Chủ Nhật, 20 tháng 9, 2009

KÝ ỨC VỤN – VÀ DÒNG VĂN BẠCH THOẠI

ĐỖ CAO SANG


Cách đây hơn một tháng, tôi lang thang vào blog bọ Lập. Mỗi mẩu blog


của bọ có hàng trăm comment. Nhìn mà phát thèm! Tôi cũng “còm” một cái


chơi “Chầu chầu, văn chi hay chi hay rứa. Biết văn bọ Lập hay như ni


tui cóc đọc mấy ông Tây Tàu. Ủng hộ bọ Lập nhận cái Nobel Việt Nam.


Hehe”


Ký ức vụn là tập hợp có chọn lọc những mẩu blog của Nguyễn Quang Lập.


Đó là những câu chuyện vừa hài hước vừa ám ảnh. Ban đầu có lẽ bọ Lập


chỉ xem đấy là chiêu “mua vui cũng đủ một vài trống canh” cho bạn bè


thân hữu. Vậy mà khi “Ký ức vụn” ra đời, nó đã được chào đón nồng


nhiệt đến nỗi ngay tác giả cũng ngã người vì bất ngờ.


Có lẽ Ký ức vụn đã mở màn cho một trào lưu văn chương mới: Phong cách


bạch thoại ở Việt Nam. Ở Trung quốc đã xuất hiện hình thức văn này từ


cuối thế kỷ trước. Có vẻ nó là một sản phẩm tất yếu của cuộc sống gấp


gáp hiện đại. Và nó cũng là con đẻ của mạng internet. Viết không được


dài, không cần và cũng không được cầu kỳ chọn từ vựng. Bỏ qua cả ràng


buộc ngữ pháp. Chuyện phải ngắn để người ta còn có thời gian mà đọc.


Nhưng yêu cầu ác nghiệt nhất là viết câu nào phải “chết người” câu


đấy. Viết chỉ vài dòng, câu chuyện là một nhúm chữ ít ỏi nhưng còn khó


khăn hơn làm một cái tiểu thuyết dài.


Thực ra viết văn kiểu bọ Lập ở VN đã xuất hiện lâu rồi. Đọc Nguyễn Huy


Thiệp hay Đặng Thân chúng ta sẽ tìm thấy hương vị na ná. Tuy nhiên,


nếu coi khẩu văn như món phở thì hiện tại chỉ có bọ Lập là nắm chính


xác bí quyết pha chế nhà nghề. Ký ức vụn vì thế cũng như một hiệu phở


được bảo hộ độc quyền. Đọc Đặng Thân người ta phải ngồi ngẫm nghĩ. Tuy


nó “rất đời”, mang nặng hơi thở tanh nồng của cuộc sống mới nhưng Đặng


Thân vẫn bác học lắm. Bọ lập khác hẳn. Văn của bọ đọc cho ai nghe cũng


được. Người lắm chữ cảm nhận kiểu lắm chữ, người ít chữ thưởng thức


kiểu ít chữ. Vừa đọc vừa cười ngặt nghẽo “đã đời”. Nhưng, gấp sách


lại…Ô hay, sao sống mũi cứ cay cay?


Sau này ở VN có thế xuất hiện nhiều cao thủ blogger viết bạch thoại


khá hơn bọ Lập. Nhưng vương miện khai sáng cho trào lưu này không thể


trao cho kẻ khác. Tới đây tôi tin rằng sẽ xuất hiện những từ như “văn


rất bọ Lập”, “phong cách rất bọ Lập”, “văn mày bọ Lập quá nhỉ”. Kiểu


như người ta vẫn nói “xinh như Kiều”, “đểu như Sở Khanh”, “xấu như thị


Nở”. Đối với một nhà văn thì còn phần thưởng nào to hơn thế nữa?


Cũng như Chân dung và Đối thoại của TĐK hơn chục năm trước, Ký ức vụn


được chào đón nhiệt liệt đã chứng tỏ hai điều. Thứ nhất, dân tình,


mừng nhất là cánh trẻ, vẫn quan tâm đến văn nghệ nước nhà. Chỉ tiếc là


lâu lắm rồi chưa có gì đáng để họ quan tâm mà thôi. Thứ hai, nhu cầu


thưởng thức và khẩu vị của bạn đọc hình như đã muốn đổi món. Cũng như


âm nhạc, rock, jazz, rap…chán rồi lại quay về tuồng chèo, dân ca ba


miền. Cũng như ẩm thực, sơn hào hải vị đã chán rồi. Họ muốn quay lại


tôm, cua, ốc, ếch, nhái… Nhiều kẻ nếm thử với thái độ khinh bỉ rồi mới


ngớ người ra: “Bao nhiêu năm tìm kiếm phù hoa, đây mới đích thị là món


khoái khẩu của mình.” Cũng như thuốc lào, khoai lang luộc với chè xanh


chính là đặc sản của dân Việt chứ không phải xì gà Cuba, gà rán KFC


hay Cappuccino gì xa lạ.


Đọc Ký Ức vụn, có kẻ, vai vế trong làng văn hẳn hỏi, còn phát biểu:


“Văn bạch thoại kiểu bọ Lập chính là đỉnh cao thời đại - thứ văn của


tương lai!”. Tôi thì chẳng liều mồm đến thế nhưng cũng đưa ra vài ý


giải thích của anh ta để mọi người bạn luận.


Đạo Phật có câu: Lời nói hay nhất là im lặng. Trả thù ác nhất là tha


thứ! Trong kiếm pháp, cầm kiếm giết đươc người, dù tài nghệ đến đâu


cũng chỉ là công phu hạ đẳng. Đỉnh cao nhất của kiếm pháp là tay không


cầm kiếm mà kiếm khí thoát ra mạnh đến mức đối phương tự gục ngã.


Quay lại chuyện văn chương. Áp dụng triết lý trên thì có thể suy ra


rằng cái cầu kỳ, hoa mỹ kiểu cách trong văn thơ chỉ như công phu thứ


cấp của nghệ thuật. Nghệ thuật văn chương đỉnh cao là phải quay về cái


đơn giản như không có gì. Chuyện không có gì, từ không có gì lạ, kết


cấu ngắn gọn. Nhưng viết được thứ văn đó đâu phải dễ. Giống như đãi


cát tìm vàng, mò ngọc trai đáy biển.


Chuyện tranh luận ấy cứ tạm gác một bên. Mặc cho ai đó bàn tán, với


tôi thì kiểu viết văn của “Ký ức vụn” rõ ràng là nỗi đam mê mới. Tôi


đọc như bị bỏ bùa. Chưa khi nào tôi đọc sách mà bị kích động mạnh đến


thế. Người khác nhìn vào hẳn tưởng tôi là thằng điên: lúc cười ha ha,


lúc giậm chân, lúc bò lăn. Có lúc im lặng. Mắt nhìn vô hồn vào hư


không. Tôi đang thấy những bóng dáng rất xa xôi, mơ hồ. Bóng dáng của


ai đó rất quen. Một niềm khát khao, một cái tiếc nuối xa xăm cứ vơ


vẩn. Ôi những ký ức vụ của bọ Lập hay của tôi? Chúng đang được bày ra


trước mắt.


MẢNH VỤN NÀO SẮC NHẤT?


Bọ Lập coi Ký ức như những mẩu kính mà thời gian đã làm cho vỡ vụn. Bọ


nhặt lấy những mảnh ấy, chắp nối và dựng nên không gian tuổi thơ và


bức tranh cuộc đời dâu biển. Vậy mảnh nào ám ảnh nhất?


Mỗi người có cái lý lẽ riêng. Theo tôi trong “Ký ức vụn”, cái Ký ức


năm hào là điển hình nhất cho toàn tập. Câu chuyện rất ám ảnh cả tác


giả và cả người đọc. Cái tình rất chân thưc, ngây thơ, xúc động. Ngoài


ra, nó phản ảnh được tuổi thơ của một thời đại, một thế hệ con người


Việt Nam: chiến tranh ác liệt, nghèo khó, thậm chỉ thèm được ăn một


bữa no. Về nghệ thuật, vẫn là cái tục, cái phong thái bạch thoại nhưng


bọ chọn chi tiết rất độc: Con Hà vén áo cho tôi xem ti. Tôi sờ sờ cái


cục hỏi đau không. Nó lắc đầu. Tôi hỏi sao không giống của con trai.


Mẹ tao bảo để cho con bú. Tôi bảo tởm, tởm thế. Rõ ràng khi viết nhưng


dòng này, bọ Lập đã có dụng ý diễn đạt riêng. Và ông đã thành công. Nó


vừa thật, vừa ngây thơ, đáng yêu và hài hước. Chẳng biết bọ bịa ra hay


có thật nhưng chi tiết này quả là chỉ có kẻ cao tay như Nguyễn Quang


Lập mới nặn ra được. Đọc KUV, một số người khó tính có thể chê bọ viết


tục quá. Nhưng chuyện này thì chắc họ không nói thế.


Rất nhiều người muốn khóc khi đọc Ký ức năm hào. Anh Nguyễn Ái Học –


tiến sỹ ngữ văn ĐHSP Hà Nội nói “Tôi cũng dám chắc nước mắt nhà văn đã


nhòa trang giấy trong âm điệu câu văn trấn an cho tâm trạng quá khứ mà


thực ra là hiện tại: “Khi đó mình không khóc, mình nhớ như in khi đó


mình không khóc”. Bây giờ thì anh đang khóc. Có phải đó là những giọt


nước mắt quý hiếm trong thời đại chúng ta đang sống?”


Tóm lại, Ký ức năm hào, theo tôi chính là mảnh vụn sắc nhất, long lanh


nhất và quý nhất trong tập KUV.


Ngày mai, văn chương Việt Nam sẽ ra sao, đi theo bước tiến nào? Chưa


ai có thể nói chắc chắn. Nhưng xem qua “sự kiện Ký ức vụn”, ai cũng


phải thừa nhận rằng khẩu vị của dân Việt mình đã có thay đổi. Thay đổi


ấy tốt hay xấu cũng khó nói, nhưng nó rất phù hợp với thời đại mới –


thời đại của internet và đồ ăn fastfood.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét