Thứ Sáu, 29 tháng 1, 2010

Snooty, Yet Warm

David Honl has just started shipping a gold-interior version of his popular 8" speed snoot, dubbed the Honl Zebra 8. When the light passes through the snoot, it bounces around and picks up the warm color -- similar to using a warming gel on your key light.

Which makes it great for for lighting human beings, especially those from Great Britain.

It's a store-bought homage to an old trick I first picked up from my friend Chris Usher. He used to scrounge manilla folders when shooting biz portraits in an office. Just roll 'em up and make a warm snoot with a rubber band.The effect is similar, albeit less efficient.

Oh, and thanks to users having hacked the original use of the snoots, they now do double duty as bounce reflectors when attached in the manner shown in the photo up top.
__________


:: Product Page ::

-30-

Một phiên toà bảy câu hỏi

Vụ Hiệu trưởng mua dâm lùm xùm cả tuần nay, mỗi ngày xử phúc thẩm lại tòi ra một bí mật cho thấy sự đồi bại đang nằm sau vụ án đồi bại kia. Sở dĩ như vậy vì cả ông hiểu trưởng Sầm Đức Xương và hai cô học trò Nguyễn Thị Hằng, Nguyễn Thị Thanh Thúy đều phản cung.


 Ông Xương thì nói  ông bị công an huyện Vị Xuyên bắt tạm giam tại nơi làm việc.  Việc xét hỏi kéo dài từ chiều 07/09/2009 đến 01h sáng ngày hôm sau, mệt mỏi và sợ hãi nên ông đã nhận bừa. Ông nói:Trước hết, tôi là một nhà giáo, một hiệu trưởng, tôi không bao giờ làm cái việc đồi bại là ngủ với học sinh của mình. Thứ hai, tôi bị bệnh tiểu đường và viêm tinh hoàn, 3 năm trở lại đây không còn khả năng quan hệ tình dục.Thứ ba: trước khi bị bắt 02 ngày tôi có nhận được một cuộc điện thoại nói rằng sẽ có một nhóm học sinh và một nhóm người sẽ đứng ra tố cáo tôi. Tôi cho rằng mình bị người khác hãm hại, mất toàn bộ công danh, sự nghiệp. 


Cái thứ nhất có thể ông Xương nói dối nhưng cái thứ hai thì phải có thẩm định y tế mới xác minh được. Sở y tế nói bệnh tiểu đường không ảnh hưởng tình dục, thì đúng rồi, nhưng nếu dùng thuốc chữa tiểu đường không biết cách sẽ liệt dương là cái chắc. Lại còn viêm hai hòn nữa. Toà muốn xử công minh tại sao toà không cho thẩm định y tế mà cứ xử? Ông Xương nói ông bị hãm hại cơ mà. Muốn tóng tù người ta toà phải chứng minh người ta không bị hãm hại, đó mới gọi là toà. Đó là câu hỏi thứ nhất.


Nhưng điều thứ ba ông Xương nói mới quan trọng:: Trước khi bị bắt 02 ngày tôi có nhận được một cuộc điện thoại nói rằng sẽ có một nhóm học sinh và một nhóm người sẽ đứng ra tố cáo tôi. Người gọi điện là ai? Kẻ đưa tin đồn nhảm hay kẻ nằm trong đường dây hãm hại ông Xương gọi điện doạ dẫm. Phải chăng Hà Giang cũng có một đường dây quyền lực vô hình tạm gọi là đường dây lợi hay hại. Nếu anh cung cúc tuân theo tất nhiên anh có lợi, nhược bằng ương ngạnh bất tuân coi chừng bóc lịch có ngày. Vậy thì tại sao toà không hỏi người gọi điện là ai để tróc cổ đến toà hỏi cho ra nhẽ. Hay là toà sợ, động đến đường dây lợi hay hại có khi toà cũng mất cái câu cơm cũng không biết chừng. Đó là câu hỏi thứ hai


Luật sư Nguyễn Văn Tú thì khẳng định: Bị cáo Xương không nói lời nói sau cùng như Biên bản phiên tòa đã ghi “Tôi thừa nhận hành vi phạm tội của mình và xin khoan hồng” trong khi trên thực tế bị cáo Sầm Đức Xương nói lời sau cùng là không thừa nhận phạm tội, không xin nhẹ hình phạt mà chỉ trình bày hoàn cảnh bản thân là trụ cột gia đình.


Biên bản phiên toà là biên bản biạ à? Hay vì cái biên bản này đã làm trước khi xử? Nếu đúng vậy thì nên xử luôn toà sơ thẩm mới thực sự công minh. Đó là câu hỏi thứ ba.


            Hai cô học trò mới thực sự làm mọi người sửng sốt. Có lẽ tấn bi hài bắt đầu có từ đây. Nguyễn Thị Hằng   đã khai trước tòa rất rõ ràng rằng cán bộ điều tra đã bắt Hằng ký vào biên bản điều tra trước, sau đó mới điền nội dung xét hỏi vào sau. Hằng bị yêu cầu phải ký vào các tờ giấy trắng dòng chữ “những điều khai trên là đúng sự thật” và ký tên ở cuối trang. Điều tra viên Nguyễn Văn Cường là người tiến hành điều tra xét hỏi bị cáo Hằng, thế nhưng, trong hồ sơ điều tra của công an huyện Vị Xuyên, cán bộ điều tra lại là người khác. Mặt khác, Kiểm sát viên Hà Quang Huy đã bắt Hằng phải học thuộc những lời khai trong cáo trạng để trả lời trước HĐXX phiên sơ thẩm. Hằng cũng bị ép buộc phải viết đơn từ chối luật sư (phiên sơ thẩm) và được hứa hẹn “làm như thế sẽ được giảm tội”.


            Điều này có đúng không? Nếu đúng thì phải có một phiên toà khác xử tội làm sai lệch hồ sơ và trình tự tố tụng. Muốn biết đúng hay không đúng thì phải có điều tra, tức là phiên toà phải dừng lại để điều tra lại, bởi vì đây là tình tiết then chốt của vụ án. Tại sao toà không dừng mà vẫn tiếp tục xử? Đó là câu hỏi thứ tư.


            Một danh sách mua dâm do hai cô học trò tung ra, gọi là danh sách đen bao gồm các đồng chí đảng viên ưu tú của tỉnh làm toà cũng phải giật mình. Đến đây thì biết toà sợ thật, đã cố lờ đi danh sách đó bao gồm những ai. Đặc biệt khi động đến ông quan đầu tỉnh Nguyễn Trường Tô thì không những toà sợ mà báo chí cũng sợ: Luật sư bào chữa cho Nguyễn Thị Hằng đã hỏi bị cáo: Vì sao bị cáo biết số điện thoại của ông NTT? Bị cáo trả lời:  hôm đi ăn cơm, bác T ngồi cạnh và cầm điện thoại của Hằng nháy vào số máy bác T, sau đó bị cáo nhiều lần đến phòng làm việc của bác T trong UBND tỉnh. Bị cáo mô tả vào đó phải đi qua bảo vệ như thế nào, phòng bác trên tầng hai đi về phía cuối… Hội đồng xét xử và kiểm sát viên kiên quyết ngăn luật sư Tú tiếp tục hỏi về vấn đề này.


Các báo đưa tin thậm thà thậm thụt, khi thì bảo một vị quan chức, khi thì nói một lãnh đạo cao cấp, cuối cũng cũng chỉ dám viết tắt là ông T.  Báo chí sợ hỏi sao toà không sợ. Tại sao lại phải sợ đến thế? Đây là câu hỏi thứ năm.


Sau phiên xử sơ thẩm, ông Tô đã nói rất hùng hồn, báo chí đăng rành rành: Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Nguyễn Trường Tô cho rằng, hiệu trưởng mua dâm nữ sinh là một việc động trời, không thể hình dung được. Đây là một việc làm đáng xấu hổ và không thể chấp nhận với một thầy giáo đồng thời là người đứng đầu một trường cấp 3.


Tại sao khi bị cáo đã lên tiếng, báo chí đã đưa tin thì ông Tô không còn lên tiếng nữa. Ông là quan đầu tỉnh còn sợ ai nữa sao không lên tiếng? Tại sao toà không mời ông Tô đến để đối chứng, hay toà cũng sợ nốt. Đó là câu hỏi thứ sáu.


Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy  Hà Giang, ông Lê Quang Triều khẳng định: UBKT Tỉnh ủy Hà Giang đã nhận được văn bản của văn phòng Luật sư Vì Dân kèm theo “danh sách đen” những cá nhân tham gia mua dâm trẻ em vị thành niên, trong đó có nhiều cán bộ, Đảng viên trong các cơ quan quản lý Nhà nước của Hà Giang. Ông nói ông rất sửng sốt khi biết tin này. Chẳng rõ ông sửng sốt vì cái gi. Sửng sốt vì ông không ngờ các quan trong tỉnh đã mua dâm, trong đó có quan đầu tỉnh hay sửng sốt vì không thể tin nỗi tại sao người ta dám tung ra danh sách đen trong một phiên toà dưới chế độ tươi đẹp của chúng ta? Nếu ông Triều sửng sốt điều thứ nhất thì ông quá quan liêu, sửng sốt điều thứ hai thì ông quá ngu tín. Đó là câu hỏi thứ 7, cũng là câu hỏi cuối cùng.


Công lý không thể là trò chơi trốn tìm sự thật!


   Hà Văn Thịnh – Đại học Khoa học Huế


 Vụ án Hiệu trưởng mua dâm và những cô gái vị thành niên “môi giới mại dâm” đang đẩy luật pháp và công lý đến những giới hạn cuối cùng của sự chịu đựng. Tất cả đang diễn ra như một bộ phim mà nội dung của nó ai cũng biết rõ: Có những nhân vật đen, trong một danh sách đen đang cố tình làm sai lệch hồ sơ và kết quả của phiên tòa! Đó là điều không thể chấp nhận khi chúng ta luôn nói rằng sự “thượng tôn luật pháp” (rule of the law) là nguyên tắc, thực thể hiện hữu trong thể chế XHCN minh bạch, công bằng!


 Thứ nhất, làm sao có thể hỏi cung “bị can” tuổi vị thành niên mà không có người giám hộ? Tại sao kiểm sát viên có quyền mớm cung cho phạm nhân rằng từ chối lời mời luật sư trong phiên xử sơ thẩm là con đường đúng để được giảm án? Tại sao điều tra viên (hỏi cung) là một người mà trong hồ sơ lại là tên của một người khác? Tại sao “phạm nhân” phải ký tên trước và điền lời khai vào sau? Tại sao người “môi giới mại dâm” đồng thời là nạn nhân lại là đồng phạm của kẻ thủ ác, kẻ mua dâm và “ban phát” cái đó cho bạn bè? Tại sao cả một bộ máy hành pháp có thể vô cảm và ngang nhiên đến vậy khi bức cung những đứa trẻ thiếu hiểu biết ở một vùng đất xa xôi, hẻo lánh như Hà Giang? Tại sao vi phạm quy trình tố tụng nghiêm trọng đến như thế (cả công an, viện kiểm sát, tòa án – Vietnamnet, 28.1.2010) mà vụ án vẫn được đem ra xử? Tại sao danh sách đen với 9 vị quan chức thuộc diện “tỉnh ủy quản lý” lại bị che dấu khi tội phạm là điều ai cũng rõ?... Quá  nhiều câu hỏi cho một phiên tòa bất công, tệ hại và không thể biện minh.


            Thứ hai, bộ máy tư pháp Việt Nam hiện nay đang vận hành với cách ứng xử của lệ làng coi thường phép nước là điều không cần phải chứng minh vì người viết bài này hiện đang bị các cơ quan chức năng làm khó dễ (đe dọa gián tiếp như gặp và làm việc với sếp để vồ đánh đục, đục gõ vào săng, săng hoang mang tìm đường ra nghĩa địa) vì đã công khai các sự thật (đã đăng tải trên các báo, có nghĩa là những điều cũ nhưng với cơ quan chức năng thì nó cứ mới) theo ngôn ngữ thiếu mềm dẻo. Ngôn từ là điều cần phải rút kinh nghiệm nhưng sự thật thì không. Rút đến tận cùng thì sự thật vẫn là sự thật. Cách làm  của bộ máy tư pháp khi hai mạng người chết là 3 năm tù treo và hai con vịt bị biến thành đồ nhậu với mức án 13 năm tù ở là điều không thể tha thứ, cho dù là ở bất kỳ chế độ nào.


             Trong phát biểu mới đây, ông Trương Tấn Sang – Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng có nói rằng tham nhũng (đồng nghĩa với lộng hành, chuyên quyền quá đáng – tôi bổ sung, HVT) làm người dân mất lòng tin và trở thành một trong những nguy cơ lớn đe dọa đến sự sống còn của Đảng và chế độ (Vietnamnet, 28.1.2010). Đó là một nhận định chính xác. Khi niềm tin bị xói mòn, khi nhìn vào đâu cũng thấy sai, người dân biết tin vào ai?


  Rất mong rằng Đảng ta luôn luôn sáng suốt và cẩn trọng để người dân có được niềm tin mới…


 Huế, 29.1.2010. 20h45’. Tel: 0914.079.210

Thứ Năm, 28 tháng 1, 2010

Put a Li'l Boom in Your Pocket: The Matthews Scissors-Clip

I had a few people ask about how I mounted the SB-800 in the ceiling for the John McIntyre photo last week. I used a Matthews Scissor-Clip, a sweet little light stand / cable clamp made just for suspended ceilings.

Hit the jump for more info and pics. Read more »

Hà Nội trong tôi

Tuỳ bút


  


[caption id="attachment_4600" align="alignleft" width="276" caption="Hồ Linh Đàm nhìn từ cửa sổ nhà tôi"][/caption]

Hà Nội trong kí ức xa vời của tôi, khi tôi còn là chú bé bốn, năm tuổi ở men bờ sông Gianh, là một vệt xanh xa mờ nằm dưới đuôi cán chiếc gáo lớn của Thiên hà, gọi là Bắc Đẩu thất tinh. Cái vệt xanh mờ ấy quá xa xôi khiến tôi chẳng dám mơ một ngaỳ mình sẽ đến Thủ đô.



 Ba tôi nói Hà Nội là thủ đô có nhiều hồ nhất thế giới, hơn một trăm hồ lận. Còn bé tí hin thì một trăm là con số khổng lồ, ngay lập tức cái vệt xanh mờ xa xôi kia trong trí tưởng tượng giàu có bẩm sinh của tôi là một cái hồ vĩ đại, thỉnh thoảng vào những ngày hè oi bức ông trời đã lấy chiếc gáo Bắc đẩu thất tinh múc nước hồ tưới mát khắp cõi nhân gian.

            Rồi thầy tôi nói Hà Nội là trái tim của Tổ quốc, tôi chưa biết hình thù trái tim ra sao, kể từ đó trái tim Tổ quốc là chiếc hồ lớn  lớn dập dềnh dập dềnh trong các giấc mơ đẹp nhất của tôi. Đôi khi chiêm bao chiếc hồ vĩ đại kia cạn nước, Tổ quốc quằn quại đau thương, giật mình vùng dậy trong đêm ngồi mếu máo khóc.


     Lớn lên một chút, suốt ngày đọc thơ Trần Đăng Khoa viết về Hà Nội, cứ nhắm nghiền mắt vừa đi vừa đọc, tưởng tượng mình cùng trần Đăng Khoa nắm tay nhau dung dăng dung dẻ đi trong lòng Hà Nội….Hà Nội có nhiều hoa/Bó từng chùm cẩn thận /Các chú vào mua hoa /Tươi cười ra mặt trận /Hà Nội có Hồ Gươm /Nước xanh như pha mực /Bên Hồ ngọn Tháp Bút/ Viết thơ lên trời cao… Hà Nội có tàu điện/ Đi về cứ leng keng/Người xuống và người lên/Người nào trông cũng đẹp … ôi chao ôi là thích.


            Chẳng ngờ mười tám tuổi đến Hà Nội, kể từ bấy đến nay loanh đi về  và sống cùng với Hà Nội, thấy Hà Nội quá gần gũi với quê nhà. Hà Nội rợp bóng cây, đi trong lòng Hà Nội lòng thư thái như đi trong vườn nhà mình.  Hà Nội mênh mang sông nước, chen giữa sông Lừ, sông Sét, Tô Lịch và Kim Ngưu chảy dọc ngang là hồ, mênh mang nước xanh ngắt, lăn tăn sóng, thấy Hà Nội chẳng khác bao nhiêu trong trí tưởng tượng bé con của tôi.


              Sông hồ Hà Nội sinh ra cho Hà Nội mãi xanh tươi, đầy sức sống. Nó là khoảng lặng bình yên nơi đô hội, chỗ dừng chân nghỉ ngơi, nơi thanh sạch nhất yên tĩnh nhất để tìm về. Khách thập phương tìm về Hà Nội là tìm về thành phố sông hồ, người ta có thể có những xa lộ rộng mênh mông, những toà nhà chọc trời, những  đường tàu điện ngầm, những cáp treo tàu hoả, nhưng người ta không thể làm ra một thành phố sông hồ như Hà Nội. Không thể, không ai có thể trừ Tạo Hoá.


Tạo hoá đã cho trai gái Hà Nội nơi hẹn hò, cho con nít Hà Nội có chỗ rong chơi, cho người Hà Nội thảnh thơi sau một ngày lam lũ, Tạo Hoá nhân văn đến thế là cùng. Kỉ niệm về Hà Nội chủ yếu cũng là kỉ niệm về sông hồ, những đứa con Hà Nội xa nhà trong bao da diết về quê nhà không thể thiếu vắng sông hồ, chút hồn quê lấp lánh ngọt lịm.


Tôi đã ngồi với người yêu tôi dưới những tàng cây hoa sữa hồ Thiền Quang, Nguyễn Quang Thiều cũng đã ngồi với người yêu nơi đấy. Một buổi chiều tôi đã thấy Xuân Quỳnh khoác tay Lưu Quang Vũ thong thả quanh hồ, trong khi Nguyễn Đình Thi đứng tựa gốc cây nhìn xa xôi sang bên kia đường Trần Nhân Tông, hình như ông cũng đang đứng đợi người tình.


Hồ Gươm là nơi tôi thường cùng ba đứa con tôi chơi đùa những buổi chiều nằng nhạt, nơi đấy tôi cũng đã thấy Lan Hương 13 tuổi mặc chiếc áo hoa cọc tay chạy tung tăng quanh những hàng liễu rũ, đứng tròn xoe mắt trước cây lộc vừng chín gốc. Bảy năm sau hình như Lan Hương đã nhận nụ hôn đầu cũng ở nơi đây.


Và Hồ Tây thật quá nhiều kỉ niệm với Phùng Quán, với Trần Dần, Tào Mạt. Trên chòi ngắm sóng Tào Mạt rưng rưng gõ nhịp hát những câu chèo, Trần Dân rưng rưng nhấp chén rượu Vân nhìn như xé màn sương hồ, tuồng như ông đang cố tìm cố vớt những gì ông đã mất, Phùng Quán rưng rưng đọc mấy câu thơ thương nhớ một người xưa.


Ở xa kia, bên kia đường Thanh niên hình như Lê Vân đang ngồi bó gối, âm thầm đếm sóng như đếm những cuộc tình tan. Đường Cổ Ngư người yêu của Trần Tiến đang vừa khóc vừa chạy bời bời sau một cuộc tình dang dở. Bên kia hồ Trúc Bạch, Nguyễn Khải chiều chiều đứng khoanh tay nhìn xuống đáy hồ, âm thầm thương nhớ đứa con yêu.


Nhiều không sao kể xiết những kỉ niệm về hồ. Những kỉ niệm vu vơ thế kia biết đâu sẽ là những kỉ niệm ngọc ngà, bởi vì hồ Hà Nội đang mất dần, đang chết dần, đang bị rẻ rúng bị bức tử dần, thật là đau xót. 


Hà Nội còn bao nhiêu hồ, một trăm hồ chăng, không không chỉ 65 hồ thôi, không không chỉ còn 40 hồ thôi, không không chỉ hơn ba chục, không không chỉ còn hơn mười hồ là đáng kể.Tất cả các hồ đều bị ô nhiễm trầm trọng kể cả Hồ Gươm, Hồ Tây. Vì sao lại thế, không nói ai cũng biết, nói như Nguyễn Quang Thiều “nói mỏi mồm rồi, nói thêm nữa thì cũng thế.”


Hà Nội đang lớn mạnh không ngừng nhưng Hà Nội đang mất dần đi trong niềm yêu thương của người Hà Nội, đơn giản vì Hà Nội đang mất dần đi cây xanh, vỉa hè và sông hồ. Cả ba thứ đó ngàn năm vẫn sống yên bình trong lòng người Hà Nội, bỗng một ngày tủi hổ ra đi, lẳng lẳng biến mất trước bao nhiêu ngơ ngác.


Tôi nhớ một buổi chiều cuối năm 1994, khi tôi rượu đã say, đang chân nam đá chân chiêu vượt qua đường tàu đi vào hồ Ba Mẫu, lúc này nó đang teo dần từa tựa một cái ao, tôi bỗng gặp Trần Dần.


Ông chống gậy đứng lặng lắc phắc nhìn như xé xuống đáy hồ, nói Lập có biết Tạo hoá là gì không. Tôi không nói, ông cũng không nói, toàn thân ông rung rung cơ chừng như sắp bay đi mất. Rất lâu sau ông mới cất tiếng rung rung, nói tạo hóa là trời cho, phàm trời cho cái gì không lo gìn giữ, bỉ của trời thì có ngày rước lấy hoạ đó em.


Chiều nay buồn, ngồi nhìn qua cửa sổ ngóng xuống hồ Linh Đàm, thốt nhiên câu nói Trần Dần văng vẳng bên tai, rưng rưng muốn khóc, lẳng lặng ngồi vào bàn viết. Viết xong trời đã tối mịt, bèn in ra rồi cầm bài viết này  lết lên gác thượng tầng 15 khu nhà tôi ở, thả những tâm tư này  xuống lòng đất như thả vào lòng Hà Nội của riêng tôi.


Có thể nhiều người cho là sến, nhưng khi ấy, khi hai mảnh giấy chao nghiêng dần dần sà vào lòng đất, thốt nhiên trong tôi dâng lên một nổi gì không nói được.

Thứ Tư, 27 tháng 1, 2010

Nhậu nhẹt ba miền

 Dân viết lách thường hay tụ bạ nhậu nhẹt, phần vì ham vui, rời khỏi bàn làm việc, sau khi một mình chống chọi với “ pháp trường trắng”, đa phần đều muốn tìm kiếm bạn bè giải stress; phần vì nhu cầu tìm kiếm thông tin, nhặt nhạnh tư liệu sống quanh bàn nhậu. Đôi khi nghe lỏm được nhiều ý tưởng cực hay, nhiều đề tài hấp dẫn bạn bè buột miệng nói ra.


            Bây giờ nhậu nhẹt ba miền na ná nhau, ngày xưa khác nhau lắm. Sài Gòn sôi động, đời sống chảy xiết, dân nhậu  Sài Gòn, là nói cánh viết lách, sáng dậy sớm hẹn nhau đi ăn sáng uống cà phê nói chuyện công việc, rồi cắm cổ làm việc cho đến chiều tối xong việc mới nhậu nhẹt tới số, có khi kéo dài tới khuya.


 Nhậu nhẹt ra nhậu nhẹt, mọi người quẳng hết việc hát hò chọc quê chơi vui, đúng là dân nhậu chuyên nghiệp. Anh nào gọi đi nhậu anh đó trả tiền, luật bất thanh văn từ xưa đến nay. Không như dân Bắc cứ gọi nhau đi,  nhậu xong ai có tiền thì trả, thành thử đến giờ thanh toán cứ nhìn nhau nói cười nhàn nhạt, nhiều anh cứ đúng giờ đó thì nhìn đồng hồ đứng dậy, nói mình có việc phải về sớm, bí quá thì nhảy đại nhảy vào toilet, hi hi.


 Sài Gòn mỗi trận nhậu thường chia thành ba hiệp, hiệp một bia hơi, uống mồi chừng dăm bảy vại là kéo nhau đi Karaoke, hội hát bằng mồm hội hát bằng tay. Cuối cùng thì nháy nhau đi massage, kẻ massage sấp người massage ngửa. Sau đó thì biệt tăm, có khi nửa năm chẳng gặp nhau.


 Sài Gòn lắm việc, bạn bè từ xa đến, sơ thì mời nhau cà phê ăn sáng, thân thì nhậu một trận tơi bời rồi lặn mất tiêu, ít ai mời bạn về nhà. Nhiều người mới vào vào Sài Gòn hay bị sốc. Đã quen thói ở miền Trung miền Bắc, hễ có bạn tới là đánh đu với bạn suốt ngày, nay thấy bạn lặn mất tiêu suốt kì mình ở chơi, đến ngày về gọi điện chào cũng chỉ nói đi mạnh giỏi nghen, chẳng thấy tiễn tiếc gì thì ngạc nhiên lắm, đôi khi tủi thân, bực mình nữa.


Ngược lại dân Sài Gòn lần đầu ra Bắc cũng hay bị sốc. Sáng mấy anh quen gọi đi nhậu, chiều cũng mấy anh đó đón đi, ngay mai ngày kia vẫn mấy anh đó, đến ngày ra đi cũng mấy anh đó. Nhiều người cứ băn khoăn không hiểu sao người ta mất quá nhiều thời giờ vì mình, đâu biết thời đó cánh viết lách xứ Bắc chỉ có một món tiêu xài thoải mái, đó là thời gian.


Dân Hà Nội cà phê không ham, công việc cũng chẳng nhiều, ngủ  dậy muộn, ăn sáng xong làm mấy chén chè chén mới túc tắc đến công sở. Vật vờ vào ra cho đến trưa, giờ cơm trưa cũng là giờ đàn đúm, đến chiều tối lo về với vợ. Phàm đã chui vào chuồng lập tức nội bất xuất ngoại bất nhập, cố gắng làm anh chồng ngoan cho đến sáng hôm sau. Nhậu nhẹt nhiều khi như họp, bàn đủ chuyện trên trời dưới đất, cãi nhau ỏm tỏi.


Thi thoảng mới có cuộc nhậu chia làm ba hiệp, hiệp một nhậu say chí tử, hiệp hai mới kéo nhau đi hát hay massage. Nhưng  quân số hiệp hai thường mất đi một nửa, đủ thứ lý do để bỏ cuộc, người sợ vợ, kẻ sợ quan trên nhìn xuống người ta trông vào.


Dân nhậu Hà Nội quan tâm đến cái view, thoáng đãng yên tĩnh càng tốt vì họ cần nói chuyện, cuộc nhậu nào cũng có người nêu vấn đề mọi người góp bàn hoặc tranh cãi, gọi là nhậu vấn đề. Cánh viết lách Hà Nội ngồi với nhau mỗi ông là một ông trời con, không việc gì không phán được, ông nào ông nấy phát ngôn tầm cỡ uỷ viên trung ương, rất ghê. Hết nhậu về công sở lại bóp miệng vật vờ vào ra vô cùng khiêm tốn, hi hi.


        Dân viết lách miền Trung thường nhậu nhẹt bất tử, bất kể giờ nào miễn có tiền. Việc vàn chẳng có bao lăm, thời gian không thành vấn đề, chỉ cần cái cớ là kéo nhau vào quán. Bạn bè ở Nam ra, ở Bắc vào là cái cớ tuyệt vời để khai báo với vợ, có thể đi thâu đêm suốt sáng.


            Miền Trung vẫn giữ được thói quê, bạn bè từ xa đến không thể không mời về nhà, làm mâm cơm đãi bạn, nhậu nhẹt ở nhà chán chê rồi mới đi ra quán. Khách khứa nhiều người chạy sô ăn cơm nhà bạn cũng đủ chết xác nhưng không thể từ chối, bữa cơm nhà như là chứng chỉ của tình thân sự quí trọng, thiếu nó lắm người rất áy náy.


            Không có khách khứa thì tụ bạ quán cà phê  ngồi chán thế nào cũng có người kéo đi quán, nhậu hết cuộc này sang cuộc khác, tối vừa về nhà có người gọi lại vọt,  các bà vợ chỉ nguýt lườm ít ai dám nói. Ngày nào cũng nhậu, ít ai có khả năng bao sân, thành ra có kiểu nhậu nối dài. Anh đến sau bảo kể từ đây là phần của tôi nhé, một anh khác đến lại bảo kể từ đây là phần của tôi nhé, mỗi anh chịu thanh toán một khúc, cứ thế nối dài ra mãi.


Về sau cánh nhà báo có kiểu nhậu bắt Fulro, gọi người ra trả tiền hộ. Nhậu giữa chừng thì gọi ai đó, thường là các ông chủ doanh nghiệp, các quan chức trong tỉnh mời họ ra nhậu chơi. Mấy ông này lập tức hiểu ý, vọt ra làm đôi ba chén, góp vui đôi ba câu rồi giành lấy  bill thanh toán cái rẹt. Không phải ai cũng thích kiểu nhậu bắt Fulro, vì nó luỵ đến đạo đức nghề nghiệp, nhưng tỉnh nào cũng có một anh bắt Fulrro cực tài, rất đáng sợ.


Ngày nay văn hoá nhậu ba miền đã có nhiều điểm tương đồng. Dân nhậu Bắc, Trung đã chuyên nghiệp tựa dân nhậu Nam. Cánh viết lách Hà Nội không chỉ nhậu vấn đề, nhậu đờn ca cũng rất phê. Cánh viết lách Sài Gòn không chỉ nhậu đàn ca mà nhậu vấn đề cũng rất nổ. Cánh viết lách miền Trung đã có nhiều việc làm hơn, anh nào cũng cộng tác với vài ba tờ báo ở Hà Nội, Sài Gòn, nhậu nhẹt đã có giờ, không còn triền miên như ngày xưa nữa. Cả ba miền bây giờ chỉ nhậu hết hiệp một là về, ít ai sa đà sang hiệp hai hiệp ba tốn tiền mất thời giờ phí sức.


Phục vụ nhà hàng ba miền cũng có nhiều đổi khác. Miền Bắc, miền Trung học miền Nam đã thực bụng coi khách hàng là thượng đế. Nhân viên nhà hàng Hà Nội biết mềm mỏng lịch lãm nhiệt tình, đã mất đi khá nhiều các bộ mặt lạnh lùng khinh khỉnh, di chứng thời bao cấp. Nhân viên nhà hàng miền Trung cũng tiến bộ rất nhanh, không còn nhiều nhà hàng cho nhân viên ra tranh giành nhau chặn bắt khách hàng, bắt được rồi gọi gì cũng dạ, dạ riết mà chẳng thấy đưa món ra. Hỏi vì sao chưa đưa món ra, lại dạ. Nói tôi hỏi vì sao chưa đưa  món ra dạ dạ cái gì, vẫn cúi đầu lễ phép dạ dạ, tức phát điên. Việc ấy bây giờ tuồng như đã chấm dứt. Có lẽ văn hoá dịch vụ thời bao cấp sắp chết thật rồi chăng?


Mừng.


( Bài viết cho Sài gòn tiếp thị)

Thứ Ba, 26 tháng 1, 2010

Two-Light Portrait: Climber's Hands

One of the more common questions I get asked is, "How many flashes should I have?"

Obvious answer: As many as possible -- but that's just me.

But the majority of what I shoot is done with two lights, so that is what I usually recommend for people starting out. And I really enjoy finding ways to exploit two light sources (plus ambient) in as many ways as possible.

Keep reading for a quick walk-thru at this shot of a rock climber's hands. Read more »

Chủ Nhật, 24 tháng 1, 2010

Nhớ Trần Khắc Tám

            Mình quen Trần Khắc Tám từ năm 1982 khi mình vừa chuyển quân từ Quảng Ninh về Đà Nẵng. Một buổi sáng mình đến Hội văn nghệ chơi, thấy một anh chàng ốm nhom đi đứng nhẹ tênh như là không dính đất nhưng mặt mũi  sáng trưng, đẹp trai nữa, đôi mắt tươi sáng lạ thường. Mình hỏi nhỏ Thanh Quế ai đó, anh Quế kéo mình đến chỗ nó, nói Tám Tám, Nguyễn Quang Lập đây này.


            Nó bắt tay mình, cái nhìn vô cùng ấm áp thân thiện, nóiLập vừa ở Quảng Ninh vào à. Té ra nó đọc rất nhiều, mình mới in có  hơn chục bài thơ mà nó đọc hết, nói vanh vách bài này bài bài nọ, còn biết mình là bộ đội tên lửa, vừa được giải thơ Trung ương Đoàn, học Bách Khoa, người Quảng Bình. Mình sướng rêm, không ngờ thế mà mình cũng nổi tiếng, ít nhất cũng có một người thích thơ mình, đó là Trần Khắc Tám, hi hi.


             Hồi đó Hội Văn Nghệ Quảng Nam- Đà Năng rất mạnh, lực lượng hùng hậu, qui tụ nhiều văn tài khét tiếng, tụi mình chỉ là đám văn trẻ loăng quăng, mấy thằng hay chơi với nhau là mình, Trương Điện Thắng, Thuận Hữu, Nguyễn Tấn Sĩ, Trần Khắc Tám…suốt ngày đàn đúm, đói rách thế mà hễ gặp nhau là kéo nhau vào quán bù khú, tranh nhau đọc thơ văng cả bọt mép, say sưa ngất ngưỡng con cà cưỡng, thằng nào thằng nấy hung hăng lắm, như sắp giật giải Nobel đến nơi, hi hi.


           


[caption id="attachment_4552" align="alignleft" width="117" caption="Trần Khắc Tám và bọ Lập năm 1983"][/caption]

Tám lăng lẳng theo hội này, không hăng máu vịt như tụi mình, chỉ lẳng lặng ngồi nghe, ừ ừ à à, thỉnh thoảng nói một câu tiếng nào tiếng nấy rời như cơm nguội, nếu không nhìn vào mắt nó, chỉ nghe nó nói thật chán ngắt. Tuồng như nó sống để nhìn và ứng xử chứ không phải để nói. Mắt nó biết nói, chỉ nhìn vào mắt nó thì biết nó yêu ghét thế nào, vui buồn ra sao.


            Ngồi đâu cũng vậy, ai bảo đọc thơ thì bẽn lẽn ngượng ngùng như gái bị gợi tình, nói thơ tui có chi mà. Ép mãi rồi cũng đọc một bài, được khen mắt lóng la lóng lánh hệt gái nhận được nụ hôn đầu, nói hay thiệt không hay thiệt không. Rồi ngồi im nghe người khác nói mắt ngước nhìn háo hức, ai nói chuyện với nó, chỉ cần nhìn mắt nó thôi cứ muốn nói mãi.


            Bạn bè ai có thành công gì nó hân hoan mừng rỡ giống người nhà có được thành công, ngồi đâu cũng chép miệng nói ông đó giỏi hè, bà kia giỏi hè vô cùng chân thành, ánh mắt sáng trưng đầy ngưỡng mộ không một gram ghen tị, y chang fan hâm mộ nói chứ không phải đồng nghiệp nói về đồng nghiệp.


            Lâu lâu gặp mình ít khi thấy nó vồ vập, vô vô ra ra lờ vờ, nói đợi tui chút nghe, ai không biết tưởng nó lạnh lẽo, chỉ cần nhìn vào mắt nó là biết nó mừng rỡ thật lòng thế nào. Ối người vừa gặp tay bắt mặt mừng, có khi ôm choàng thắm thiết, kì thực ánh mắt lạnh tanh, kéo vào quán uống đôi ba chén nói dăm ba câu rồi kiếm cớ chuồn thẳng. Đau nhất là trước khi chuồn còn ôm choàng thắm thiết, nói gặp lại cậu mừng lắm mừng lắm, bữa nay mình kẹt quá, nhất định anh em mình phải có một bữa nhậu ra trò, sau đó thì mất hút con mẹ hàng lươn, hi hi.


 Sau 1984 mình ra quân về Huế làm việc, nhận luôn việc xuất  bản. May Trần Khắc Tám làm ở công ty phát hành sách, có bản thảo nào mình liền hỏi nó mày mua bao nhiêu, nó bảo mua bao nhiêu mình in bấy nhiêu, in xong vác sách vào nộp nó, lấy cái sec ra, khoẻ re. Cũng có khi phải ăn chực nằm chờ cả tuần mới lấy được tiền, những lần như vậy mình đều ở nhà nó.


  Mỗi lần vào cơ quan tìm nó, chưa bao giờ thấy nó tay bắt mặt mừng, ôm choàng thắm thiết, gặp cái là nó lẹ làng giải quyết hết việc cơ quan rồi dắt xe ra, nói đi hè, coi như đương nhiên mình phải về nhà nó, không cần phải bàn.


Chẳng riêng gì mình, anh em văn nghệ từ Bắc vào từ Nam ra đều về ở nhà nó, có người ở đến hai ba tháng nó vẫn vui vẻ như không. Vợ nó hiền lành nhu mì, phàm là bạn chồng lập tức vợ nó coi như người nhà, đối đãi vô cùng tử tế. Nói thật mình chưa thấy vợ ai hiếu khách được như vợ Trần Khắc Tám. Ở nhà nó thoải mái như ở nhà mình, lúc nào cũng thấy gương mặt sáng trưng của hai vợ chồng nó, như là việc mình đến là đem đến niềm vui cho chúng nó vậy.


Thời này đói kém, nhà cửa chật chội, bữa cơm không phải chuyện đùa, ăn nhà ai một bữa, bữa thứ hai đã phải tính xem có nên không. Mình nhớ có lần cùng đường, tiền hết gạo hết, suýt chết đói ở Ngã Tư Sở vẫn chẳng dám đến nhà ai. Bạn bè đã ăn cơm hết lượt, nhà ông anh ruột cách đó chừng mấy trăm mét thì đã ăn mòn bát rồi. Nếu không gặp anh Xuân Diệu có khi chết đói thật, may.


 Chuyện này mình đã kể, nhắc lại để mọi người hiểu cho cái thời này cay cực như thế nào, có được một nhà như nhà Trần Khắc Tám thật hiếm lắm thay. Nhiều người đã ăn ở lại còn phá quấy, rượu say lên còn chửi bới đập phá lung tung, vợ chồng nó vẫn niềm nở không một lời ta thán, quá phục.


Gần gũi nó mấy chục năm chưa khi nào thấy béo lên được chút nào, nó bị hen lại đại tràng kinh niên, uống thuốc còn nhiều hơn cơm cháo. Nhiều đêm khuya khoắt thấy vợ nó loay hoay với cơn hen bất chợt của nó cho đến ba bốn giờ sáng mới yên, vừa thương vừa áy náy quá. Đôi lần muốn bỏ đi,  vợ chồng nó đều vội vàng can ngăn, nói không không, è he có chi mô mà.Ông đi vợ chồng tui còn buồn hơn. Những lúc như vậy đôi mắt nó anh lên tươi sáng lạ thường.


Mình bị tai nạn nằm liệt giường hai năm, thỉnh thoảng nó gọi điện ra hỏi ông khoẻ không, chỉ hỏi thế thôi rồi không biết nói gì thêm nữa, hình như nó nghĩ nói gì lúc này cũng sáo. Ra Hà Nội lần nào nó cũng đến thăm mình, ngồi nắm tay mình mắt rưng rưng không nói gì. Đến năm mình gượng dậy được, đi lại  vững vàng nó mừng lắm, cả vợ lẫn chồng bay ra thăm. Nó cười cười nói nói vui hơn tết, nói hay rồi hay rồi, ri là có cơ hội vô Đà Nẵng chơi với tui được rồi.


Nó nói tui ráng làm cái nhà rộng rãi để đón rước bạn bè thì bạn bè cũng khá lên cả, chẳng ai vô ở nhà mình nữa, toàn ở khách sạn không thôi. Hè ni tui đón cả nhà ông vô ở nhà tui một tháng. Khai trương cái nhà không có bạn bè vô ở buồn lắm, tủi nữa. Nó cười, nụ cười rưng rưng.


Chẳng ngờ một tháng sau thì nó chết, cái chết vô lý hết sức. Nó đi tập thể dục về đi qua đường, một bà đi xe máy chở hai cái sọt củ cải đi qua, cọng sắt cái sọt ngoắc vào áo nó, lôi nó đi hơn chục mét, đưa vào bệnh viện một ngày thì nó đi.


Nó đi vào đúng tuổi 49, khi hai thằng con đã khôn lớn giỏi giang, khi nhà cửa đàng hoàng, công việc vợ con không còn phải lo nghĩ, bạn bè cũng đã khá lên nó khỏi phải lo đón rước, chi nhánh Nhà xuất bản Kim Đồng nó đã tổ chức thành công đang kì phát triển, tuồng như mọi việc trời giao nó đã hoàn thành, thì nó đi, thế thôi.


ĐI CHỢ CHIỀU NHỚ MẸ



 

                                                  Thơ của Trần Khắc Tám

                

 

 chiều nay

con đi chợ một mình

gió thổi dọc bờ sông

dòng sông như mẹ

suốt bốn mùa phút giây nào cũng chảy

 

 

dòng sông thì còn đó

nhưng chiều nay con ra chơ một mình

buổi chợ đông lối nào cũng chật

rau tươi từ đâu về

xanh một góc chợ chiều đến thế

hàng cá sông bên hàng cá bể

tiếng đàng ngoài lẫn với tiếng đàng trong

hàng trầu cau thấp thoáng áo nâu

những mẹ già ngồi nhai trầu móm mém

muốn nán lại nơi hàng trầu một chút

chỗ mẹ ngồi đấy còn ấm dưới bàn chân

buổi chợ đông

con vẫn thấy có gì như vắng vẻ

lại như buồn đôi mắt thấy cay cay

một mình con đi chợ chiều nay

ngày xưa ấy mẹ con mình dạo bước

mẹ thì già bao giờ cũng đi trước

con theo sau

mảng ráng chiều cháy đỏ trên đầu

bây giờ khi con lớn lên

cỏ đã xanh trên nấm mồ của mẹ

những giấc mơ nhỏ nhoi thời thơ bé

khi con làm ra đồng tiền đầu tiên

con sẽ mua cho mẹ hộp cao sao vàng mẹ thích

cùng với mẹ những giấc mơ ấy bây giờ mẹ yên nghỉ

lặng lẽ những bông hoa dại trên mồ

trong vườn những trái đào chín rụng

thiếu mẹ nhiều khi con lúng túng

nhìn về đâu cũng thấy thiếu một người

 

 

 chiều nay con đi chợ mẹ ơi

lối nào cũng chật

tiếng ồn ã đầy hai cửa chợ

đi chợ một mình con lại nhớ

những buổi chiều bóng mẹ lẫn bóng con

 

 

                                               1984


NHÌN VỀ ĐÂU CŨNG THẤY THIẾU MỘT NGƯỜI


Trần Kỳ Trung


 Mới đó, Trần Khắc Tám đã xa chúng ta sáu năm rồi.


Thật lạ, cho đến tận giờ, tôi vẫn nghĩ Tám vẫn đang mải miết với công việc, với thơ, tạm tránh bạn bè .


Vì tính của Trần Khắc Tám vẫn như vậy.


Tôi nhớ, khi Trần Khắc Tám nhận nhiệm vụ Giám đốc trưởng chi nhánh nhà xuất bản Kim Đồng ở miền Trung, có trụ sở ở một căn nhà nhỏ đường Nguyễn Chí Thanh ( Đà Nẵng ), rất ít người biết. Chi nhánh có vài nhân viên, gần như Tám đảm đương hết mọi công việc từ giao dịch, vận chuyển, thanh toán đến tiếp Cộng tác viên... Trong căn phòng làm việc chật chội, bốn bề ngồn ngộn sách, Tám tiếp tôi, bên cạnh chai nước lọc, nói những ý tưởng lớn để xây dựng Chi nhánh của một NXB Trung ương phát triển đúng tầm vóc. Điều khắc khoải mà Trần Khắc Tám quyết phải làm, làm thế nào đưa được sách của NXB Kim Đồng xuống tận các trường Trung học, các trung tâm CLB thiếu nhi, các lớp mẫu giáo, các thư viện ở nông thôn... Rồi chuyện xây dựng được một mạng lưới Cộng tác viên hùng hậu viết truyện thiếu nhi ở miền Trung và Tây Nguyên... Những điều Tám với tôi, tôi không nói ra nhưng cảm giác thấy khó là bởi với dáng vóc của Tám thế kia, nhỏ người, tiếng nói không to, đi đứng lúc nào cũng khoan thai, mực thước như một anh giáo làng, liệu có thể làm được không? Hay là...


Nhưng tôi đã lầm. Chỉ trong một khoảng thời gian rất ngắn những điều Trần Khắc Tám nói với tôi đã trở thành hiện thực.


Tôi đã dự nhiều buổi Trần Khắc Tám giới thiệu sách của NXB Kim Đồng ở trung tâm văn hóa thiếu nhi thành phố Đà Nẵng, nhiều cuộc thi tìm hiểu sách thiếu nhi được tổ chức mà Trần Khắc Tám là chủ khảo, cả những đợt phát hành sách của NXB Kim Đồng thật rầm rộ, được đông đảo bạn đọc nhỏ tuổi hào hứng mua sách. Trụ sở của Chi nhánh NXB Kim Đồng ở thành phố Đà Nẵng mới có hơn năm đã phát triển khang trang, không phải thuê chỗ mà có một trụ sở chính đàng hoàng, mặt tiền ba tầng tại đường Trần Phú...Những điều đến chính tôi, dù là một con người ít mơ tưởng, cũng ngạc nhiên khi thấy kết quả của Trần Khắc Tám đã làm.


Trần Khắc Tám đã nói là làm, làm hết khả năng, hết công suất. Với tập thể cũng thế, với bạn bè cũng thế. Quả thực, nếu không có Trần Khắc Tám, có lẽ ... tôi đã không viết được sách thiếu nhi. Không biết từ đâu, Trần Khắc Tám gặp tôi, nói : “ Này, tôi thấy ông viết được chuyện cho thiếu nhi đó. Cứ mạnh dạn lên!” . Tôi lắc đầu:“ Cảm ơn ông ! nhưng tôi nghĩ viết truyện cho thiếu nhi, chắc khó!”. Trần Khắc Tám lại động viên: “ Ban đầu cái gì chẳng khó. Ông cứ viết đi, có gì tôi góp ý cho.”. Tôi thực hiện lời động viên của bạn, mày mò viết quyển tiểu thuyết thiếu nhi: “ Cuộc phiêu lưu không định trước” , miệt mài trong ba tháng. Bản thảo đưa cho Tám, Tám mừng như chính mình viết. Tôi nhớ, Tám đọc cẩn thận bản thảo của tôi, góp ý từng chi tiết để bản thảo hoàn chỉnh. Khi quyển sách được xuất bản ở NXB Kim Đồng, Trần Khắc Tám bỏ tiền túi ra đãi tôi, không cho tôi trả. Tám nói với tôi một câu, làm tôi nhớ mãi: “ Quyển sách của ông xuất bản, chỉ cần tôi và ông sướng, thế cũng “ đã” lắm rồi!”.


Sống chân thành với bạn như thế, tôi nghĩ, ở đời đâu có nhiều người. Nhưng những người sống chân thành, hết lòng lo cho mọi người, không hiểu sao, nếu tôi nhận xét chính xác, thường có tâm trạng buồn. Có thể với Trần Khắc Tám, cái làng quê ở Quảng trị nắng rát ràn rạt, gió cát thổi mịt mù, những trận lụt khủng khiếp... lại một thời bom đạn xé nát tất cả còn in đậm trong tâm trí của Tám. Lớn hơn là những hình ảnh của người thân trong gia đình của Trần Khắc Tám. Vết nghèo in đậm trên đòn gánh ngang vai của người Mẹ, khổ thế, mọi người trong gia đình vẫn rất thương yêu, đùm bọc, sống chân thành. Điều đó đã tạo cho Trần Khắc Tám một cách nhìn đời hướng “ thiện”. Trong thơ của Tám, cũng như cách sống ngoài đời, bao giờ Tám cũng rất sợ con người sẽ sống “ác” với nhau, quay lưng lại với mọi nỗi khổ của đồng loại. Nếu có tiếng cười hồn nhiên, rất trong, là lúcTám viết về thiếu nhi. Đọc thơ, tạp văn của Tám viết cho các em thiếu nhi tôi hay liên tưởng đến hình ảnh của Tám hồ hởi kéo con gái tôi đi khắp cả quầy sách, giới thiệu những cuốn sách hay mà cháu chưa kịp đọc. Chỉ khi nói về nhân tình thế thái, Tám mới có những trăn trở, day dứt. Tám muốn mọi người sống nhân ái, thương nhau bằng tình cảm, bằng hành động, bằng thơ... Lời thơ của Tám không nói những điều cao siêu, thường chỉ là những chi tiết rất nhỏ như một chiếc lá vàng rụng xuống đường trong đêm cuối thu, một tiếng chim gù nghe thấy bất chợt trong góc phố, tiếng hát nho nho của một cô gái đạp xe trên đường đi học về và thậm chí một ngày sinh nhật tự mình tổ chức, xung quanh không có bạn bè... Lời thơ phảng phất một nỗi buồn khôn tả, dẫu vậy không làm cho người đọc cảm thấy thương hại mà chỉ thấy đồng cảm như Tám đang nói về số phận từng con người trong xã hội này, chứ không nói riêng cho Tám.


Tôi nghĩ, thật mừng, cả công việc và thơ, Trần Khắc Tám đã thu gặt được một số thành quả nhất định.


Và tôi cũng nghĩ, giá như không có một tai nạn giao thông ác nghiệt sáng hôm ấy, khi Trần Khắc Tám cùng vợ đi bộ tập thể dục để Tám ở lại với chúng ta, tôi và các bạn nhìn đời thêm đẹp. Vì trước mặt chúng ta có một người bạn luôn sống tốt, làm việc tốt cho mọi người.


Đau quá!


Để bây giờ tôi ở Đà Nẵng :“ Nhìn về đâu cũng thấy thiếu một người”. ( Lời thơ trong một bài thơ của Trần Khắc Tám)


 


 

Out Standing In Their Field

A little Monday morning fun, courtesy the London Strobist Meetup Group. If you are in London and looking for some interesting folks to shoot with, give them a shout and find out when their next meetup will be.

One of countless homages to the original photo by Joe Rosenthal, I still love this one. Honestly, sometimes it amazes me what this website has spawned. And of course, click the pic if you want lighting info for the flashes you can't see in the frame.
__________


Couple of quick notes on the original, which was of course a bit more serious:

First, Rosenthal's photo, Raising the Flag on Iwo Jima, was the most published photo in the world until it was eclipsed in a single day by Bruce Weaver's shot of the Challenger explosion.

Second, my wife's grandfather was standing at the base of Mt. Suribachi when the flag was raised. He's no longer with us, but he always held me spellbound with his remembrances of that and many other of his experiences.

(Photo by David Woof.)

-30-

Thứ Năm, 21 tháng 1, 2010

Way Cool, Ultra-Light Stand Hack

UPDATE: Peter has updated the pole light stands for use with BIIIG MODS.
__________


Are you weight- and space-conscious with your gear when you travel? Do you typically shoot indoor, with small lights?

Hit the jump for a very ingenious DIY solution from Swedish photographer Peter Karlsson. Read more »

Non-US Reader? Consider GPP.

In America, we are lucky enough to have a near-continual smorgasbord of photo workshops and seminars from which to choose. Unfortunately, this is not always the case for those of you who live elsewhere.

If you are reading this from Europe, the Middle East, the Subcontinent or even the Far East, make the jump to see several reasons to strongly consider making a trip to Dubai this March.

If there is no way in heck you would ever jump on a plane to the Middle East, probably best to skip the jump and avoid the temptation. Read more »

Hot boy... hot beo

 Tuổi lấy chồng của con gái ngày mỗi cao, xưa quá hai mươi đã sợ ế chồng lo sốt vó, nay nhiều cô ba mươi tuổi vẫn  nhởn nhơ như tuổi đang xuân, chưa đến bốn mươi chưa lo ế.  Sở dĩ như vậy vì ngày xưa việc chồng con có cha mẹ lo, cứ đến tuần cập kê là cha mẹ đã sắp đặt cho một tấm chồng, may nhờ rủi chịu, khỏi phải lo lắng gì.


Ngày nay cha mẹ thả cho tự do chọn lựa, tưởng thế là sướng hoá ra gay cấn vô cùng, thằng mình ưa thì nó không ưa, đứa không ưa thì nó lại ưa. Vả, cô nào cô nấy đều ham trai thời thượng,  nay gọi là hot boy xưa thì gọi là người yêu lý tưởng. Người yêu lý tưởng có một nhúm, con gái có cả đàn, phân phối làm sao cho đủ.


Người yêu lý tưởng cũng tuỳ theo thời thế mà đổi thay, thời này anh là hot boy thời sau anh chỉ là hàng tồn kho, chả ai thèm. Ở đâu không biết chứ ở ta thời này chuyển sang thời kia nhanh như chớp mắt, không thể lường trước được.


Những từ năm 60-70 thế kỉ trước người yêu lý tưởng  là anh bộ đội. Có lẽ thời loạn, anh bộ đội nổi lên như mẫu người hùng, được xã hội yêu quí ngưỡng mộ. Thoạt kì thuỷ con gái hễ cứ thấy anh bộ đội là mê, sau biết phân biệt lính bộ binh, lính phòng không, lính hải quân, không quân, thiết giáp…Không quân là số 1, hải quân là số 2, bộ binh bị xếp vào hàng bét dem.


Phải cái các chị không biết phân biệt quân hàm quân hiệu. Trừ lính hải quân, còn lại thấy lính nào cũng giống lính nào. Ra đường gặp các anh  bộ đội chọc ghẹo, mặt cứ hất lên ra vẻ lắm, nhưng vừa đi qua là lập tức túm lấy con nít tụi mình hỏi rối rít, nói răng răng, quân chi quân chi.


Mê quân này quân kia chán, các chị mới để ý đến chức vụ. Ai sống thời này đều nhớ như in câu hát em yêu anh trung uý, không yêu anh binh nhì một tháng năm đồng...Lương trung uý 75 đồng, thời mà cán bộ viên chức chỉ có 39 đồng năm hào thì 75 đồng là một đồng lương mơ ước. Sĩ quan thường mặc áo đại cán bốn túi, miền trung gọi là bâu, thế nên mới có câu: râu thì râu bốn bâu em cũng lấy.


Chị em nhìn quân hàm cứ mù mịt, chẳng biết chức gì ra chức gì, cứ tưởng nhiều sao là chức to, lắm khi bị hố điếng người. Một chị thấy anh đeo quân hàm ba sao đến chơi, mừng húm. Người nhà đi hỏi, ưa liền. Sau có người nói đồ gạch vải, không phải gạch đồng. Chị hoảng lên hỏi răng răng. Người này nói ba sao một gạch vải là thượng sĩ thôi,  ba sao một gạch đồng mới là thượng uý, chị ngồi khóc sưng mắt. Lần sau có cô bạn nào sắp có chồng bộ đội chị đều nhắc gạch vải ẻ vô nha, nhiều sao cũng ẻ vô!


 Một chị tiếp anh chuẩn uý ở phòng khách. Mạ chị đi chợ về, thấy quân hàm trọc lóc một gạch, bà đi qua lờ không chào, kéo chị vào phòng trong nghiến răng nói nhỏ răng ngu rứa con, hắn có sao đom mô mà yêu với đương, ngu ngu!


Chị nói mạ tề, một gạch đồng là chuẩn uý của người ta đó. Mắt bà sáng lên nói rứa a rứa a, quăng cái rổ chạy ra túm lấy tay anh chuẩn uý cười xoe xoe, nói con tới chơi đa con! Chuyến ni dứt khoát phải ở lại ăn cơm với nhà bác, không bác giận đó.


Một chị có anh thiêú tá đến chơi, chị cứ ngồi hất mặt lên, trả lời nhát gừng. Ba mạ chị cũng ngồi trong bếp không thèm ra chào. Chán, anh này bỏ về.  Có người hỏi răng chị chê anh nớ. Chị trề môi nói đồ một sao quẹt quẹt. Sau biết một sao nhưng có hai gạch đồng là thiếu tá chị sững sờ, đập hai tay vào má kêu to: ui chao tui lại ngu rồi!


Kịp đến thời người yêu lý tưởng là lái xe. Đấy là những năm 70-80, thời này đói kinh hồn. Hậu chiến đói kém là phải, nhưng đói thế này chủ yếu là hậu quả của chế độ bao cấp, “cái gì cũng phân mà phân thì như cứt”, lại thêm ngăn sông cấm chợ khắp nơi. Phàm là hàng hoá không phải hàng quốc doanh đều bị coi là hàng lậu, cách nhau chừng vài trăm cây số giá cả có thể cách nhau chừng 4, 5 lần là chuyện thường.


Thành ra béo nhất là mấy anh lái xe, hễ ai cầm được cái xe nhà nước là coi như cầm được sự sống của cả nhà rồi. Cánh lái xe sống nhờ vào dân buôn lậu, ấm no cũng nhờ đấy mà ra. Càng ngăn sông cấm chợ thì dân buôn lậu và cánh lái xe càng béo. “ Ai ơi yêu lấy anh tài/ vào trong  thịt cá ra ngoài bảnh bao”.


Hễ tài xế xuất hiện là dân tình đã lác mắt. “Quần ximili vừa đi vừa ngắm, dép tông Lào áo trắng thảnh thơi”. Mùa hè xe đỗ đường cái, con gái đi chơi từng tốp, lái xe bật đèn pha, các cô tay che mắt liếc, dẩu môi nói chi mà vô duyên rứa hè, cười cái, ngoảy đít cái, chạy. Qua khỏi bóng đèn thì túm tụm nhón chân nhìn qua cabin ngắm trộm lái xe, thì thầm trẻ hè trẻ hè.


Có cô nào được lái xe mời ngồi cabin, bụng hí hửng lắm, nhưng mặt  làm bộ tỉnh bơ nhìn thẳng, cái cổ cứng ngắc, tay gác cửa xe. Thấy bạn quen thì thò cổ ra, kêu: nời, đi mô đó. Mấy bạn cô ngửa cổ nhìn cô đầy ngưỡng mộ, nói sướng hè sướng hè. Xe đi qua thì nhếch mép cười nhạt, người này nói đồ mặt như mặt mo mà cũng lấy được lái xe hà bay, người kia nói ừ đo, đúng là may hơn khôn, to l. hơn đẹp mặt.


Con gái trong xóm làm gì thì làm, không thể không đi qua ngõ nhà có xe tải đỗ một lần, mắt hất lên ra cái điều không thèm nhìn vào, mắt thì liếc xéo vào nhà, thấy cô con gái đang ti toe với anh lái xe thì mím môi bịp một cái như cái rắm, nói chà, báu lắm đó mà vênh! Thế nhưng hễ lái xe gọi một tiếng em ơi là lập tức mặt đỏ rực, cười tít, liếc một cái, rồi giả đò bỏ chạy, vừa chạy vừa ngoảnh lại, sung sướng ra mặt.


 Cánh lái xe vào quán được coi là dân thượng lưu, được trọng vọng hơn cả lãnh đạo huyện. Trong làng có cô nào cưới được chồng lái xe, làng xóm bàn tán mê man cả tháng, chẳng khác gì con gái xưa vớ phải trạng nguyên.


Cùng thời này có một người yêu lý tưởng nữa là phó tiến sĩ đi tây về. Món phun thuốc sâu này ngày xưa là thứ bằng cấp quí hiếm, cao sang cực kì. Thời buổi Một yêu anh có may ô/ hai yêu  anh có cá khô để dành thì  cái bàn là, chiếc xe đạp cuốc, cái quạt tai voi…là cả một gia tài lớn, làm loá mắt các cô gái đẹp. Nếu trong nhà có ti vi neptune, tủ lạnh Saratop thì có thể cưới được hoa hậu.


  Ở Hà Nội hồi này cứ chiều chiều các đồng chí phun thuốc sâu mặc quần zin Thái, áo bay Liên xô, đeo đồng hồ ponzot, cưỡi xe đạp cuốc lượn vè vè quanh Bờ Hồ, thỉnh thoảng nhả ra mấy câu tiếng Nga. Mỹ nhân Hà thành không cô nào không dán mắt vào gáy họ.


Nhà nào có được chàng rể là phun thuốc sâu ở Tây về đều lấy làm hãnh diện lắm. Khách đến nhà thấy cái tủ lạnh Saratop đặt giữa phòng khách, trên có bình hoa tươi; góc phòng còn có cái ti vi Peko, phủ tấm voan trắng; cạnh bàn uống nước đặt cái ấm điện mới coóng sáng loá; trên vách treo ảnh chàng rể đứng ở xứ tây, nụ cười rạng rỡ… ai nấy đều trầm trồ, nói nhà bác thật tốt phúc quá. Chủ nhà mỉm cười vẻ khiêm tốn, nói cháu nó nghiên cứu sinh ở Nga về, mình chẳng ham gì, chỉ ham ba cái chữ thôi bác. Ba tiếng nghiên cứu sinh hồi đó vang lên sao mà nghe sang quá đi mất.


Nhưng rồi  phun thuốc sâu cũng chỉ tồn tại chưa đầy chục năm, những năm 80- 90 là thời kì của  người yêu lý tưởng tàu viễn dương. Nhà nào có người được một suất đi tàu viễn dương thì cả phố cả huyện đều biết, nhà đó được tôn lên bậc vương giả.


Ở nhà mái bằng hai ba tầng, xài ti vi màu, đầu băng Nhật, đi hon đa cup 50, cup 70, cup 82 kim vàng giọt lệ… đều là của mấy nhà có người đi tàu viễn dương, tuyệt không có ai. Mấy hot boy lái xe, phó tiến sĩ cứ phải xách dép chạy dài.


Nhìn thấy cô nào tay đeo vòng vàng, đồng hồ Senko, cổ quàng dây chuyền vàng hạt ngọc, đi cup 82 kim vàng giọt lệ chạy thong dong trên phố thì cầm chắc đó là vợ con mấy bác tàu viễn dương. Mấy cô xách làn vào chợ, thong thả nhặt của ngon vật lạ chất đầy làn không thèm mặc cả, dưới cái nhìn thèm khát bốc cháy của không biết bao nhiêu ánh mắt đàn bà.


Cô lại xách làn thong dong đi ra, nhất định có người gọi, nói nời… chồng mới về à? Thể nào cô cũng dừng lại khẽ gật đầu, nói về đựơc vài ngày rồi lại đi, suốt đời lênh đênh trên biển vất vả lắm. Miệng nói thế nhưng mắt long lanh rạng ngời hạnh phúc.


Có lẽ đến người yêu lý tưởng tàu viễn dương là kết thúc các loại hot boy thời bao cấp, chuyển sang thời kinh tế thị trường là các doanh nghiệp trẻ, buôn lậu trẻ, quan lại trẻ, tham nhũng trẻ. Nhưng mấy hot boy này không được hot cho lắm.


 Cuộc sống đã đổi thay, trí khôn đàn bà cũng đã thay đổi, họ biết lấy mấy ông giàu có nhờ trốn thuế nhờ tham nhũng phúc chưa kịp hưởng hoạ đã gần kề, hãi lắm. Nhưng không biết lấy họ thì chẳng biết lấy ai, kiếm đâu ra mấy anh ca sĩ, mấy chú đá bóng, mấy ông cai thầu, mấy bác đầu nậu, khó lắm.


Có lẽ vì thế mà tuổi lấy chồng ngày nay cứ tăng vọt chóng mặt, gái không chồng mà có con ngày một thêm nhiều.  Thôi thì thà kiếm lấy đứa con ngoài giá thú nuôi lấy sau này còn nhờ cậy, hot boy hot beo, lý tưởng lý teo, mệt lắm.


(Bài viết cho Tuổi trẻ cười)

Thứ Ba, 19 tháng 1, 2010

MÙA XUÂN THĂM NHÀ VĂN NGUYỄN KHẢI

Trần Mạnh Hảo

Nhân kỉ niệm hai năm ngày mất của nhà văn Nguyễn Khải (15/01/2008 – 15/01/2010) Trần Mạnh Hảo xin gửi tới quán rượu QUECHOA bài viết này, được viết khi anh Nguyễn Khải còn sống, còn ở trong ngôi nhà nhỏ khu Khánh Hội, chưa xây nhà to như bây giờ. Cách đây trên mười năm, bài đã in trên “Văn Nghệ” với dao kéo biên tập cắt bỏ từng đoạn lỗ chỗ. Kẻ viết bài này rất ngưỡng mộ di cảo của Nguyễn Khải : “Đi tìm cái tôi đã mất” với những phản biện chính trị sắc bén và sự hoài nghi chân thành rất thời sự. Nhiều người nói : Nguyễn Khải chết rồi mới dám nói thật. Chúng tôi đã nhận ra những ẩn ý này, những biểu tượng kia, những quằn quại nọ, những hèn nhát, những vờ vịt vừa viết vừa run, vừa hé ra một tí sự thật đã phải pha trò bông phèng đặng giấu diếm bản chất của nó, kiểu con mèo giấu của quý trong văn ông. Đấy là bi kịch của ông và của cả một thế hệ dám hi sinh tính mạng để bảo vệ Tổ Quốc, nhưng không dám hi sinh cơm áo, hi sinh lợi quyền để bảo vệ sự thật, bảo vệ chân lý. Một người trí thức không biết hoài nghi thì chỉ là một con vẹt. Không có sự hoài nghi đi kèm, niềm tin kia chỉ còn là ngụy tín. ( Con gái Marx có lần hỏi ông : phẩm chất nào của người đàn ông được cha yêu nhất ? Marx trả lời : sự hoài nghi” !). Cám ơn anh Nguyễn Khải sau khi chết, đã dạy lớp hậu sinh chúng tôi một bài học : muốn tin tưởng, cần phải học cách hoài nghi.


T.M.H.


Có lẽ không hẳn vì mùa xuân, vì gió xuân phong tình thổi nỗi bướm ong của sông Sài Gòn lên con hẻm thoáng đãng khu gia binh đã được dân sự hóa này, mà sao tôi cứ đem lòng phục sát đất hai anh lính gác xanh biếc, đứng như trời trồng hai mươi bốn trên hai mươi bốn, nghiêm trang gác cửa ngôi nhà cấp bốn của nhà văn Nguyễn Khải. Vâng, tôi đâm ra táy máy hai anh lính ngự lâm cau này quá, cứ thần ra vì nể hai anh. Hai anh cau được trồng trong một chỗ chính ra để còi đi, lùn xuống, trồng trong chỗ kẹt, chỗ ép, chỗ tù túng sát sàn sạt bức tường, như được dính vào gạch, phải toát mồ hôi mọc cật lực trên nền xi măng; ấy vậy mà hai anh xanh tốt quá, mập mạp quá, lại cứ nghiêng nghiêng tám mươi độ theo kiểu tháp nghiêng nước Ý mà cao lớn, mà mướt mườn mượt như gái đang thì. Bác Nguyễn Khải thấy tôi nghiêng ngó có vẻ gian gian, cứ đứng đực ra trước cửa ngắm hai cây cau thì cười nói đon đả mời khách, rằng thì là giời cho cau mà chửa cho giầu ( trầu ) ông ạ. Tôi mới khen đẹp quá, thiên nhiên quê ta quá, cau này đực hay cái, ta hay tây mà tốt um cả và giời đất lên vậy? Bác Khải bảo nói giấu gì ông em, nó chẳng đực cũng chẳng cái, chẳng phải ta mà cũng chẳng phải tây; nó là cau hoàn cảnh, cau chơi, cau mẽ đã kế hoạch hóa gia đình từ kiếp trước. Tôi vô ý buột miệng may quá, nó không có quả, nên giời không ban cho nó giầu, với lại "được mùa cau đau mùa lúa". Nhỡ hốt nhiên nó tức khí ra quả ồ ạt, e  ảnh hưởng ít nhiều đến những mùa bội thu lúa má văn chương của chủ nhân chăng ?


Bác Nguyễn Khải được cái tính hiếm có là xưa nay vốn tỏ ra không biết giận, hay có giận mà giận ngầm, giận ai cũng cạy miệng không chịu nói ra lấy nửa câu, cứ để trong bụng rồi cũng tan đi như cục nước đá, hoặc là cho nó vào chữ nghĩa giấy mực là xong tuốt, nên mặc kệ cái thằng mẹ ranh hay cợt nhả là tôi có hỗn hào bông phèng kiểu gì bác cũng cứ cười. Mà tính bác Nguyễn Khải là thế, giời sinh ra là để bác cười, khóc cũng cười, ngủ cũng cười, cười được tý nào khỏe ra, trẻ ra tí ấy. Gớm, ngồi một tẹo, anh em mới trà thuốc tí ta tí tách bác bác, chú chú, lúc lại ông ông, tôi tôi chưa ngấm câu chuyện, mà hai anh lính cau ngoài cửa cứ quạt phành phạch, sốt cả ruột; giời mới thương khuất nẻo cho tí gió máy đã cuống cả lên, đã sướng run lên cầm cập, rối rít đập vầng lá xanh um vào tường như cũng muốn đòi vào nhà hóng hớt chuyện văn chương. Tôi mới thưa với bác Khải rằng cái giống phát về lá nom thì sướng mắt muốn chết, mà kỳ thực rõ khổ, có tí lộc giời cũng không giấu được, cứ đánh tiếng hão khoe ầm khắp xóm; gió mát thế mà cứ phành phạch như nóng bức lắm, phải quạt nấy quạt để không bằng. Cái giống cau trông vậy mà tham, ưa bất tử để đời, chết xuống rồi, tàu cau rụng cái ạch xuống đất rồi vẫn cứ cố sống lại cho kỳ được, sống làm cái thân quạt mo, làm dâu trăm họ, rơi vào tay anh Bờm mà bỡn cợt phú ông. Bác Khải lại cả cười, ấy vậy nó mới là cau cảnh, người cảnh, văn cảnh. Nghe tôi huyên thuyên vẻ sướng ý, bác chợt cười sôi như súng máy, làm bay cả tàn thuốc lá vào trang bản thảo nằm chơi lêu bêu vô bờ bến trên bàn. Bản thảo của bác Khải với lối chữ đi ra đi vào la đà con cà con kê, túc tắc như thím gà mái kiếm mồi, dòng chữ cao to mà ẻo lả, lênh láng mà thẳng thớm, kiểu chữ thời ba mươi bốn lăm xưa lắm. Thấy tôi khoái khẩu bàn chuyện cau, bác Khải nhếch cười nửa đùa nửa thật bảo tôi rằng ranh này nỡm, muốn biểu tượng hai mặt à, mượn cau kiếc nói cạnh khóe nhà văn chúng anh  à con khỉ tầu viết phê bình phê bung kia ? Thề có giời, rằng làm sao một con khỉ tầu dúm dó hậu sinh như em đây lại có thể dám xấc láo chơi trèo, tài thánh cũng chẳng học được món võ đằng vân độn thổ biểu tượng hai ba mặt của quan bác ? Ấy là nói chuyện thời bao cấp xưa, hơi có ai rách việc mới hắng giọng ho lên, dọa rằng anh biểu tượng hai mặt đấy là co vòi, co rút bút lên với nhau, ngồi run như giẽ cả một lượt, thật chả còn ra làm sao. Chứ đích thị văn chương, theo quan niệm mở cửa tự do hóa, đa phương diện hóa mà cứ là định hướng hóa xã hội chủ nghĩa của đảng ta bây giờ, phải cỡ thế giới biểu tượng muôn mặt ấy chứ, ít ra cũng như tháp Bayon bốn mặt đều thò ra cùng một lúc mới ngoan.


Có giời làm chứng, nếu tôi bịa ra chuyện này để cốt thấy người sang bắt quàng làm họ thì xin giời cứ bắt tội bé mãi bằng con kiến; rằng tôi đã giắng thấy ( nhìn thấy) bác nhà văn Nguyễn Khải này từ đúng bốn mươi hai năm về trước, khi bác về xã Thúc Kháng quê tôi lấy tài liệu viết cuốn tiểu thuyết nổi tiếng :"Xung đột ". Thuở ấy, tôi còn là thằng bé cu trâu giống hệt củ khoai lang lấm láp biết mặc quần đùi, vừa dắt con nghé đi toilet ngoài mương về chuồng, cũng vừa lúc giời sắp tối, lúc thằng Tý bạn chơi trò mèo chuột, chơi bịt mắt bắt dê chạy sang dấm dúi rỉ vào tai rằng đi... không khỉ gió ? Tưởng nó rủ tôi chơi trốn tìm, nào ngờ đi xem mặt một ông nhà văn mới vụt hiện về xã ta như ông bụt mọc. Nghe có nhà văn, mắt tôi nảy đom đóm sướng. Tý bảo do việc phòng gian bảo mật, nên ngoài chủ tịch bí thư, trưởng công an xã ra, thì chỉ mình nó biết cái ông tai to, mặt lớn, cao như Tây, trắng như nặn bằng bột, bận quần gụ áo gụ, đeo xà cột đen, ngồi tủm tỉm nửa cười nửa nói, ghi ghi chép chép sốt cả ruột, mặt cứ tươi hơn hớn, ngồi hút thuốc lá liên tù tì trong Ủy Ban nhân dân xã sáng hôm qua là nhà văn quân đội Nguyễn Khải. Đúng là vùng quê tôi công giáo toàn tòng Bùi Chu Phát Diệm, theo các chú công an cho biết gián điệp cứ là còn như rươi; nên khi thằng Tý rủ đi ngắm trộm ông nhà văn, mặc dù trí tò mò làm tôi rất thích nhưng mà hãi. Cuối cùng, tôi cũng liều mạng đi, quyết ngắm thật kỹ ông nhà văn cho thích mắt. Hai thằng oắt con bí mật bò qua vườn giong riềng như hai thằng ăn trộm, đoạn nép sát tường như chuột nhắt, ngó qua cửa sổ mà xem không chán mắt ông nhà văn đang xì xụp ăn uống nói cười. Cứ tưởng ông nhà văn  ma ma Phật Phật thế nào, hóa ra cũng là người như ta cả thôi. Rằng ông có vẻ hiền lành như thầy dòng, tướng đẹp hơn tướng cha Nhật nhà thờ Qũy Nhất. Mặt ông cứ tươi như hoa, phải là dân cơm trắng cá tươi, con dòng cháu giống mới đẹp thế, cao nhớn thế . Ông lại bình dân, gặp ai cũng phấn khởi, hơi tí là cười, không ai pha trò cũng cứ tủm tà tủm tỉm như con gái sắp về nhà chồng vậy. Ông này hồi bé chắc cũng là tay bợm phải biết? Ngắm no nê ông nhà văn rồi, hai thằng nhóc chợt tỉnh ra, ngộ nhỡ công an chộp được hai đứa khả nghi này, chắc chết. Hai tên xem trộm nhà văn bỗng ù té chạy, ba chân bốn cẳng bán sống bán chết vụt qua vườn giong làm người trong nhà kinh hãi đánh kẻng báo động. Lập tức du kích quát đứng lại, ai ? Còn ai vào đấy nữa, chắc là địch chứ chẳng chơi. Khi hai ba anh du kích đuổi theo bọc hậu vườn giong, chúng tôi đã như hai con ngóe vọt sang bờ ao nhà người khác, giả làm đứa mất dạy đi câu cá trộm, miệng gian dối hô ầm lên đuổi theo, đuổi theo... nên may quá thoát hiểm. Mấy hôm sau, nghe ngóng mãi không thấy bác nhà văn đâu...


Tôi tự cho mình cái vinh dự được làm quen, dù quen đơn phương kiểu rình xem trộm ấy thì vẫn cứ là quen biết với bác Nguyễn Khải từ thời còn cóc nhái, thời bác nhà văn mới hai mươi bảy tuổi, đẹp giai, tài năng, đứng đắn nhất nhì văn nghệ quân đội. Tôi học lên dần, mượn sách Nguyễn Khải đọc, ngầm coi ông là thần tượng, lại coi như họ hàng, mặc dù thời đó bác chưa nhận đồng hương Nam Định, bác còn quê nội bên Hải Hưng. Sau ngày miền Nam giải phóng, tôi mới có dịp gặp lại nhà văn Nguyễn Khải, nghĩa là cuộc gặp tay đôi, gặp để rồi sau đó, ông vẫn còn nhớ mặt mình là thằng Hảo. Tôi đã đọc hầu hết tác phẩm của ông từ "Xung đột", "Mùa lạc", cũng như sau này từng đọc "Cha và con và...", "Gặp gỡ cuối năm", "Một thời nắng nhạt", " Một thời gió bụi" ...và nhiều cuốn khác. Ông là nhà văn lớn thời nay, một trong những con chim đầu đàn của nền văn nghệ cách mạng và kháng chiến. Văn ông nhìn chung là thứ văn hoạt, thông minh, ranh mãnh, sắc như nước, lại dây dưa thừng chão, có mỏ có ngạnh mà cũng có vây có cánh, có gai có góc mà cũng chồng nụ chồng hoa, có nghịch phá dung dăng dung dẻ mà cũng cứ  nền nã, con nhà, vẫn gia phong, gia giảm, gia công, gia dụng, gia năng, gia giáo...Văn ông vượng về khí, ăn về hơi, giỏi về chữ, mạnh về hoành mà hãm về tung, hút bởi tán mà hụt hẫng khi tụ, mặn việc đạo nhưng nhãng sự đời, đi đường triết nhân hơn đường văn nhân. Các truyện ngắn, tiểu thuyết của Nguyễn Khải đọc được một hơi vì sức hút sâu xa của bút lực chữ , ma mãnh chữ, đáo để chữ, thao thức chữ , hóm hỉnh chữ, tai quái chữ và õng ẹo chữ . Nguyễn Khải họp chợ trong tiểu thuyết chỉ có một mình, hàng trăm nhân vật nhưng hầu như chỉ có độc một mình ông tự thân chia ra mấy mươi phần trăm đối tác mà khóc cười rôm rả. Ông lặn xuống bề sâu từng nhân vật mà hóa thân chúng vào mình, thành ra tưởng đông lắm, nghìn nghịt lắm, tập thể lắm mà hóa ra vắng hoe như chùa Bà Đanh, chỉ một cá thể, một mình ông sắm đủ các vai tuồng trên sân khấu chữ nghĩa. Xã hội tiểu thuyết Nguyễn Khải bên ngoài thì hợp tác xã mà bên trong thực chất là khoán hết ruộng cá thể ngay từ trước thời Kim Ngọc, là chỉ có một-ông-chủ-người-duy-nhất-sống, cứ riêng lẻ hùng hục suy nghĩ, hùng hục tâm trạng, hùng hục nỉ non, hùng hục day dứt. Nhân vật của ông mà anh nào ra anh nấy kiểu Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng là hỏng, là nhạt liền, là mất chất khải thị ma mãnh  phong cách riêng. Nguyễn Khải chỉ có một con đường độc đạo để di chuyển rào rào như con thoi trong các hệ thống hình tượng nhân vật là chính bản thân ông. Như vậy, hẳn là ông mệt lắm, vừa làm kiến lại vừa làm cá, vừa cùng một lúc gieo cả hạn hán và lũ lụt, vừa đóng vai giăng vừa sắm vai cuội. Nguyễn Khải vượt cạn văn chương một mình trên biển cả bản thảo mồ côi chỉ độc với con thuyền - ngòi bút. Mấy chục năm, nhà văn hạng xoàng như tôi cũng trèo cả lên máy vi tính mà vi vu meo mốc. Chỉ riêng Nguyễn Khải không chịu lên máy chữ cọc cạch thổ mộ ngón tay mổ cò gõ kiến đã đành, lại vẫn cứ còn chơi bút máy thò ra thụt vào như thời Tây, chơi mực tím, mực xanh ri rỉ như máu ứa. Suối một đời viết lách, một mình ông lượn lờ đi lại, nói năng, giận hờn, buồn vui, ngơ ngác, vờ vịt, chân thành, khiếp sợ, dũng mãnh, cuồng si... mà hơn nửa thế kỷ chữ nghĩa văn chương cứ rào rào như tằm ăn rỗi, cứ cuồn cuộn hàng mấy chục đầu sách làm ồn ào lênh láng cả văn đàn, thì qủa tình đáng nể thật, tài thật. Qua văn ông, các nhân vật cuồn cuộn đến và đi, cuồn cuộn sống và chết, cuồn cuộn mặn mòi, cuồn cuộn nhạt nhẽo...trong một thế giới tất cả chỉ thở bằng hai lá phổi của một con người đã nhát mà lại thích bông phèng. Một con người lúc nào cũng có vẻ như đến đây sống thử một keo xem sao, giả ngô giả ngọng mà sống, rồi kiếp sau mới xuống trần sống thật. Ông ngồi như con cóc suy tư trong gầm giường trần thế, đùng một phát to gan nhảy kễnh lên làm cậu ông giời, gọi giông gió mà biến hóa khôn lường người ngợm, làm tít mù đèn cù đủ loại anh hùng, cùng thân, sang hèn, thiện ác, ngô nghê ...Ai, vật gì đã lọt vào mắt xanh văn ông đều cứ phải nhăn răng mà sống tận cùng mình cho hết cõi tơ lơ mơ, tù lù mù Nguyễn Khải. Văn ông có khi làm ta phải nghĩ, phải sôi lên, thậm chí phải bực cả và mình chút day dứt vặt, hụt hẫng vặt, lại  giỡn chơi trốn tìm vặt vãnh con cà con kê mà có khi cũng rơm rớm lẽ đời, cũng truân chuyên nỗi sống. Ông nhìn vào đời bằng cái nhìn của anh đãi cát tìm vàng, bằng mắt kẻ đánh giậm, quyết không bỏ sót chút tôm tép tiu tiu nào của cát bụi. Sở trường ông là viết về những cái vớ vẩn, nhạt nhẽo, cái bị bỏ rơi, tí mẩn, dông dài như bã mía, vỏ ốc, vỏ lon, vỏ dừa vỏ chuối...những cái nhà văn khác đi qua không ai thèm nhìn chứ chưa nói gì hạ mình xuống lượm. Nguyễn Khải cứ ngồi một chỗ ru rú trong xó nhà mà nhặt được toàn bộ rác rưởi đời sống. Ông có biệt tài lượm ve chai trên ti-vi, trên báo, lượm phế thải nơi những tâm hồn ủ ê néo hánh ù lì thấp thoáng quanh đời ông. Chứ nếu ai bảo ông hãy viết cho tôi cái đề tài lớn lao tày trời này đi, cái vụ quốc gia đại sự  này đi là ông xin kiếu, có viết ra cũng giả giả, nhàn nhạt thế nào ấy.


Nguyễn Khải đi qua hai cuộc chiến tranh, đi qua bao buồn phiền lo âu kiếp người, lại phải làm nghề buồn vui dùm, đau khổ, khùng điên, ấm ớ, ma mãnh dùm, sang hèn, thiện căn, dúm dó dùm cho hàng trăm nhân vật từng dở sống dở chết trong văn ông, mà lạ thay, sao thoạt nhìn cứ tưởng ông sinh ra để dạo chơi, để ngồi mát ăn bát vàng. Ông to con, cao lớn vẻ nặng nề thế mà khi nhón gót di chuyển lại cứ như chim, lại cứ nhất mực nhẹ như bấc, như ông không hề có một tí trọng lượng nào. Có khi thấy ông đi thõng thẹo trên đường, hai tay cứ đuồn đuỗn thừa ra, chân vêu vao dấm dẳng như bước trên sân khấu, như thể ông sắp hô lên rằng như ta đây, rồi bất chợt sóng xoài đi một bài quyền long xà vờn mãnh hổ cho thiên hạ lác mắt. Ông sống như chơi, viết lách như chơi và chơi như chơi, thật thà nhân ái cũng như chơi. Nhìn ông cứ tưởng một thầy bốn tu xuất không đâu cho nhập hộ khẩu, đành núp hờ trong bộ quân phục, ăn đời ở kiếp trong bộ quân phục. Suốt một đời ông ngự trên cái xe đạp mua từ năm 1960 hiệu diamant tốt nhất thế giới mà xàng xê, mà vòng vèo mây bay gió thổi hết Phúc Xá qua Hàng Đậu, Hàng Than. Ông bảo chính cách mạng đã nặn ông ra thành người từ một cục đất thó bỏ đi, cục đất thó bị nỗi buồn tủi bên đời dẫm bẹp. Ông bảo thời Tây chiếm, người Việt Nam ta dúm dó, nhếch nhác, ẩm ương, rẻ rúng lắm, bị khinh khi lắm, tự coi thường nhau lắm, mặt mày cứ bạch phếch lên như mốc meo, như ám khói hết cả một lượt từ sang tới hèn, chứ chẳng hùng tráng, kiêu kỳ, trọng vọng, vi vu như bây giờ đâu. Chính là cách mạng đã dựng người Việt dậy, đặt nó lên bục cao danh dự và nhân phẩm đấy. Đất Nam Định, phố Hàng Nâu "Ở phố Hàng Nâu thật lắm quan " là quê cụ thân sinh ra ông, một nhà nho, một vị quan tri huyện thanh liêm. Tôi biết tuổi thơ ông tuy được ăn học tại Hà Nội tới năm thứ ba trung học mới đi kháng chiến, nhưng lại là một tuổi thơ buồn, mang bi kịch gia đình như mang một y phục hiu quạnh. Có lẽ việc này đã  góp phần tạo ra chất đơn độc đến tức tưởi, chất tự vệ vô thức vô can, chất vừa muốn giấu biến đi mọi thứ lại muốn chẻ hoe ra tất cả, nửa muốn xuôi chiều ba phải nửa muốn lộn trái tất cả sự vật lên cho rối tinh rối mù chơi cho hả của phong cách đa phong cách văn ông. May mà ông còn một con cáy trong người để bảo hiểm cho văn mình vẻ ngờ nghệch nhân hậu của con người từng bị khổ đau, mang cái khổ đau không biết cất vào đâu bèn cất hết vào văn chương cho tiện. Kẻ cô độc cả nghĩ, cả sợ, cả tin, cả ngờ, cả gói này may mắn quá, mặc dù chỉ ngồi một mình trong nhà như phỗng, ngồi như con ma xó đối diện với bản thảo, bị giời xiềng vào chữ nghĩa như một anh tù văn, lại có cả triệu người xa lạ tri âm tri kỷ từ tận đẩu tận đâu thì hồng phúc thật. Bác Nguyễn Khải lại nhìn tôi rất ư cảnh giác, cười ruồi khi tôi bảo đất Nam Định từ ông Tú Xương đến nay, những văn tài hầu như đều phải có ít nhiều chất tinh quái, nghịch ngợm. Nguyễn Bính, Văn Cao, Nguyên Hồng, Vũ Hoàng Chương, Vũ Cao, Trần Dần, Nguyễn Thi... nghịch quá đi chứ. Nguyễn Khải là cái ông nghịch ngầm, nghịch mà tưởng ngoan. Cứ  nhìn đôi mắt ông thì biết, liếc vào cái gì là cái ấy bị Khải hóa, bị "Mùa lạc" hóa, "Cha và con và..." hóa. Đôi mắt ông có khi hiền lành lẩy bẩy chất cua lột, lại có khi đáo để ranh mãnh như quạ đến trời cũng chẳng tha, nhìn có khi như dây lòi tói,  trói hồn vía cuộc đời lôi tuốt vào trang giấy mà pha ra từng mâm cỗ giả cầy.


 Mùa xuân gió thổi quá làm tôi thêm thương hai anh lính xanh biếc trước cửa nhà bác Khải. Hai anh vẫn dùng tàu cau xùm xụp lá mà đập ràn rạt vào bức tường đời sống, toan mách lẻo với giời đất cái chuyện biết thì thưa thốt, như thể loài cau cũng tính  ăn vạ ông cao xanh. Nhìn cái bàn viết văn rộng đến gần năm mét vuông la liệt giấy mực, ngổn ngang cả gánh hàng xén sách vở của ông, tôi biết dù đã chớm bảy mươi, sức viết ông vẫn còn lừng lững. Tuổi này, bút ông vẫn chưa hưu, vẫn phải hành nghề nuôi thân, vẫn tung hoành trên các báo, vẫn cứ gõ lên trang giấy tiếng gõ sột soạt, gõ kiểu ngứa ghẻ như toan gọi vĩnh cửu ơi, vừng ơi mở cửa. Ông sống được là nhờ cái duyên văn tự , nhờ một lối viết sắc sảo đến ma mị, chữ nghĩa bò như kiến tưởng lung tung lắm, quân hồi vô phèng lắm mà khi vung bút, hô một tiếng cầu phong đảo vũ là đâu lại vào đấy, là văn ra như rượu rót tràn ly. Chỉ thương hai cây cau đứng gác ngoài cửa kia sao quyết không chịu nhảy vào trang văn ông. Giá có hai anh cau này vào văn làm cột cho Nguyễn Khải dựa mà mượn gió bẻ măng; đặng lấy tán lá um tùm quạt phành phạch cho các nhân vật của ông bớt đổ mồ hôi hột, cho dòng suy tưởng luận đề nóng bức của ông hưởng được tẹo gió mùa xuân mà chữ nghĩa lại thêm phần mát mẻ .,. 


 

Thứ Hai, 18 tháng 1, 2010

Shoot the Bloggers: John E. McIntyre

One of the best things about spending 20 years in newspapers is getting to work with people like copy editor John E. McIntyre. He worked at The Sun for 23 years, including 14 years as head of the copy desk.

John was the last line of defense against errors -- or outright stupidity -- getting into print. And that line of defense was well-fortified.

It was not at all unusual to get a midnight call from the copy desk, beginning with, " We have a little question about something in your caption..."

And more often than not, it was your sleepy butt they were saving. Read more »

Strobist is Now Powered by Light, too

On a kinda-related note, as of late last week Strobist's HQ began running on solar power. We only had enough roof space to offset about half of the juice we were suckin'. But it's a start.

If you are on the fence about solar, take a look at some of the incentives that are being thrown around. We got a 30% federal tax credit, a Maryland state rebate, a county property tax rebate and are selling the renewable energy credits.

All in all, that knocked nearly 70% off of the bill. It made the numbers a no-brainer. (We used Greenspring Energy, if you want more info.)

We went with a solar water heater, too. So most any time Strobist finds itself in hot water, it will be because of light. Fitting, I think.
__________

EDITOR'S NOTE: If you are getting ready to launch into some kind of political manifesto in the comments about how incentives to go green are BS, please don't bother.

(Sun-catching photo by Strobist reader Wirehead.)

Chủ Nhật, 17 tháng 1, 2010

Đời yếm

Chẳng biết cái yếm có từ thời nào, nghe nói nó có từ thế kỉ 12 triều Lý.  Xưa dân mình quen ăn chắc mặc bền, áo quần còn chưa đủ mấy ai để ý đến nội y. Sáng kiến cải tiến nội y đặc săc này chắc chắn là của các công chúa, các tiểu thư phu nhân nhà quí tộc.  Người ta nói cái yếm ra đời để tôn cái lưng ong, thì đúng rồi, nhưng trước hết nó che bộ ngực, nơi đàn ông hay để ý tất phải có cái che đậy, bảo vệ.


             Thoạt kì thuỷ chiếc yếm có hình vuông vắt chéo trước ngực, góc trên khoét làm cổ, hai đầu đính mẩu dây để cột ra sau gáy. Sau thì thiên hình vạn trạng. Cổ khoét tròn gọi là yếm cổ xây, cổ nhọn đầu hình chữ V gọi là yếm cổ xe, đáy chữ V mà sẻ sâu xuống gọi là yếm cổ nhạn….


Nghệ thuật nửa kín nửa hở của cái yếm gọi là tuyệt chiêu, cả ba góc luôn tình trạng sắp nhìn thấy nhưng vẫn kín đáo như thường. Tấm lưng ong lộ thiên phía sau, bộ ngực nẩy rung rinh phiá trước vô cùng hấp dẫn. Về sau sinh ra cái nịt ngực để bảo vệ bộ ngực, làm cho ngực khỏi sệ lại tránh được hoàn toàn mọi góc nhìn xéo của cánh mày râu.


Cái nịt ngực lúc đầu chỉ là tấm vải thô buộc chặt ngực, sau mới khoét lỗ cho thoáng, làm dây buộc cho tiện, gọi là cái xu chiêng. Đến khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, xâm lược luôn cái yếm, mẫu corset của đàn bà tây chế ngự ngực đàn bà ta rất nhanh. Gái tân thời nêu gương đeo trước, về sau cả tân thời lẫn nạ dòng, cả gái quê lẫn gái thị thành đều đua nhau đeo, cái yếm tuồng như biến mất, chỉ còn lại nơi đàn bà thuần chất quê.


Thực ra nịt ngực là biến dạng của cái yếm, nó sinh ra vì nhu cầu có bộ ngực đẹp của phụ nữ, độ nửa kín nửa hở rõ ràng hơn. Đàn bà xưa nay đều vậy, vừa muốn che vừa thích khoe, cái yếm tưởng hở nhưng kín như bưng, nịt ngực khác, góc nào cũng lồ lộ những khoảng da thịt trắng ngần, gợi cảm hấp dẫn.


Ngày nay nơi gọi xu chiêng, nơi gọi nịt ngực, nơi gọi cooc-sê tùm lum tùm la. Trước 1975 không biết miền Nam gọi là gì chứ miền Bắc đều gọi  là cooc- sê, gọi thế vừa thanh lại vừa oách. Thời này chiến tranh ác liệt, dân chúng đào hầm phòng chống bom đạn thì cái cooc- sê cũng cố thủ bằng một lớp vỏ rất dày.


Lúc đầu chị em còn cho may chồng lớp nhiều lớp vải dày cộp, sau còn lót cả catton , giống hai cái phễu nhọn cứng. Ra đường cô nào cô nấy hai khối nhọn hoắt, càng nhọn càng oách. Chả hiểu ngực cứng nhọn thì đẹp kiểu gì nhưng các cô đua nhau cứng nhọn.


Đã thế còn thắt rất chặt, ép bộ tuyệt lê trong hầm catton, thời này chị em toàn cài cúc, mỗi lần cài cúc vô cùng khó, phải có người đứng sau giúp cài cho, rất phức tạp nhưng chẳng ai chịu nới rộng ra. Nhiều người bị viêm loét ngực cũng vì thế nhưng chẳng ai rời mốt nhọn cứng, cứ đua nhau cứng hơn nữa, nhọn hơn nữa, rất lạ.


Cô nào ngực nhỏ còn độn cả một lớp vải dày cứng, đôn cái cooc- sê lên thật cao thật nhọn cho bằng chị bằng em. Nhiều cô đầu nhọn cooc- sê đâm thủng cả áo. Đi xem phim đứng trước chị em, lỡ cô nào đè ngực vào lưng, hai cái đầu nhọn đâm một phát, đau chết điếng.


Miền Nam giải phóng, ngực chị em  miền Bắc cũng được giải phóng luôn, cái cooc-sê cứng nhọn chật cứng của chị em miền Bắc gần như đồng loạt biến mất, thay vào đó là cooc-sê mút mềm mại nhẹ nhàng rộng rãi của miền Nam.


 Cho  đến năm 1980 trở đi mốt nhọn hoắt nhường chỗ cho mốt tròn đều. Các cooc –sê có thêm một gọng đỡ bằng thép hay nhựa cứng, ngoài có viền đăng ten nhìn rất ngon mắt. Dần dà các loại cooc-sê được cải tiến thiên hình vạn trạng, cooc –sê không dây vai, cooc- sê khuy móc phía trước, cooc- sê may liền áo, cooc- sê hoàn toàn không dây, chỉ hai cái kẹp móc liền ngực vô cùng giản tiện.


Ngày nay hình như chị em đang chán các loại cooc-sê, nhiều người không thèm đeo nó nữa, họ thích sự rung rinh gợi cảm khi di chuyển hơn là cứ đóng đinh chật cứng, mất cả mềm mại. Cái yếm ngàn xưa lại trở về, trên sân khấu, ngoài đường phố ta thấy gái tân thời ngay nay đang đeo những cái yếm tân thời thay luôn cả áo. Cái yếm khéo phô cái eo thon và làn da trắng mềm mại, khoe luôn đôi cánh tay tròn lẳn, ba góc chéo luôn ở tình trạng sắp nhìn thấy, mỗi bước đi lại rung rinh rung rinh.


 Thế mới biết ông bà ta xưa thật khéo chơi.


( Bài viết cho Thời trang trẻ)


 

Thứ Sáu, 15 tháng 1, 2010

Đứa con chung của bốn người đàn bà+ ĐỌC SÁCH CỦA TỨ QUÁI CÔ NƯƠNG TRÊN Vnweblogs

Chiều nay (Ngày 15/01/2010) vào lúc 17h tại Vườn Thiên Thai 699-701 đường Trường Chinh quận Tân Phú t/p HCM sẽ có buổi ra mắt cuốn sách Tin nhắn một chiều của bốn cây bút nữ: Thanh Chung, Lâm Cúc, Hoài Vân, Kim Oanh. Họ là những bloggers thân thiết của bọ. Bà con ai có điều kiện xin mời đến chung vui cùng với họ. Nhân dịp này bọ xin giới thiệu cái tựa bọ đã viết cho cuốn sách. Mời bà con ngự lãm, hi hi


Bốn người đàn bà bốn góc trời, có thể nói như vậy, nhờ blog mà quen nhau, rồi thân nhau và bây giờ cùng nhau ghép những mảnh văn riêng lẻ của mỗi người thành một cuốn sách chung. Thế mới biết thế giới ảo đôi khi gần gũi thân thiết, làm cho người ta xích lại gần nhau nhanh hơn, chân thật mặn mà hơn cả thế giới thật.


Có lẽ không có ai trong họ trong đời có một lần mơ mình sẽ trở thành nhà văn. Những gì viết ra đây họ cũng chẳng nghĩ là văn, chỉ vì nhu cầu giao lưu trong thế giới ảo, cũng như bao nhiêu blogger khác, họ đã gom nhặt kí ức, ném lên trời tiếng reo của niềm vui, tiếng thở dài của nỗi buồn, tiếng kêu của nỗi đau, cả tiếng thét của giận dữ, của uất hận nữa... Tất cả đã tạo ra văn mà họ không hề biết, đúng hơn là không để ý.


Văn chương suy cho cùng là phần kết tủa của kí ức được các con chữ gồng gánh bày bán giữa đời, chẳng có gì khác hơn. Phàm là kí ức tất nhiên là phải thật, chỉ khi kí ức bị cắt xén, bị xào nấu, bị thổi phồng thì cái thật biến mất nhường chỗ cho cái giả. Thật ở đây là chân thật, không ai tính nó có thật hay là không.


Trong ba mươi năm cầm bút trần ai của mình, tôi nghiệm ra rằng nếu cố tình rặn ra văn, tô son trát phấn chữ nghĩa, thổi phồng, uốn éo cái tôi rồi gói ghém bằng thứ bao bì có tên là Chân Thật  thì may lắm chỉ loè được đôi ba người, đôi ba trăm người, nhiều lắm là một thế hệ, thứ văn đó nhất định sẽ chết yểu.


Cho nên cũng như tình yêu, không biết mình yêu vì cái gì, đến với nhau từ lúc nào nữa, văn chương cũng vậy, một ngày đẹp trời bỗng thấy hồn mình muốn hót lên như chim trời, thế là viết, cứ viết thế thôi chẳng biết mình muốn nói điều gì, theo thể loại nào, đấy là việc của các nhà lý luận, không phải việc của nhà văn.


 Viết đến một lúc nào đấy ta bỗng nhận ra giọng điệu của riêng ta, nẻo đường của riêng ta, cả cái đích mà ta đang đi tới cũng sáng sủa rõ ràng, khi đó ta đã là nhà văn rồi đấy.


Tôi đồ rằng bốn người đàn bà này cũng đến với văn chương cũng theo cách ấy. Một ngày đẹp giời họ chợt nhận trái tim mà họ tưởng đã cằn cỗi bỗng muốn cất lên một nỗi gì đó, cũng là lúc văn học mạng mở cánh tự do chào đón những ai có nhu cầu chia sẻ mọi nỗi niềm.


 Thế là họ viết và gửi, viết trong im lặng gửi vào hư vô. Chẳng ngờ họ nhận được vô số những lời chia sẻ động viên  từ thế giới mênh mông vô hình vô ảnh. Thế giới ảo ngọt ngào và chân thật, sòng phẳng và vô tư dần dần cho họ thấy nẻo vào văn chương của họ, và thế là hôm nay họ có cuốn sách rất thật để gửi vào đời thật.


Đặt gần nhau mới thấy rõ mỗi người một giọng riêng, một nẻo riêng để đến với đời, không ai lẫn vào ai.


Thanh Chung thảng thốt về cái sự mất, văn chị là văn buồn, cái nỗi buồn bỗng dưng. Nỗi buồn đang có bỗng dưng không, đang phúc bỗng dưng hoạ, đang đôi bỗng dưng một chập chờn trên tất cả các trang văn, có vẻ như chị đang cố tình nói với mọi người, rằng chị viết ra chỉ là để kể chơi vui, không không đời chị không phải vậy.


 Lâm Cúc xốn xang với nhiều số phận trớ trêu, tuồng như lúc nào chị cũng muốn kêu lên, kêu to lên nhưng nghẹn lại, văn chị vì thế là văn đau. Chị đau vì những va đập phi lý và trớ trêu, đau vì nuốt nước mắt gắng gỏi tìm kiếm những lẽ đời an ủi, rốt cuộc vẫn va vào trớ trêu và phi lý, kể cả khi chị tìm đến những con người dễ thương, những số phận ngọt ngào.


Hoài Vân tủm tỉm trong những chuyện bi hài nho nhỏ, những ngộ nhận và sai lầm. Văn chị là văn hờn, hình như chị đang hờn ai, cũng có thể chị đang hờn chị. Chị đang hờn dỗi vớí tuổi thanh xuân nhiều ngộ nhận của chị chăng?


Kim Oanh tưng tửng về những nẻo đời đắng ngắt, tấn bi hài nhập nhằng giữa sáng và tối, thiện và ác, cho thấy cái mà người ta gọi là hạnh phúc hình như không có thật. Văn chị là văn đắng. Đau quá hoá đắng, một khi không khóc được thường người ta nở một nụ cười đắng ngắt. Nụ cười đắng khó quên, văn đắng cũng vậy chăng.


Tôi không dám nói văn các chị hay dở thế nào, bởi vì cái đó luỵ vào bạn đọc, vào thời gian, vả chăng các chị có viết văn đâu mà nói chuyện văn hay dở. Các chị viết ra để giãi bày, để sẻ chia, ở thế giới ảo các chị đã có được điều đó. Vậy thì Tin nhắn một chiều của các chị một khi vào đời thật cũng sẽ nhận được chia sẻ nồng nàn của người đời, tôi tin là như vậy.


Hà Nội ngày Lập Đông - 2009



ĐỌC SÁCH CỦA TỨ QUÁI CÔ NƯƠNG TRÊN Vnweblogs
(Tin nhắn một chiều - Nxb Hội Nhà Văn)


Nguyễn Trọng Tạo

 Nguyễn Quang Lập thật mả khi gọi tên văn của 4 quái nữ Vnweblogs là văn buồn, văn đau, văn hờn, văn đắng. Đó là văn của Thanh Chung, Lâm Cúc, Hoài Vân, Kim Oanh.


Thanh Chung viết nhiều viết đều viết khỏe. Văn blog của nàng dù là ký ức hay bịa đặt đều làm cho người ta tin là nó đã như thế, đang như thế, sẽ như thế. Một đời sống Việt Nam quá vãng hay hiện tại được nhìn từ Mỹ mà không phải Mỹ. Thanh Chung là một người Việt chân thật hoặc ít nhất bằng văn blog nàng cũng cũng đã xây đắp được điều đó. Nàng là người thích đùa, nhưng nàng buồn, và thường vượt qua được nỗi buồn bằng thông minh và kiên nghị. Vì thế mà văn của nàng từ sắc đến sâu sắc.

 Lâm Cúc có sự độc đáo của một người viết, nếu không viết ra được chắc nàng sẽ phát bệnh đau thương. Tôi nhìn thấy trong những con chữ đôi mắt của nàng luôn chứa những nỗi buồn nghiêm nghị. Buồn và nghiêm nghị với người với đời. Làm bạn của nàng chắc phải nói chuyện nghiêm túc đừng có cợt nhả dễ bị chỉnh bị phăng như chơi; hoặc tốt nhất là im lặng mà cùng phát bệnh đau thương với nàng.


 Hoài Vân thích thăm thú những kỳ quan, và không thích cỡi ngựa xem hoa nên nàng thường mệt mỏi sau cơn khám phá bí mật của kỳ tích. Nói chung, nàng làm việc gì cũng hết sức, đến nơi đến chốn. Nàng thích truy căn nguyên nên ghét kẻ dối trá. Muốn đùa với nàng thật khó. Đùa vô duyên sẽ bị nàng hờn. Mà nàng đã hờn là hờn muôm kiếp, he he. Nhưng văn nàng lại dịu dàng và giàu tình thương mến.


 Văn Kim Oanh đẹp và đa cảm nhưng biết thoát khỏi những rườm rà thừa mứa. Nàng có thể kiệm lời quá vì quá ít thì giờ, nhưng có nhiều thì giờ chắc văn nàng cũng kiệm lời như thế. Vì thế mà văn nàng lắm khi hiện đại bất ngờ. Báo chí và văn chương luôn là cặp đối lập nhưng ở Kim Oanh ta thấy nhuần nhị khi nàng khép con mắt nhà báo để mở ra con mắt nhà văn. Đọc nàng ta có khoái cảm như ăn mướp đắng còn tươi xanh cặp với ruốc bông trắng.


 Cả 4 nàng in chung một tập sách. 4 trong 1 và 1 trong 4. Cả 4 nàng có gì đó khá gần nhau mà rất riêng biệt. Nhưng có lẽ điều chung nhất là yêu. Yêu đến đau thương bởi các nàng tự biết lùi, biết ngậm ngải. Bởi các nàng cá tính thích yêu cá tính, và cũng thất vọng vì cá tính. Có lẽ vì thế mà các nàng chơi blogs và trở thành người viết văn lúc nào không hay biết. Văn chương với các nàng không phải để trổ tài mà để giãi bày và chia sẻ. Văn chương làm vợi đau thương và hiện ra khát vọng. Văn chương của các nàng gần gũi như tin nhắn như comment như ngôi nhà ảo giác luôn ấm áp hồn người. Không ngẫu nhiên truyện của nàng nào cũng vương vào điện thoại, tin nhắn, internet... Và đôi khi "tin nhắn một chiều"...


 

[caption id="attachment_4371" align="alignleft" width="210" caption="Bìa của Nguyễn Trọng Tạo, bốn bà rất thích nhưng không dám duyệt, he he"][/caption]

 Tôi đã đọc các nàng trên mạng nhưng khi đọc trên giấy, thấy các nàng như rõ hơn, đẹp hơn và cũng... quái hơn. Thấy các nàng đang ngồi đứng chạy nhảy và nằm duỗi bên nhau khóc cười lườm nguýt... Ôi, blog không chỉ mang đến văn chương mà điều quan trọng hơn là mang đến tình bạn tình người thật đẹp. Chúc mừng tập sách của "Tứ quái cô nương" ra mắt và chúc mừng từng nàng mà tôi rất quý mến.


 


Hà Nội, 14.1.2009