc bảo vệ lập trường của Trung Quốc. Lập luận của ông này quá thô thiển, hết sức vô lý và trẻ con, đặc biệt là khi cho rằng Trung Quốc không phải là kẻ đã khiêu khích, gây bất ổn mà chính các nước đã bị Trung Quốc khiêu khích mới là bên gây bất ổn.
Ngoài ra, khi được hỏi các câu hỏi cụ thể, ông này cũng không thể trả lời được hoặc nói một cách khó hiểu. Ví dụ ông này đã không thể đưa ra được bằng chứng hay chứng cứ gì khi cố giải thích “đường chín đoạn” mà ai cũng cảm thấy bí ẩn mà Trung Quốc đã tự đặt ra, để ép các nước khác trong các tranh chấp lãnh thổ.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin The Economist, một ấn bản tin tức và các vấn đề quốc tế, có trụ sở tại London , Anh. Ấn bản này được thành lập vào năm 1843. The Economist có nhiều đối tượng độc giả là giám đốc điều hành danh tiếng và các nhà làm chính sách.
PHẠM KHÁNH (lược dịch)/IFN
---------------
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét