Thứ Tư, 31 tháng 3, 2010

Dan in Real Life

One of the great and terrible things about being a newspaper photographer is the idea that you never know what your day is going to bring.

Sometimes it brings access to cool and interesting people. Sometimes a call from an editor can send you straight into f/64 mode, as far as the pucker factor is concerned. Sometimes it is both.

That's exactly what happened to Austin American-Statesman photographer Jay Janner last year while out on an assignment. He got a call that another shoot had been added to his day -- to go photograph a local photographer named Dan Winters.

Yeah, that Dan Winters... Read more »

Bert Goes All Hollywood on Us

Regular readers of this site are long familiar with Belgian photographer Bert Stephani. His easy-going manner and slightly warped sense of humor always make for fun learning in his behind-the-scenes shoot videos.

For the last several months, Bert (along with partner Peter Van Impe) have been working pretty much nonstop to produce a new lighting tutorial, "Motivational Light."

Hit the jump for a trailer, links and impressions after 3.5 hours of non-stop Bert. Read more »

Got a New Compact or Hybrid-Size Camera? Check That Sync Speed.

Adolfo tweeted to me that he found that his Panasonic LX3 syncs at up to 1/2000th of a second, and it reminded me to remind you that you should always check for this sort of thing. Frequently, the capability is undocumented.

This is a similar deal to the way high sync works on the Canon compact cameras, and the same rules apply for sync speed vs. actual flash pulse duration.

I got to play around with this camera's newer big brother, a 4/3 Lumix GF1, in Dubai, and was very impressed with both the handling and the image quality. I wasn't able to check, but would be curious to know if the 4/3 bodies hi-sync, too. Nope. Shame, too.

If you have found that your new compact (or micro 4/3, etc.) camera can sync up high with external flashes, please hit us in the comments. Always good to know which models do that kind of thing.

UPDATE: Edit fixes incorrect label of LX3 as a micro 4/3. Thanks!

UPDATE2: So far, nothing but bad news in the comments on the 4/3 bodies...


-30-

Thứ Ba, 30 tháng 3, 2010

Bạn văn 37

Cách đây sáu bảy năm chi đó, một hôm Nguyễn Huy Thiệp mời mình đến nhà ăn cơm, nói ông đến đi, hôm nay có một nhân vật hay lắm. Mình đến, thấy một ông nho nhỏ thâm thấp đen đen ngồi nói chuyện tay bo với đám văn tài khét tiếng ba miền đầy tự tin không một chút kiêng dè, biết ngay đó là người mà Thiệp nói hay lắm.
Thiệp giao du thật lắm quái nhân, mỗi ông một nết hay, tài thật không ai lẫn với ai, ông này chắc cũng thế. Thiệp chìa tay giới thiệu với mình, nói ông này là Bảo Sinh bạn tôi, chỉ nói vâỵ thôi không nói gì thêm. Nhưng chỉ hơn mười phút sau mình biết ngay Bảo Sinh là nhà thơ Folklore trứ danh, Thiệp đã từng có bài khen, suốt buổi nhậu hôm đó chỉ ngồi nghe  Bảo Sinh đọc thơ cười lăn cười lóc.

Văn nghệ có cái hay, phàm đã thích nhau thì chỉ cần gặp một lần đã coi như quen nhau từ vạn kiếp. Mấy hôm sau Bảo Sinh đến nhà mình chơi, tặng mình bốn năm tập thơ, đọc sướng rêm. Một đời thơ người ta chỉ mong có vài câu thơ đóng đinh vào trí nhớ người đời là mừng lắm rồi, ông này có đến vài chục câu, thậm chí vài trăm câu, phục lăn.

Té ra cái câu được truyền tụng lâu nay: Ra đường sợ nhất công nông/ Về nhà sợ nhất vợ không mặc gì là của Bảo Sinh, câu Vợ là cơm nguội nhà ta/ Lại là phở tái thằng cha láng giềng cũng của Bảo Sinh nốt. Nhiều câu cười  buồn, cười đau, cười đắng… vui và hay, tài. Có lẽ hay nhất câu này: Cùng chung một chuyến đò ngang/ Kẻ thì sang bến người đang: trở về/ Lái đò lái mãi thành mê/ Sang về chẳng biết mình về hay sang. Thơ như vậy mà báo chí ngại in, nghĩ cũng lạ.

Gặp nhau nhiều lần, lần nào Bảo Sinh cũng nói khi nào ông đến thăm khách sạn chó của tôi nhé. Mình bận lắm việc cù nhằng, cứ vâng vâng nhưng không đến được. Cũng tưởng là anh nói chơi thôi, làm gì có khách sạn chó nên cũng không mặn lắm chuyện thăm thú, may nhờ có Nguyễn Việt Hà kéo đến tận nhà Bảo Sinh mới ngả ngửa người, té ra có khách sạn chó thật, thất kinh luôn.

Nhà anh ở phố Trương Định, một mình cai quản cả khuôn viên rộng rinh rang, đầu ngõ treo cái biển to đùng: Khách sạn chó, thật táo gan. Mình nói chỉ riêng cái biển này cũng đủ cho người ta xách cổ anh lên phường năm lần bảy lượt, đúng không. Bảo Sinh cười hì hì, nói ôi nhiều chuyện lắm nhiều chuyện lắm.

Vào đấy mới biết người chỉ ở một góc, còn lại toàn chó mèo, đủ loại chó mèo, con bé tí bằng nắm tay, con to đùng như con nghé… Ở góc xa cuối vườn là nghĩa địa chó mèo được xây cất rất là… cung kính, hi hi. Hèn gì Bảo Sinh có biệt danh vua chó kể từ 1990, ai muốn có giống chó mèo tốt cứ hỏi anh, nhà ai có chó mèo ốm đau bệnh tật cứ hỏi anh là xong hết.

Khuôn viên được chia ra nhiều ngăn, trên các lối đi rải đá răm, thỉnh thoảng có những phiến đá xanh đựơc mài nhẵn bóng khắc thơ Bảo Sinh, thơ yêu lẫn thơ thế sự, thơ thiền lẫn thơ bố nhắng rải đều trên các phiến đá vườn nhà anh.

Cái hồ rộng chừng hai sào là thế giới hổ lốn vừa lạ vừa vui, chỗ thì ngộ nghĩnh chỗ thì đẹp mắt. Dưới hồ là dãy tượng đoàn thầy trò Đường tăng đi lấy kinh. Trên bờ có Tiên đồng Ngọc nữ, có Cửu trùng đài đắp tượng 18 vị La hán xếp thành hàng bên tường rào,  mỗi vị một bát hương, một phiến đá đề thơ Bảo Sinh. Bên này hồ là tượng Phật uy nghi, bên kia bờ hồ là tượng Bảo Sinh cũng uy nghi không kém, cả hai đều tay bắt quyết miệng nam mô, he he.

Chó và mèo, người và ngợm, phật và ma… cả một thế giới lạ hoặc giữa phố phường Hà Nội, ai đã tới thăm một lần suốt đời không thể quên. Trong cái thế giới ấy ông chủ uống rượu đọc thơ, bà chủ tụng kinh niệm phật, chó sủa gâu gâu, mèo kêu meo meo… vui hơn tết. Khu vườn chỗ cây cổ thụ toả bóng râm mát, chỗ cỏ cây bụi bờ chen chúc trong nắng vàng hoe. Mùi hoa lan, hoa nhài hoa huệ lẫn trong mùi mèo mùi chó mùi người…  vừa thơm vừa tục.

Bảo Sinh nói tôi đi bộ đội thoát chết trận là nhờ tiên nhờ Phật, ra quân thoát chết đói là  nhờ mèo nhờ chó, còn vui vẻ đến giờ là nhờ người  nhờ thơ,  người ta ơn huệ đôi ba người còn tôi mang ơn cả thế giới.

Có một chuyên anh ít kể nhưng ai hỏi anh đều kể rất vui, đấy là chuyện bố anh. Cụ là một trong những tay vẽ truyền thần đầu tiên của Hà Nội, khét tiếng một thời. Hôm Lê Thiết Cương tổ chức triển lãm tranh truyền thần, nhiều bức của cụ được bày ai cũng thích. Cụ vẽ truyền thần và làm thơ, dạy cho Bảo Sinh vẽ truyền thần và làm thơ, có lẽ dòng thơ đặc sản Bảo Sinh có ảnh hưởng nhiều từ thơ của cụ.

Đến khi nghề vẽ truyền thần hết thời cụ cũng đã già, con cháu cũng đã ăn ra làm nên, có của ăn của để thì cụ mới đi truyền bá thơ cụ. Sáng sáng cụ ra Bờ Hồ đi bộ đôi vòng rồi tập hợp các cụ ông cụ bà yêu thơ tới nghe cụ đọc thơ, cụ trả tiền nghe thơ đàng hoàng, gọi là nhuận tai.

Những người khen đúng chỗ bao giờ cũng được hưởng nhuận tai nhiều gấp đôi gấp ba người chỉ biết nghe không biết khen, hi hi. Bảo Sinh nói nhuận tai của cu lên đến mấy trăm triệu không phải chuyện bỡn. Ngày cụ chuẩn bị về trời, cụ gọi con cháu vào, tưởng là để nghe nói lời di chúc, hoá ra không, cụ hỏi thơ bố có hay không. Con cháu chẳng ai đọc thơ cụ nên lúng túng không biết nói sao, trừ Bảo Sinh, anh nói thơ bố hay lắm, con xin theo nghiệp bố. Cụ cười hắt một tiếng, nói mày là thằng có hiếu, nói xong thì đi, tay nắm chặt tay  Bảo Sinh.

Chuyện như phịa nhưng mà đúng vậy, Bảo Sinh nói tôi bỏ nghiệp truyền thần theo “nghiệp chó”, chỉ có thơ là tôi quyết nối nghiệp bố tôi, bố tôi mừng lắm, nói làm nhà thơ dân gian thôi con nhé, đừng làm nhà thơ nhà nước rách việc lắm. Bố tôi yêu thơ đến chết, chắc rồi tôi cũng yêu thơ đến chết, chỉ có một cái khác thôi… Mình hỏi khác cái gì, anh trâm ngâm không nói.

Rất lâu sau Bảo Sinh mới nói. Anh uống đủ một chầu rượu ngon, ngẩng lên nhìn trời, nói bố tôi suốt đời tôn thờ một cô gái, bức truyền thần đẹp nhất bố tôi vẽ là bức chân dung cô ấy. Cô ấy chết trẻ, kể từ đó ngày ngày bố tôi làm thơ, ra bưu điện gửi về đúng địa chỉ nơi cô ấy sống. Hơn nửa thế kỷ vật đổi sao dời, cái địa chỉ ấy chẳng còn, cụ biết nhưng cụ cứ kiên quyết không thay địa chỉ.

Mình nói thế anh tôn thờ ai, làm thơ cho ai, Bảo Sinh nói tôi tôn thờ cả thế giới, làm thơ cho cả thế giới. Rồi Bảo Sinh nhấp một chút rượu, ngâm nga: Cuối cùng tất cả chúng ta/Đều lên nóc tủ ngắm gà khỏa thân. Mình nói đó là câu thơ dọa chết hay nhất, anh mỉm cười lắc đầu, nói không không, tôi đang doạ người sống đó chứ. Và anh nhăn răng cười, cái răng sứt lộ thiên, mắt nhắm tít, đầu giật giật y chang  Đỗ Mục khi say, chẳng biết có đúng không nữa.

THƠ BẢO SINH (Trích)

-Cuối cùng tất cả chúng ta
Đều lên nóc tủ ngắm gà khỏa thân.



-Lạc trong đời đạo dắt ra
Lạc trong đạo sẽ có ma dắt vào.



-Trời đất phải sinh ra ta
Nếu không sao được gọi là hóa công
Vào ra trời đất mênh mông
Thân ta là chỗ hóa công ở nhờ



-Ra đường sợ nhất công nông
Về nhà sợ nhất vợ không mặc gì!



-Vợ là cơm nguội nhà ta
Lại là phở tái của cha láng giềng



-Ai cũng làm được nhà thơ
Ai cũng có thể “sù cơ” của mình



-Muốn đuổi khách ra khỏi nhà
Đọc thơ được giải họ ra tức thì



-Muốn cho trộm chẳng đến nhà
Đề vào trước cửa: Đây là nhà thơ



-Cùng chung một chuyến đò ngang
Kẻ thì sang bến người đang trở về
Lái đò lái mãi thành mê
Sang về chẳng biết mình về hay sang.



-Đi đái thì đứng giữa đường
Hôn nhau lại đứng sau tường để che



-Ghế thì ít, đít thì nhiều
Cho nên đấu đá là điều tất nhiên



-Ba lạng ở chốn động tiên
Thừa chỗ đủ để cưỡi lên vạn người



-Im lặng vợ bảo giận gì
Tươi cười vợ bảo chắc đi với bồ



-Vợ là thánh chỉ vua ban
Có sao dùng vậy miễn bàn đúng sai



-Mình ngu nhiều kẻ ngu hơn
Cho nên được gọi là khôn hơn người
Em xinh đâu bởi nụ cười
Em xinh là bởi nhiều người xấu hơn



-Muốn so thơ dở thơ hay
So bồ của họ biết ngay thôi mà…



-Suốt đời chỉ yêu một người
Bệnh ấy còn nặng gấp mười ung thư



Thứ Hai, 29 tháng 3, 2010

Ra quân đồng loạt

Nhàn đàm

Ngày 25/3, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Văn Khôi yêu cầu: Tất cả 29 quận, huyện của Thủ đô phải đồng loạt ra quân thực hiện Đề án “Chỉnh trang, sơn vôi, sơn cửa nhà mặt phố tại các tuyến phố trên địa bàn thành phố Hà Nội phục vụ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội”.
Công việc phải hoàn thành trước tháng 6/2010. Với dự kiến kinh phí thực hiện Đề án là khoảng 50 tỷ đồng.

Thêm một cuộc ra quân gây ồn ào dân chúng. Sơn quét lại mặt phố để chuẩn bị đón chào đại lễ “Nghìn năm Thăng Long- Hà Nội” là việc làm cần thiết và có ý nghĩa, không ai không ủng hộ, người ta chỉ nghi ngại cái sự đồng loạt ra quân  mà thôi. Nghi ngại cả sự đồng loạt lẫn sự ra quân, khéo không từ một ý tưởng hay lại tạo ra thêm nhiều cái dở.

Trước hết nói về sự đồng loạt. Thành phố sẽ đồng loạt sơn màu gì? “Đối với màu sắc sơn vôi các công trình trên tuyến phố chỉnh trang, các đơn vị chủ động quyết định theo nguyên tắc sử dụng các tông màu nhẹ nhàng như be vàng nhạt, xanh nhạt, hài hòa với môi trường thiên nhiên” Đó là ý kiến cơ quan chức năng của Hà Nội khi thông báo việc sơn nhà mặt phố Thủ đô đón Đại lễ nghìn năm. Qua đây ta có thể hiểu nếu cuộc ra quân đồng loạt này thành công thì toàn thành phố sẽ nhuốm một màu buồn tẻ, đơn điệu, nếu không muốn nói là nhạt nhẽo.

Mỗi ngôi nhà trên mặt phố có kiến trúc khác nhau, và do đó có màu sắc khác nhau. Mặt phố đẹp vì cái vẻ muôn màu của nó, nó không là cái hàng rào để có thể sơn quét đồng loạt, và ngay cả hàng rào thì ít ai dại dột  tô đồng màu từ đầu chí cuối. Thêm nữa mặt phố là của Thành phố nhưng mỗi ngôi nhà trong đó là của dân, mỗi nhà mỗi cảnh mỗi sở thích, đem sơn quét đồng loạt liệu Thành phố đã hỏi dân chưa? Chưa kể các cửa hàng cửa hiệu người ta chọn màu đặc trưng nghề nghiệp, có tác dụng như một quảng cáo, áp đặt tô quét một màu nhất định gặp phải phản ứng chối bỏ, khi đó biết làm thế nào? Cho nên cái sự đồng loạt này là không nên và không thể thực hiện được.

Thứ nữa xin nói về sự ra quân. Xưa nay thỉnh thoảng ta lại thấy có một cuộc ra quân đồng loạt, hết an toàn giao thông lại vệ sinh đường phố, ầm ầm ào ào chừng dăm bảy ngày rồi đâu lại đâu vào đấy, có khi tình trạng còn tồi tệ hơn cả trước khi ra quân. Lâu ngày các cuộc đồng loạt ra quân đồng nghĩa với đánh trống bỏ dùi, nó cũng đồng nghĩa với việc ném tiền qua cửa sổ, bởi vì chi phí cho một cuộc ra quân bao giờ cũng rất tốn kém.

Cho nên nghe nói đến cuộc ra quân sơn quét này ai cũng giật mình. Sơn quét mặt phố là tạo ra thẩm mỹ cho Thành phố, phàm là cái đẹp không thể làm ào ào được, nó đòi hỏi sự lao động tỉ mẩn của những người có gu thẩm mỹ cao, đừng nhầm tưởng quét màu như quét rác, việc gì cũng có thể ra quân.

Một người Hà Nội, anh Nguyên Phùng nhận xét: “Tiền đóng thuế của dân đây rồi, thật lãng phí, chẳng khác gì dạo chuẩn bị tổ chức SEA Games 22, cũng chi ra một đống tiền mà phố xá vẫn cứ lem nha lem nhem. Công nhân đến sơn, quét vôi cho các nhà dân mặt đường mà không chi thêm ít tiền "xã hội hoá" - bồi dưỡng thì trông tường nhà mình cứ như vừa được mấy ông xoá khoan cắt bê tông. Bao giờ thì lãnh đạo biết xót tiền thuế của dân nhỉ?" ( Theo Bee.net).

Bảo đảm hỏi mười người dân Hà Nội thì sẽ có chín người phản ứng về cuộc ra quân đồng loạt này đúng như phản ứng của anh Nguyên Phùng. Bởi vì ai  cũng biết làm kiểu phong trào, chạy theo số lượng này chắc chắn chất lượng sẽ không cao. Được vài hôm mưa nắng bong tróc hết trong khi chưa đến ngày đại lễ thì làm thế nào, chẳng nhẽ lại huy động một cuộc ra quân đồng loạt, lại chi thêm nhiều chục tỉ nữa để sơn quét lại cái đã sơn quét ư? Thậm vô lý.

Có cách nào sơn quét lại mặt phố hiệu quả và thẩm mỹ mà không cần phải ra quân đồng loạt, không cần phải chi nhiều chục tỷ tốn kém không, có đấy, không tin cứ hỏi dân mà xem.

A Great Face for Radio

Mohamed Somji and the folks at Gulf Photo Plus have made good on their threat and posted their video of the live shootout between Zack Arias, JoeyL and yours truly.

Two things learned.

First: "Never get involved in a land war in Asia." (But only slightly less well- known is this: "Never go against a Sicilian when death is on the line!")

And second, "Never wear a black shirt into a dark auditorium when you are being interviewed with just one hard light."

The video, and links, inside. Read more »

Thứ Năm, 25 tháng 3, 2010

And, They're Surprisingly Affordable



Kidding!

You could not even afford the mortgage for one of these Briese parabolic light focusing reflectors!

But they are fun to look at, and you can get most a small amount of the way there for under $100 with a Paul Buff PLM! If they ever get back in stock!

Gratuitous use of one more exclamation mark!

-30!-

Thứ Ba, 23 tháng 3, 2010

Bất đồng ngôn ngữ+ Tiếng Mỹ và tiếng Việt

Hôm nay nhậu sơ kết một tháng bọ ở Sài Gòn với Phil và Hồng Chương, tất cả đều thuận lợi, đặc biệt về mặt sức khoẻ, một tháng trời không một ngày ốm yếu, nhậu một ngày ba trận mà lúc nào cũng khoẻ khoắn, tươi tỉnh, thật quá mừng. Ngặt một nỗi bất đồng ngôn ngữ quá xá, chẳng ngờ tiếng bọ của bọ dân Sài Gòn có quá nhiều người không hiểu.


Bọ nói tiếng bọ ở Hà Nội mười người thì có một người không hiểu, vào đây mười người không hiểu cả chục. Vào quán giải khát hỏi mua  gói thuốc lá, nói cho gói Esse chị ơi, bà chủ quán xởi lởi, nói dạ, chú có uống đường không chú.


Thế cũng chưa hay bằng việc gọi taxi, đến khổ. Gọi về hãng taxi, nói cho một xe về tám tám Lê Lợi, cô tổng đài nói dạ chú gọi lộn rồi chú. Bọ nói đây có phải hãng taxi không, cô này nói phải, bọ nói thế thì tôi gọi đúng rồi, cô này nói tại chú nói cho một taxi chầm chậm lấy lời, con tưởng chú muốn mua taxi trả chậm.


Cái ông Huy Đức khi nào hẹn gặp cũng đều bảo đến số 5 Hàn Thuyên, bọ lên taxi, nói cho đến số 5 Hàn Thuyên, ông Taxi nói Sài Gòn không có phố Háng Tiên chú ơi. Bọ tức điên, nói khổ quá, háng người thường tôi chẳng dám chui vào, nói gì đến háng tiên. Ông taxi thật thà nói dạ con nói thiệt mà, chú muốn con chở đi tìm háng người thường dễ không à, còn háng tiên thì con chịu. Mình chửi ngu ngu ông này nhăn răng cười, đến khi mình chửi ngâu ngâu ông này mới chịu hiểu cho.


Bọ kể chuyện này cho Đỗ Trung Quân, anh cười khe khe khe, nói  ai bảo tiếng miền Trung của ông nhiêu khê. Thi hoa hậu quí bà, ban tổ chức công bố một quí bà người Huế cân nặng 47 cân. Quí bà chỉ nặng có 46 cân mới đứng lên thắc mắc, nói báo cáo Ban tổ chức lộn của em một kí. Trưởng ban tổ chức nghe vần ộn ra vần ồn mới đứng lên giải thích, nói Ban tổ chức chỉ cân tổng thể chứ không cân từng bộ phận.


Hu hu dân Việt với nhau còn hiểu nhầm nhau, hèn gì góp ý thì bảo là thiếu thiện chí, phản biện thì bảo là nham hiểm là chống đối, khổ ơi là khổ.


Đọc thêm:


Tiếng Mỹ và tiếng Việt


Sưu tầm trên internet gửi tặng các bạn đọc Quechoa. Cheers.


Hiệu Minh


Tôi tình cờ quen một anh bạn Mỹ, người Mỹ chính cống, mắt xanh mũi lõ, tên Johnson William, quê ở bang Ohio của xứ Cờ Hoa nhưng Johnson đã hơn 16 năm sinh sống ở Việt Nam, nghiên cứu về dân tộc học Ðông Nam Á, nói tiếng Việt thông thạo, phát âm theo giọng Hà Nội khá rõ, hắn học tiếng ở Ðại học Ngoại ngữ Hà Nội rồi làm Master of Art về văn hóa xã hội Việt Nam ở học Khoa học Tự nhiên Sài gòn, rành lịch sử Việt Nam, thuộc nhiều câu thơ lục bát trong truyện Kiều của thi hào Nguyễn Du, Lục Vân Tiên của cụ Ðồ Chiểu. Johnson ăn mặc xuyền xoàng, cái đầu rối bù, chân mang một đôi giày bata cũ mèm, lưng quảy một ba lô lếch thếch, sẵn sàng ăn uống nhồm nhoàng ngoài vỉa hè. Johnson có thể quanh năm suốt tháng ăn cơm với chuối thay cho bánh mì và phomát, xịt nước tương vào chén rồi cứ thế mà khua đũa lùa cơm vào miệng. Ðối với Johnson, thịt rùa, rắn, ếch, nhái, chuột đồng, … hắn xơi ngon lành. Bún riêu là món khoái khẩu của Johnson, hắn còn biết thèm hột vịt lộn ăn với rau răm chấm muối tiêu chanh. Ai có mời đi chén thịt cầy với mắm tôm, Johnson chẳng ngần ngại mà còn biết vỗ đùi đánh cái phét khen rượu đế mà nhắm với thịt chó ngon “thần sầu quỉ khốc” !!! Chẳng biết Johnson khéo tán tỉnh thế nào (hoặc bị tán) mà vớ được một cô bé Hà thành tóc “đờ-mi gác-xông”, sinh viên ngành văn chương hẳn hoi. Ngày cưới, Johnson vận áo dài khăn đóng, dâng trầu cau và quì lạy bàn thờ tổ tiên nhà gái thành thạo làm đám thanh niên, thiếu nữ, cả lũ con nít và mấy ông cụ ông, cụ bà trong làng suýt xoa, kinh ngạc, xúm đen xúm đỏ coi muốn sập nhà.


Chúng tôi gặp nhau trên chuyến xe lửa từ Nha Trang ra Huế. Tôi về thăm quê, còn Johnson thì sau mấy tháng nghiên cứu phong tục Tây nguyên xuống Nha Trang rồi tiếp đi dự Festival Huế. Ðường dài, tàu chạy dằn xóc, chung quanh ồn ào, lao nhao chẳng ai ngủ được. Johnson rủ tôi xuống toa ăn uống, kêu mỗi người một ly cà phê đen, một bình trà nóng rồi trao đổi đủ thứ chuyện trên đời. Tôi cũng khá thán phục sự hiểu biết và thành thạo văn hóa Việt Nam của Johnson khi nghe hắn thỉnh thoảng chêm vô câu chuyện mấy câu ca dao, thành ngữ tiếng Việt. Thật thú vị khi nói chuyện với một người Mỹ bằng tiếng Việt về đề tài ngôn ngữ Việt Nam (dễ chịu hơn nhiều khi khi nó chuyện với một người Mỹ bằng… tiếng Anh). Vậy mà Johnson vẫn lắc đầu than:


- Tiếng Việt của mấy ông rắc rối quá! Tôi học đã lâu mà vẫn còn lúng túng, nhiều lúc viết sai, nói sai lung tung cả lên. Này nhé, từ xưng hô, ăn uống, giao tiếp… thật lắm từ khác nhau chẳng đơn giản như tiếng Mỹ của tớ, chỉ một từ you là để nói với tất cả người đối thoại, tiếng Việt thì phân biệt ông, bà, anh, chị, em, con, cháu, ngài, mày, thầy, thằng, … rành mạch. Tiếng Mỹ thì dùng một chữ black để chỉ tất cả những vật gì, con gì có màu đen trong khi đó tiếng Việt thì khác, ngựa đen thì gọi là ngựa ô, chó đen thì kêu là chó mực, mèo đen thì gọi là mèo mun, gà đen thì là gà quạ, bò đen là bò hóng, mực đen là mực tàu, tóc đen thì hóa thành tóc nhung hoặc tóc huyền. Ðã là màu đen rồi mà người Việt còn nhấn mạnh thêm mức độ đen như đen thủi, đen thui, rồi đen tuyền, đen thắm, tím đen, đen ngắt, đen bóng, đen sì, đen đủi, đen thẳm, đen óng, đen thùi lùi, đen kịt, đen dòn… Còn để chỉ màu ít đen hơn thì người Việt dung chữ đen hai lần: đen đen.


Tôi cười cười:


- Thì tiếng Mỹ của ông nhiều lúc cũng rắc rối kia mà. Này nhé, người Việt nói: “Hôm qua, tôi đi tiệm” thì người Mỹ lại nói “Yesterday, I went to the shop”. Tiếng Anh, đi là go, nhưng đã đi (quá khứ) thì phải viết là went. Bản thân chữ hôm qua (yesterday) đã là quá khứ rồi thì ai cũng biết mà gì cần phải đổi go thành went chi cho rối mấy người học Anh văn? Nội chuyện học thuộc lòng 154 động từ bất qui tắt của mấy ông cũng đủ làm nhiều người trên thế giới phải thi rớt lên rớt xuống. Người Việt nói hai con chó mà chẳng cần thêm s hoặc es thành hai con chó “sờ” (two dogs) như tiếng Mỹ. Một đứa con nít thì nói là one child là được rồi, vậy mà thêm một đứa nữa thì bắt đầu rối, chẳng phải là two childs mà thành two children. Một con ngỗng là one goose, hai con ngỗng thì thành two geese. Vậy mà viết một con cừu là one sheep nhưng hai con cừu thì cũng là two sheep, chẳng chịu đổi gì cả ?!.


Johnson vẫn không chịu thua:


- Văn phạm của xứ ông cũng rắc rối bỏ xừ! Xem nè, thắng và thua là hai chữ phản nghĩa chứ gì? Thua và bại là hai chữ đồng nghĩa, đúng hông? Vậy mà, hai câu nói: “Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán” đồng nghĩa với câu “Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán”? Không thể viết là “Ngô Quyền đánh thua quân Nam Hán”!!! Phải không nào? Rồi còn, “áo ấm” tương đương với “áo lạnh”, “nín thinh” giống như “làm thinh” trong khi ấm và lạnh phản nghĩa nhau, nín và làm cũng là những động từ đối nhau. Rồi ba hồi mấy ông dùng tiếng Hán như Quốc gia rồi đổi thành tiếng Nôm ra Nhà nước, Trực thăng (có thể không cần chữ máy bay phía trước) thành Máy bay Lên thẳng (phải có chữ máy bay phía trước), Thủy quân lục chiến thì đổi là Lính thủy đánh bộ, sao không gọi luôn là lính nước đánh đất??? Lễ động thổ thì không thể sửa lại là Lễ động đất mặc dầu là thổ là đất?


Tôi tiếp tục “ăn miếng trả miếng”:


- Tiếng Mỹ cũng đâu có tránh khỏi. See và look cũng đều là động từ để cùng chỉ hành động xem, nhìn, ngắm, dòm nhưng oversee (quan sát, trông nom) lại ngược nghĩa overlook (bỏ sót, không nhìn thấy). Wise man là người thông thái, uyên bác, vậy mà thay chữ man (đàn ông) thành woman (đàn bà) thì chữ wise woman thành bà phù thủy, bà đỡ bà lang, bà thầy bói, bà đồng bóng!!! Rồi chữ man và guy (anh chàng, gã) gần gần như nhau thì chữ wise guy thành một kẻ hợm hĩnh, khoác lác. Sao lại “park on driveways” (đậu xe trên đường nội bộ) nhưng “drive on parkways” (lái xe trên xa lộ)?


Johnson ôm bụng cười:


- Tên món ăn Việt Nam cũng lạ, miền Nam có bánh da lợn, tưởng làm bằng thịt lợn nhưng thực chất là bằng bột, có lẽ giống như các lớp da lợn, nhưng sao không gọi là bánh da heo theo từ miền Nam mà gọi theo chữ lợn miền Bắc? Bánh bò cũng chắng có miếng thịt bò nào. Bánh tiêu thì không rắc tiêu mà lại rắc mè. Gọi rau má mà chẳng liên quan đến má hay mẹ gì cả. Bánh tét mà gói thật chặt, chẳng thể nào tét được. Bánh dày thì lại mỏng hơn bánh chưng. Bánh chưng thì phải nấu thật lâu mới chín chứ không phải dùng cách chưng hơi hay chưng hấp. Nước lèo trong nồi hủ tiếu thì chẳng phải theo kiểu nước Lào (hay Lèo). Trái sầu riêng thì ăn vô chẳng thấy sầu riêng hay sầu chung chi cả. Bưởi Năm roi rất tuyệt nhưng sao đúng là năm roi? Trái vú sữa, Cây dái ngựa thì thật là tượng hình. Hi hi… Ngôn từ bây giờ cũng thế, cò đất, cò nhà… thì chẳng dính dáng gì đến “con cò, cò bay lả, lả bay la…” cả.


Tôi cũng chẳng vừa:


- Thế cái món hot dog của mấy ông có liên quan gì đến con chó không? Món bánh mì kẹp thịt bò băm Hamburger của Mc Donald thì đâu có thịt heo (ham). Trái thơm, trái khóm “pineapple” thì chẳng có gì liên quan đến pine (cây thông) và apple (trái táo) cả? Vào phòng thí nghiệm sinh học, ông Giáo sư bảo bắt một con “Guinea pig”, nghe qua tưởng đâu là con heo xứ Guinea (ở Tây Phi Châu, giáp với Senegal, Mali, Liberia, Sierra Leone và biển Bắc Ðại Tây dương) nhưng ngờ đâu là một giống chuột tên là Guinea (ở Guinea không có giống chuột này!). Ðáng lý chữ football (bóng đá) thì phải viết là legball chứ, bởi vì người ta đá banh bằng cả cái chân (leg) chứ đâu chỉ cái ống chân foot từ dưới đầu gối đến trên bàn chân? Mới đây, khi dân Pháp không chịu ủng hộ Mỹ trong vụ chiến tranh Iraq thế là mấy dân biểu Mỹ giận đòi đổi tên món khoai tây chiên French fries bằng chữ American fries thì mấy ông Tây lại ôm bụng cười chế riễu rằng món French fries không phải xuất xứ từ Pháp mà từ … Mỹ và là món ăn của dân Mỹ. Có lẽ mấy ông Mỹ tiền bối xưa, khi làm món này đặt tên là khoai tây Pháp cho nó có vẻ … ngoại cho sang, giống như bây giờ một số quán ăn Việt Nam có thực đơn Lẫu Thái, Bún Singapore, Bánh bao Mã lai, Cá chiên viên Singapore, Hủ tiếu Nam Vang, … mặc dầu nguyên liệu và cách nấu gần như 100% của Việt Nam???


Johnson gật gù:


- Ừ, cũng đúng. Nhưng lúc đầu học tiếng Việt, tôi thấy khó quá, đã lấy 24 chữ cái A, B, C của vần La tinh rồi mà bày ra thêm a, â, ă, u, ư, ơ, d, đ, … nữa. Lại thêm kèm 5 dấu sắc (‘), huyền (`), hỏi (?), ngã (~), nặng (.) và không dấu ( ) nữa. Như le, lé, lè, lẹ, lẻ, lẽ, mỗi chữ mang một nghĩa khác nhau. Rồi phải học cách bỏ dấu ở đâu trong từ cho chính xác nữa chứ. Hòa hay là hoà. Li hay là ly? Có câu thơ về dấu này cũng hay:


Chị Huyền mang nặng ngã đau,


Sao không sắc thuốc, hỏi sao cho lành ?!


Trong ngôn ngữ Việt Nam, tôi thấy nhiều chữ ghép với chữ ăn mặc dầu nó chẳng ăn nhập đến chuyện bỏ thực phẩm vào miệng, nhai và nuốt xuống gì cả. Nói ăn nhậu, ăn tiệc, ăn mùng, ăn cưới, ăn giỗ, … thì có lý nhưng sao lại ăn nằm, ăn hút, ăn tiền, ăn lương, ăn cắp, ăn mày, ăn chặn, ăn quỵt, ăn diện, ăn đòn, ăn công, ăn năn, ăn hiếp, ăn khách, ăn ảnh, …


Tôi bật cười chận ngang khi Johnson tiếp tục ghép chữ với từ ăn:


- Thì như tiếng Mỹ của ông vậy thôi. Chữ to get khó dịch gì ra hồn cả. Tôi cũng có nghĩ là khi mình chưa tìm ra động từ nào thích hợp thì dùng tạm luôn chữ to get! Khi quân đội Mỹ bắt sống được Saddam Hussen ở Iraq thì tuyên bố “We got him!”, sao không dùng động từ to catch, to caught, to force, to find, to capture, to pick up, …cho rõ nghĩa? Rồi động từ to get đi kèm các giới từ in, into, on, out, up, at-able… thành một loạt động từ mới. Các động từ to take, to put, to be… cũng vậy.


Johnson chuyển qua phần khác:


- Chuyện mạo từ tiếng Việt cũng làm rắc rối người nước ngoài. Người Việt nói cái bàn, cái nhà, cái gường, cái nón… nhưng không thể nói cái chó, cái mèo mà phải là con chó, con mèo, con người…. Ðồ vật là cái, động vật là con. Bây giờ nhiều cô cậu thanh niên Hà Nội thay vì nói cái xe Honda Dream thì lại dùng từ con Ðờ-rim, rồi tiếp là con Su (Suzuki), con a còng (@), con Tô (Toyota), con Mẹc (Mercedes)…


Vợ chồng tôi có chuyện vui thế này: Tôi quen vợ tôi, một phần vì yêu các cô gái Việt Nam, một phần cũng để trau dồi thêm tiếng Việt. Hôm hôm chúng tôi ra Hồ Gươm dạo chơi, tôi khen: “Con hồ này đẹp quá!”. Vợ tôi “chỉnh” liền: “Không, anh phải nói là cái hồ này đẹp quá!”. Vậy mà đi ngang sông Tô Lịch thấy nước đen ngòm, tôi nói: “Cái sông này bẩn quá!” thì vợ tôi “sửa” ngay: “Ậy, anh phải nói là con sông này bẩn quá chứ không nói là cái sông!”. Tôi la lên: “Ồ, sao lại thế, khi là cái, khi là con, làm sao phân biệt?”. Vợ tôi ôn tồn giải thích: “Cái gì động dậy, nhúc nhích thì gọi là con, như con sông có nước chảy, còn cái gì nằm im như cái hồ nuớc tĩnh mịch thì phải là cái hồ. Con chó, con mèo nó chạy được nên phải là con. Cái nhà, cái bàn, cái cột đèn đâu có di chuyển được nên phải là cái. Rõ chửa?”. Lúc đó, tôi phá lên cười vì phát hiện một điều vô cùng thú vị: “À, anh hiểu rồi! Tiếng Việt thật hay. Hèn gì cái… cái của anh nó nhúc nhích lên xuống nên phải gọi là con …, còn của… em, nó nằm im một chỗ nên phải gọi là cái, cái… Ha ha…”. Hôm ấy, tôi bị mấy cái nhéo đau điếng, nhưng bù lại, có được một đêm hạnh phúc.


Tôi thấy tức cười vô cùng với anh bạn Mỹ này:


- Tôi cũng có chuyện hiểu lầm trong phát âm tiếng Mỹ như thế này.


Trong một bữa tiệc với các sinh viên quốc tế, tôi nhận phần phục vụ nước uống. Gặp bà giáo người Mỹ đã đứng tuổi, tôi đến chào lịch sự và nói theo kiểu cách theo kiểu của người Việt: “Good evening, Madam. May I have a honour to serve you? Do you like my Coke?” (Chào bà, Tôi có thể hân hạnh phục vụ quí bà. Bà có muốn món Coke (Coca Cola)?). Bà này trợn mắt nhìn tôi, ra vẻ ngạc nhiên, rồi lắc đầu bỏ đi. Tôi băn khoăn chẳng hiểu chuyện gì? Hôm sau, tôi đánh bạo đến hỏi bà: “I am sorry, yesterday I have found your strange look when hearing my invitation. Was there a wrong?” (Xin lỗi, hôm qua tôi thấy bà nhìn tôi kỳ lạ khi nghe lời mời của tôi. Có điều gì không ổn vậy?). Bà giáo mỉm cười độ lượng: “Yes, I had misunderstood yours. Today, I just find out that your pronunciation is not correct. You said “Coke” not sound like “Coke” but “c@ck”. c@ck is a male chicken but it also has a dirty meaning else. You should be careful when saying this word to a lady”. (Vâng, tôi đã hiểu lầm anh. Hôm nay, tôi mới hiểu ra là anh phát âm không đúng. Anh nói chữ “Coke” mà không giống “Coke” mà thành “c@ck”. c@ck là con gà trống nhưng nó cũng có một nghĩa khác xấu. Anh phải cẩn thận khi nói từ này với một phụ nữ).


Johnson “gỡ gạt”:


- Hi hi… Anh bạn người Việt dẫn tôi đến thăm nhà, đến trước ngôi nhà của mình anh nói: “Ðây là nhà tôi, mời ông vào chơi”, gặp vợ anh ta ra đón trước cửa, anh ta lại giới thiệu: “Ðây là nhà tôi, mời ông vào chơi”. Tôi hơi ngạc nhiên nhưng cũng không hỏi và bước vào nhà, nhà anh ta thật đẹp (vợ anh ta cũng vậy!). Tôi ra lịch sự nên khen chủ nhà và nói: “Nhà anh và nhà anh thật đẹp”. Hai vợ chồng nhìn nhau cười. Vì đi lâu ngoài đường, lại không có WC công cộng, nên tôi hỏi anh chủ nhà “Xin ông cho tôi vào cái chỗ đi toilet của nhà ông được không?” Hi hi… lúc đó tôi không nghĩ đến cái sự buồn cười của câu này, hôm sau nghĩ lại tôi mới thấy.


Tôi cười to kể tiếp:


- Lần đầu tiên sang Châu Âu cách đây 10 năm, tôi quen một cô sinh viên Hà Lan. Chúng tôi nói chuyện với nhau bằng tiếng Anh. Cô rủ tôi ra bãi biển nằm phơi nắng và nói chuyện. Hôm đó, tôi chẳng đem theo cái gì để trải xuống bãi cát để nằm cả. Nói với cô này, thì cô mỉm cười: “Oh, never mind. You can lie down at my top” (Ồ, không sao. Anh có thể nằm trên cái top của tôi). Tiếng Anh của tôi cũng chẳng giỏi gì nên chẳng hiểu là nằm trên top là nằm ở đâu? Tôi chỉ biết top có nghĩa là đỉnh, là ở trên. Vậy nằm ở trên là nằm đâu? Nằm trên đầu thì chắc là không đúng rồi, ai lại nằm trên đầu mà nói chuyện với phụ nữ. Chẳng lẽ nằm trên… mình cô này? Hồi lúc trước đi Tây, tôi nghe nhiều thằng bạn kháo nhau rằng, phụ nữ Tây nó… Tây lắm, thích thì sẵn sàng… chiều! “Tình cho không biếu không” mà. Vậy là… lẽ nào ??? Tới nơi, tôi mới bật cười và thấy mắc cỡ trong lòng khi thấy cô này cởi áo khoác ra, trải dưới bãi cát và chỉ tôi nằm trên đó. Tối đó, về đến nhà, tôi lặng lẽ lật từ điển Anh – Việt ra xem, mới biết thêm là top còn có nghĩa là cái áo khoác ngoài của phụ nữ. Trời ơi!


Johnson vỗ vai tôi:


- Chút xíu nữa bạn là… hố to rồi. Ha ha… Năm ngoái, tôi có đến thăm miệt vườn Nam bộ, tôi có nghe một câu thế này mà lúc đó chẳng thế nào hiểu được: “Hôm qua, qua nói qua qua mà qua hổng qua. Hôm nay, qua hổng nói qua mà qua lại qua”……………..


Câu chuyện của chúng tôi còn dài. Chia tay với Johnson ở ga Huế. Lững thửng dọc theo con đường về chợ Ðông Ba, trong đầu còn vương vấn câu chuyện rắc rối tiếng Việt với Johnson, ông già chạy xích lô lẽo đẽo theo sau:


- “Ôn đi về mô khôn hè?”


Tôi gật đầu, bước lên chiếc xe cũ rích, buộc miệng:


- Có tiệm sách nào gần đây nhất, Bác? Tôi muốn mua một quyển Tự điển Tiếng Việt.


Tôi bất chợt nhớ ra rằng, trong tủ sách gia đình của tôi, có đủ loại tự điển các nước, nhưng chưa hề có một quyển Tự điển Tiếng Việt nào.


Hiệu Minh sưu tầm


 

 

Chủ Nhật, 21 tháng 3, 2010

The Most Powerful Light In Your Bag

Last year I photographed Michael Stebbins for Rep Stage, which is how I got to know him for the Glass Menagerie photos.

The Smith Theater, where I shot him, is big and dark. In fact, I had shot someone else there about twenty years earlier for a magazine assignment -- and the Smith Theater had kicked my butt.

I brought every light I had (many, many watt-seconds worth) but I still did not have what I really needed -- the understanding required to work in a big, dark setting.

I even had with me the exact of piece of gear I needed. It was just that I just didn't know how to use it. Read more »

Thứ Bảy, 20 tháng 3, 2010

Hữu Loan-cây gỗ vuông màu tím & Người thơ bận việc làm người

Vào lúc 19 giờ hôm qua 18.3, lão thi sĩ Hữu Loan đã từ trần tại nhà riêng ở thôn Vân Hoàn, xã Nga Lĩnh, H.Nga Sơn (Thanh Hóa. Hơn 1 năm nay, thi sĩ Hữu Loan bị chứng thấp khớp nặng, toàn thân đau nhức không thể đi lại được. Mặc dù đã được gia đình chăm sóc chu đáo, nhưng do tuổi cao, sức yếu, nhà thơ đã vĩnh biệt cuộc đời ở tuổi 95. Hữu Loan nổi tiếng không chỉ với bài Màu tím hoa sim mà còn là một nhân cách sống tuyệt vời đáng để cho kẻ sĩ Việt ngưỡng mộ và học tập.


Bọ xin giới thiệu hai bài của Phạm Xuân Nguyên và Nguyễn Duy viết về Hữu Loan.


Hữu Loan - cây gỗ vuông màu tím


Phạm Xuân Nguyên


Ông là một nhà thơ đích thực của nền thơ hiện đại VN. Ðích thực bởi thơ. Chỉ bằng hai bài Màu tím hoa sim và Ðèo Cả, Hữu Loan đã ghi danh mình cho thơ Việt ở sự riêng tư và mới mẻ.


Màu tím hoa sim là tiếng khóc của người chồng cho người vợ xấu số, là một tiếng kêu cho tình yêu trong thời đạn lửa, là lời phẫn uất trước số mệnh phũ phàng của con người.


Nhưng không chết
người trai khói lửa
Mà chết
người gái nhỏ hậu phương
Tôi về
không gặp nàng
Má tôi ngồi bên mộ con đầy bóng tối
Chiếc bình hoa ngày cưới
thành bình hương
tàn lạnh vây quanh
.


Tiếng thơ ấy đã lập tức đồng vọng và lan xa trong lòng bao người, dẫu ở một thời chiến tranh bắt con người phải nén nỗi đau riêng, vùi chôn tâm trạng cá nhân để ra trận và cầm súng, bởi vì đó là tiếng thổn thức thắt nghẹn của con tim. Ðèo Cả hào hùng, hào sảng tinh thần của một thế hệ dấn thân cho vận nước trong hình ảnh những chiến binh như trượng phu ngang tàng giữa núi rừng, chấp mọi hiểm nguy, đùa cùng gian nan.


Sau mỗi lần thắng
Những người trấn đèo Cả
Về bên suối đánh cờ
Người hái cam rừng
ăn nheo mắt
Người vá áo
thiếu kim
mài sắt
Người đập mảnh chai
vểnh cằm
cạo râu
Suối mang bóng người
soi
những
về đâu?


Hai bài thơ khắc ghi dấu ấn rất riêng của Hữu Loan vào một thời thơ. Thơ, chứ không phải cái gì khác, đã làm nên Hữu Loan, đã vinh danh ông. Những nhát thơ Hữu Loan đục vào thời gian, đục vào tâm khảm, để lại dấu tích không phai.


Ông đã sống một cuộc đời dài, thật dài, mà những khổ nạn, thử thách chỉ càng làm bền thêm trong ông những lựa chọn ban đầu khi làm cách mạng và làm thơ. Bỏ phố thị thủ đô về lại quê hương, tự tay vỡ đất vỡ đá lầm lụi tháng ngày nuôi vợ con, nuôi mình chống chọi với cuộc sống thiếu thốn vất vả và nhiều chướng ngại, nhưng ông không nề hà, nản chí.


Hữu Loan là một con người cương cường. Ai đã một lần gặp ông, nhìn ngắm khuôn mặt ông, nhất là đôi mắt, và nghe giọng ông nói đều có thể cảm nhận đây là một con người không chịu gục ngã trước thử thách. Trời đã cho ông sức khỏe và ý chí để thọ cao đến vậy sau bao khổ nhọc chồng chất. Nhưng tôi tin trời thương ông nên đã ban thơ cho ông để ông sống được là mình như vậy. Ông tự gọi mình là cây gỗ vuông:


Tôi, cây gỗ vuông chành chạnh suốt đời
Ðã làm thất bại âm mưu
đẽo tròn
để muốn tùy tiện
lăn long lóc
thế nào
thì lăn lóc.

Chân lý đấy
hỡi
rìu
bào
phó mộc
.


Nhà ông, trên bàn thờ chỉ để một chữ "tâm".


Tôi đã thấy chữ "tâm" đó mỗi lần bước vào nhà ông ở một vùng quê xứ Thanh. Lần gần đây nhất là trước Tết dương lịch 2010 mấy ngày. Khi ấy ông đã yếu nhiều, giọng thều thào, nhưng cũng như bao lần có khách đến thăm yêu cầu, ông vẫn cất giọng đọc thơ. Ðọc hai bài Màu tím hoa sim và Hoa lúa. Một bài cho người vợ đầu xấu số mất sớm khiến ông đau xót khôn nguôi hơn 60 năm qua. Một bài cho người vợ sau gắn bó hơn nửa đời người cùng ông trải bao hoạn nạn đắng cay, sinh cho ông mười người con, giữ cho ông tinh thần phải sống.


Giọng ông lúc khỏe nghe rõ ràng, khúc chiết, sai một chữ một từ là ông sửa lại ngay. Lúc yếu, giọng nghe không rõ, nhưng vẫn thấy tỏa ra trong giọng đọc đó tình cảm sâu nặng sắt son của ông dành cho hai người phụ nữ đã làm nên đời ông - đời một con người và đời một nhà thơ.


Thơ ông đã nằm lòng bao nhiêu độc giả hàng chục năm qua. Không chỉ là một, hai bài đã nổi tiếng, mà còn những bài khác được truyền tụng. Như bài Tình thủ đô, mới được nhà thơ Dương Tường và nhà văn Mạc Lân khôi phục mấy năm trước. Như bài Hữu Loan khóc Nguyễn Sơn năm 1956:


Một đám tang đã diễu hành
Một đám tang cờ đỏ liệm quan tài
Nấc lên mầu huyết
Một đám tang đi
Không
bao
giờ
tới
huyệt.


Từ thơ, có thêm một màu là màu tím Hữu Loan. Cây gỗ vuông màu tím - đó chính là chân dung Hữu Loan đời và thơ.


(Sài Gòn 19-3-2010)


Người thơ bận việc làm người


Nguyễn Duy


Ông là nhà thơ đàn anh, người đồng hương xứ Thanh của tôi, nơi nổi tiếng "địa linh, nhân kiệt". Ông cũng thuộc loại "nhân kiệt", không chỉ là "hào kiệt" mà còn là "cùng kiệt", một thường dân kiệt quệ theo nghĩa đen.


//

Hồi còn ở quê, Ðò Lèn, huyện Hà Trung, giáp với huyện Nga Sơn quê ông, tôi chỉ biết ông qua lời đồn và giai thoại. Cha tôi từng đẩy xe thồ suốt những năm 1960, từng quen biết với ông Tú Loan - tức nhà thơ Hữu Loan một thời. Có lần cha tôi hỏi: "Mày đi học có biết thơ của ông xe thồ này không?". Tôi nói không (nhà trường hồi đó không dạy thơ Hữu Loan).


Cha tôi nói ông Tú Loan hay chữ lắm, đỗ tú tài Tây, làm quan cách mạng thời khởi nghĩa bốn lăm, thời kháng chiến chống Pháp, làm thơ nổi tiếng, nhưng rồi chỉ vì cái tính ngang tàng, ngang bướng mà bỏ về làm dân đen, đi thồ đá, thồ dưa, thồ chiếu, đủ thứ... Cho đến đầu thập niên 1970, sau mấy năm làm lính, khi theo học khoa văn Ðại học Tổng hợp Hà Nội, tôi mới được đọc thơ Hữu Loan.


Rồi gần 20 năm sau tôi mới được gặp ông...


TP.HCM, một ngày thu năm 1988. Tôi đang điều hành cuộc họp cơ quan thường trú của báo Văn Nghệ, tại trụ sở 43 Ðồng Khởi, chợt có người đến tìm gặp, xưng là nhà thơ Hữu Loan, từ quê vào. Lật đật chạy xuống phòng khách, tôi thấy một ông già hom hem, râu tóc lam nham, áo quần xốc xếch, hao hao giống thi sĩ Bùi Giáng, ngồi co một cẳng lên ghế. Cái cách đó đích thị Hữu Loan rồi, theo hình dung của tôi.


// Tôi ôm chầm lấy ông như người quen thân lâu ngày chưa gặp. Ông nói tuy chưa gặp tôi nhưng có đọc thơ tôi và rất vui mừng vì xứ Thanh bây giờ có "đứa" làm thơ được như vậy. Ông có người con đang làm thợ ở Ðồng Nai, vào thăm con, rồi đạp xe đi lang thang thăm những ai mà ông muốn gặp...


Tôi xin ông ngồi uống trà, chờ cho tôi kết thúc cuộc họp trong chốc lát nữa. Chừng 15 phút sau, tôi trở lại phòng khách cơ quan, thấy lão thi sĩ đang nằm thẳng cẳng trên ghế xalông, đầu gối lên cái cặp giả da to đùng, ngáy ngon lành. Chiếc xe đạp lấm láp của ông dựng giữa phòng khách và cạnh đó có đôi dép nhựa sứt quai.


Tôi gọi cho mấy người bạn văn nghệ, những người sùng bái thơ Hữu Loan. Chúng tôi quyết định đãi ông một bữa trưa sao cho ông thích thú. Một bữa tiệc "hùng vĩ" - như cách gọi của ông. Tiếp đến tiệc trà. Chúng tôi ngẩn ngơ nghe ông đọc thơ vanh vách, giọng sang sảng. Một bữa tiệc thơ "dữ dội", những Ðèo Cả, Màu tím hoa sim, Hoa lúa, Trung đoàn đi qua...


Hữu Loan kể vắn tắt về những năm tháng ông sống, cả trong kháng chiến, sau hòa bình và nhất là thời gian cực kỳ gian nan, lận đận ở chính quê nhà, sau khi ông bỏ Hà Nội về làng. Một cuộc đời thật ngang tàng, ngang trái mà cũng thật hiên ngang. Một cuộc đời tất tả, bận rộn. Chúng tôi hỏi, ông bận việc gì nhất? Ông thản nhiên trả lời: "Bận việc làm người"... //


Sau này, tôi đã mấy lần về thăm ông tại làng quê ông. Chuyện đời, chuyện thơ dài lắm, nhưng lần gặp đầu tiên năm 1988 ấy vẫn để lại trong tôi những ấn tượng mạnh nhất về ông. Cũng sau lần gặp đó, tôi có làm bài thơ bốn câu tặng ông mà đến nay mới có dịp chép lại:


Thơ tặng cụ Tú Loan


Ngang tàng... ngang trái... nghênh ngang
Hồn sim tím một chiều hoang bên đời
Người thơ bận việc làm người
Một mai thánh hóa lên trời làm sao


(TP.HCM, 19-3-2010)


Thứ Năm, 18 tháng 3, 2010

Light Fare: The "Jarvie Window"

Here's a new use for your ring flash.

Salt Lake City-based photographer Scott Jarvie made a unique set of portraits using a Ray Flash ring flash adapter and an 8mm fisheye lens.

Gimmicky? Perhaps. Fun and creative? Yup.

Cue the flood of imitators on Flickr in 3, 2, 1…

(Thanks much to Ben for the tip via the comments section.)

-30-

Thứ Tư, 17 tháng 3, 2010

Virus phi nhân tính

Mấy ngày nay cái clip “Nữ sinh bị đánh hội đồng", cô bé Nguyễn Quỳnh Anh bị đám nữ sinh cùng trường THCS Trần Nhân Tông đánh hộ đồng tại vườn hoa Pasteur (Hà Nội) gây xôn xao cư dân mạng, tràn xuống cả đời thường. Chuyện học sinh đánh nhau xưa nay là chuyện thường tình, con gái đánh nhau cũng không lạ, đánh hội đồng cũng chả lạ, thì ngay cả học sinh đánh cô thầy cũng không còn là chuyện lạ thì mấy chuyện kia có gì phải ngạc nhiên?


Mới đây thôi, một cậu ấm đòi thầy bật quạt đang khi trời lạnh, thầy không cho, lập tức chửi thầy, văng tục ngay tại lớp và doạ đánh thầy. Cậu còn rạch mặt ăn vạ, nhiều lần xông vào dùng dao doạ thầy, cuối cùng đánh thầy ngất đi. Chuyện này cũng không ghê bằng ba học sinh bị thầy hiệu trưởng gọi lên văn phòng viết bản tự kiểm điểm đã lén bỏ thuốc chuột vào ấm nước của thầy cho …bõ tức, may thầy phát hiện ra kịp.


Vậy thì vì sao cái clip “Nữ sinh bị đánh hội đồng" lại được dư luận chú ý, bàn tán xôn xao? Xem kĩ thì thấy trong khi cô bé Tường Vi đánh cô bé Quỳnh Anh có thể nói rất dã man thì mấy cô bé khác ngồi yên xem như xem phim, mặt mày không biểu lộ một gram cảm xúc. Cạnh đó ta thấy một vài người lớn đi qua, không ai dừng chân, mặc kệ lũ trẻ muốn làm gì thì làm.


Cái sự dửng dưng kia đã làm cho mọi người quan tâm.  Một khi cái ác diễn ra ngang nhiên trước mắt lũ trẻ và được lũ trẻ coi đấy là chuyện bình thường thì mối đe doạ về nhân tính đã lên đến đỉnh điểm.


Xưa học trò đánh nhau đều lén lút, giấu cha mẹ, giấu cô thầy, chưa đánh được người mặt đỏ như vang, đánh được người rồi mặt vàng như nghệ. Bây giờ thì không. Cô bé Tường Vi đến đồn công an không để lộ chút sợ hãi “ Thi thoảng cô gái 17 tuổi này còn nói chuyện pha trò với cảnh sát.” ( theo vnexpress) Cô nói tỉnh bơ: "Em đánh thế đã ăn thua gì, vẫn nhẹ mà. Ở ngoài đời còn có những vụ đánh nhau ác liệt hơn thế”. Trong khi đó cô giáo khi biết đến việc này đã gần như phủi tay, cho là học trò đánh nhau ngoài trường học ấy là cô vô can.


Ở nước ngoài hành hạ một con vật cũng bị xã hội lên án, bị pháp luật trừng trị, trong khi đó ở ta bạo lực học đường không còn là chuyện lạ, dường như nó là chuyện vặt hằng ngày. Khi có chuyện xảy ra thì thầy cô giáo lập tức phủi trách nhiệm, bố mẹ lập tức tìm cách chạy tội cho con cái, một số kẻ nhân việc này lập tức tìm cách đục nước béo cò. Cuối cùng tất thảy đều rơi vào im lặng đáng sợ.


Sự dửng dưng trước cái ác của người lớn đã tạo cơ hội cho lũ trẻ ngang nhiên làm cái ác không chút sợ hãi. Chúng chẳng thèm giấu diếm, thậm chí  cái ác đã và đang trở thành thú vui, trò tiêu khiển của học trò.


Tôi tình cờ vào một blog của  một cô bé, cô đã đưa lên các clip quay bằng mobile của mình, cái vài ba giây cái năm bảy giây, với những các tit vui vẻ: Lớp 10 A táng nhau nè- Thụi nhau trong giờ chào cờ nè- Con gái cũng võ lâm tự nè…v.v Những comments bạn bè trong lớp cô bé cũng bình luận vui vẻ, coi như chuyện của ai đó, như là đang xem phim: Ui chời ra đòn dở ẹc ẹc- Con gái xoạc dữ hen, rách rồi em ơi… ặc ặc- Chưa máu lắm táng mạnh dzô…mấy nàng ơi…


Cho nên cái clip “Nữ sinh bị đánh hội đồng" được tung lên mạng để làm trò vui đã bị công luận phản ứng gay gắt, pháp luật thậm chí đã phải ra tay không chỉ là hành vi xâm hại thân thể và nhân phẩm của lũ trẻ mà chính là căn bệnh vô cảm trước cái ác, nó chính là vius phi nhân tính  làm huỷ hoại nhanh chóng phẩm tính người. Ở cái nơi trồng người lại nảy sinh loại virus phi nhân tính thì thật đáng sợ, nó báo trước một tương lai u ám của ngành giáo dục nước nhà.


Bài đọc thêm:


THƯ NGỎ GỬI THẦY HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THPT TRẦN NHÂN TÔNG – HÀ NỘI.


 Vụ việc học sinh trường TNT đánh nhau đã thu hút sự tham gia ý kiến của rất nhiều người, từ lúc clip được phát tán tới lúc nhà trường có biện pháp xử lý.

     Về phía những học sinh đánh bạn, có nhiều người muốn có hình thức xử phạt nặng hơn để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật và có tác dụng răn đe lớn hơn đối với các em. Tuy nhiên, qua những phân tích của thầy, tôi thấy mức kỷ luật như vậy cũng  tương đối hợp lý và mang  tính nhân văn. Về phần mình, tôi cho rằng mức độ xử lý với các em còn lại là chưa thỏa đáng, đặc biệt là việc xếp loại hạnh kiểm yếu đối với em Quỳnh Anh, nạn nhân bị bạn đánh đập nơi công cộng.

    Từ một xích mích rất nhỏ, Quỳnh Anh đã bị Ngọc Diệp tụ tập bạn bè cùng băng nhóm đánh đập và quay phim, làm tổn hại cả thể xác lẫn tinh thần. Chuyện xích mích, va chạm trong cuộc sống là điều khó tránh khỏi, quan trọng là cách xử sự của mỗi người. Quỳnh Anh dù có xô xát đôi chút với Ngọc Diệp trước đó thì lỗi ấy của em hoàn toàn không đáng bị xếp loại hạnh kiểm yếu. Theo thầy, lý do để đưa ra mức độ kỷ luật này đối với Quỳnh Anh là “em va chạm với bạn nhưng lại không báo cáo cô chủ nhiệm mà tự tìm cách giải quyết; hơn nữa, lại không thật thà khi khẳng định với cô giáo rằng mình không có mặt trong clip".

         Lý do ấy hoàn toàn không thỏa đáng.

        Thứ nhất, sau những va chạm nói trên, trong ý thức của mình, Quỳnh Anh đã xem như khép lại vụ việc, không hề có ý gây hấn gì với bạn thì việc em không báo cáo với gv chủ nhiệm không thể xem là một “lỗi” để hạ hạnh kiểm. Người tìm cách “giải quyết” là Ngọc Diệp chứ không phải Quỳnh Anh, chúng ta không thể “buộc” lỗi vào cho em như vậy.

        Thứ hai, để hiểu vì sao em “không thật thà khi khẳng định với cô giáo rằng mình không có mặt trong clip" thì chúng ta cần phải tự đặt mình vào hoàn cảnh của em để có thể thông cảm. Khi bị đánh “hội đồng”, trước sự uy hiếp của số đông, em đã không thể phản kháng. Quá sợ hãi những người bạn hung hãn, em thậm chí còn phải giấu cả bố mẹ mình, chỉ âm thầm chịu đựng nỗi đau cả thể xác lẫn tinh thần thì việc em không dám thừa nhận với giáo viên chủ nhiệm cũng là điều dễ hiểu. Đó chính là sự sợ hãi quá mức vì cảm thấy mình không được bảo đảm an toàn chứ không phải vì “không thật thà” như thầy đã kết luận. Những người vì một xích mích nhỏ đã có thể hành xử dã man như vậy hoàn toàn có thể hành xử  tệ hơn nếu em thừa nhận với cô giáo khiến họ bị kỷ luật, thưa thầy!

     Xin thầy hãy nhìn lại những “người lớn” quanh em một chút.  Đã từng nhận được tin nhắn về việc các em đánh nhau,cô giáo chủ nhiệm hoàn toàn có thể xem clip để biết có phải học sinh của mình hay không chẳng mấy khó khăn. Thế nhưng khi các em phủ nhận thì cô cũng “yên tâm” rằng những nhân vật kia không phải là học sinh của mình, dù báo chí đã chỉ ra rằng trên diễn đàn của nhà trường, học sinh đã khẳng định những nhân vật trong clip là thành viên của lớp 10 A 13 do cô phụ trách. Cô giáo còn “sợ” như thế, dù cô không bị ai đe dọa thì làm sao chúng ta lại trách học trò thiếu ‘thật thà”? Không thầy cô giáo nào muốn có điều không hay xảy ra với học sinh của mình nhưng chính các thầy cô trong vụ việc này cũng không đủ khả năng “thật thà” để thừa nhận sự việc khi nó đã xảy ra thì lẽ nào chúng ta lại kỷ luật Quỳnh Anh ở mức ấy? Những học sinh của chúng ta sẽ rút ra “kinh nghiệm” gì cho mình nếu có điều tương tự xảy ra?

       Em đã bị đau đớn về thể xác, bị tổn hại rất nhiều vê mặt tinh thần, xin thầy đừng làm em bị tổn thương thêm vì quyết định kỷ luật vô lý như thế. Nếu em mất niềm tin vào lẽ công bằng, vết thương tâm hồn sẽ khó lòng khép miệng. Hạ một bậc hạnh kiểm  để em ý thức là đúng mức và hợp lý nhất, thưa thầy!

        Với các em còn lại, hình như nhà trường lại quá nương tay. Mức kỷ luật ấy quá nhẹ để các em thức tỉnh, thậm chí nó còn phản tác dụng với những em thích a dua, vô cảm hay tàn nhẫn với bạn bè. Nếu các em ấy thấy Quỳnh Anh bị người khác khống chế  và  không đi tới chỗ bạn bị hành hung thì việc chỉ hạ một bậc hạnh kiểm là hợp lý. Nhưng thực tế không phải vậy. Cả nhóm đã không chế Quỳnh Anh ra chùa Hai Bà Trưng để hành hung, lại tiếp tục đưa bạn ra vườn hoa để “xử lý” thì  trách nhiệm của những học sinh còn lại không chỉ là không can ngăn như nhận định của nhà trường. Các em này dù không bị coi là “đồng phạm” thì cũng là những kẻ đồng lõa trong việc hành hung và làm nhục bạn bè. Chắc rằng Quỳnh Anh sẽ không phải thụ động “chịu trận”từ chùa ra tới vườn hoa như thế nếu không chịu áp lực tinh thần từ những học sinh kia.

        Tôi rất nhất trí với quan điểm “răn đe và giáo dục các cháu và làm gương cho các học sinh khác” của thầy nhưng e rằng mức kỷ luật của nhà trường sẽ làm tổn thương tinh thần đối với Quỳnh Anh và khả năng “răn đe” những học sinh  thích dùng vũ lực để giải quyết mâu thuẫn với bạn bè sẽ không đạt đươc. Trường THPT Trần Nhân Tông hoàn toàn có thể xử lý vấn đề này một cách thấu tình đạt lý và nhân văn hơn nữa. Mấy lời tha thiết, mong thầy Hiệu trưởng chịu khó lắng nghe!


(Nguồn: Blog Thạch lão gia)

Thứ Ba, 16 tháng 3, 2010

Something Fun While You Do Your Brackets



For those of you not in the US, please excuse us while our collective attention turns toward "March Madness," AKA the always exciting, single-elimination NCAA college basketball championship tournament. Our productivity plummets to zero as we spend our workday filling out our brackets and trying to pick the winner in the office pool.

What does this have to do with lighting, you ask? Nothing, except for this:

I think it is safe to say that, with the airing of the above commercial, Buffalo Wild Wings has just become the Official Chicken Wing of Strobist.com. You gotta love the Frankenflash thing they made as a prop, too.

Good luck to everyone with their tourney picks. My Florida Gators drew BYU for their first game, which does not look promising. But then, we're just happy to be here this year.

And make my Buffalo Wild WIngs extra hot, please.

(Thanks to Steve for the tip.)

-30-

Chủ Nhật, 14 tháng 3, 2010

Worth a Sub: Michael Grecco's New YouTube Channel



Celebrity / Nekkid People photographer Michael Grecco has created a YouTube page to display his many excellent behind-the-scenes videos.

Some of you may not know that he started out as a photojournalist, and began pushing the lighting envelope way back in the very beginning of his career.

The Will Farrell shoot (c. Blades of Glory) embedded above is a great example of why I always enjoy Grecco's time-lapse BTS vids. There's a lot to learn in a minute and change. Not only is he showing you the whole set build, shoot and tear, but there are several cool lighting info nuggets to be had.

Hit the jump for a some of the things you can learn from this video, a second vid and links to more.
__________ Read more »

Thứ Tư, 10 tháng 3, 2010

Q&A: How to Use Your Nikon SB-900 in Optical Slave Mode

As most of you know, the discontinued Nikon SB-800 speedlight has an awesome -- yet, oddly undocumented -- built-in slave. But given the questions I have gotten recently, many people who own the newer SB-900s are not aware that their flash has the same capability.

A walk-thru on how to access and use the built-in slave in your Nikon SB-900 speedlight, and how to get better results from any slave outdoors, inside. Read more »

Bạn văn 35

 Tối qua nhậu ở nhà Nguyễn Nhật Ánh về không say nhưng hơi mệt, định bụng ngủ một tiếng rồi dậy làm việc, chẳng dè đánh một giấc thẳng cánh đến 3 giờ sáng, chiêm bao không thấy ai lại thấy Trọng Đài. Khi đó hình như mình mở mắt thấy có người ngồi cuối giường, lúc đầu thấy cái đầu trọc, sau thấy ba chòm râu ngọ ngoạy, cái mũi nhúc nhích khịt khịt, lúc này mới nhận ra Trọng Đài.


Nghĩ cũng hay hay, bạn bè ở Hà Nội cả tấn, đến khi xa Hà Nội đứa mình đánh đu với nó  suốt ngày thì không thấy, Trọng Đài  cả năm qua không hề gặp mặt thì lại thấy. Nó ngồi bó gối nhìn mình cười khì khì, nói vào đây làm cái gì, ba chỏm râu của nó ngọ ngoạy ngọ ngoạy, thiếp đi một lúc  mở mắt lại thấy ba chòm râu của nó ngọ ngoạy, rất lạ.


Mình quen Trọng Đài từ năm 1992, khi nó làm nhạc cho vở Những linh hồn sống của mình. Gần trưa mình đến Nhà hát kịch Hà Nội thấy nó đang lúi húi ghép nhạc, nhiều người chạy ra bắt tay bắt chân mình, nó cứ mặc kệ, xong việc thì tới vỗ vai mình rất thân thiện như là quen nhau từ lâu lắm, nói đi làm mấy be.


Trọng Đài ngồi uống thường nghe nhiều hơn nói, bảo nhạc nó hay chỗ này chỗ kia nó gật gật ừ ừ, không hề tỏ ra mừng rỡ, hí hửng. Chê nhạc nó dở chỗ này chỗ kia nó cũng gật gật ừ ừ, cũng chẳng tỏ ra buồn chán, tự ái. Nó thuộc típ người tri túc, biết chắc việc nó làm, cái nó biết, khả năng nó tới đâu, rõ là dân Hà Nội.


Dân Hà Nội, đặc biệt dân Hàng Đào, cái gì không biết thì thôi, phàm đã biết đều biết rất thấu đáo chu toàn. Ngồi đâu cũng vậy họ ít nói cái họ biết, ai hỏi thì nói, cũng chỉ nói vừa đủ cái người ta cần nghe, cần biết, ít khi nghe họ nói thừa, thứ ngôn ngữ khoe mẽ hầu như xa lạ đối với họ. 


Món văn hoá giao tiếp giả cầy, lịch sự đãi bôi, sến và cải lương là của mấy anh dân quê tạo ra chứ dân Hà Nội gốc tuyệt không có món đó.  Người Hà Nội lịch lãm thấm nhuần từ trong máu, lịch lãm truyền kiếp, họ chẳng cần diễn món lịch lãm như mấy anh khách ở quê ra đâu. Mình cũng là dân quê một cục, hễ thấy ai diễn món lịch lãm đã cực kì ngứa mắt, đừng nói dân Hà Thành.


Trọng Đài cũng vậy, là trai Bát Đàn Hà Nội nó nhanh chóng bỏ qua mấy thủ tục giao tiếp mà văn hoá giao tiếp giả cầy qui ước để đến thẳng với người mình muốn chơi, không màu mè, khách khí. Tuồng như từ trong máu nó đã biết ai là người để chơi, ai là kẻ cần tránh.


 Với bạn nó chơi say mê, không e dè kiêng kỵ giữ ý tứ. Nó chơi  như kẻ không biết tiếc thời gian, lắm khi thấy nó đàn đúm, la cà hết chỗ nọ sang chỗ kia như thằng không có việc làm, ít ai biết để có thời gian dành cho bạn nó đã chối khéo hết các cuộc giao tiếp khác. Chỉ cần mất năm bảy phút cho các cuộc gặp gỡ vô nghĩa vô duyên vô tích sự nó cũng tiếc quay quắt. Nó sẵn sàng lái xe phi về Thanh Hoá hú hí với bạn suốt đêm, trong khi ai đó ngồi quán cách nhà nó vài trăm mét gọi nó lần nào nó chối khéo lần đó.



[caption id="attachment_4956" align="alignleft" width="236" caption="Trọng Đài và Mai Hoa"][/caption]

 



Mình làm việc với Trọng Đài ba bốn vở kịch, hầu như vở nào của mình do Nhà hát kịch Hà Nội dựng là nó làm nhạc. Trọng Đài làm nhạc kịch cũng như phim, hay dở chưa bàn nhưng chưa ai lo nó lỡ hẹn. Bảo nó làm việc nọ việc kia, nó ừ một tiếng nhẹ không, chỉ cần nói một câu là xong, không cần nói câu thứ hai, không cần nhiều lời bàn đi tính lại, cũng chả cần vờ vịt kêu ca khó dễ để moi thêm tiền bạc. Đúng hẹn là nó xong việc, không sớm không trễ, giao việc cũng nhẹ không, chưa bao giờ nghe nó nói ôi ông ơi tôi phải cố thế này phải gắng thế kia.


 

Còn như giúp ai đó một việc gì, xong việc là xong chuyện, tuyệt không bao giờ ngồi lê lết khoe khoang, kể công như một số người. Mấy người này vui lắm, chưa giúp đã khoe, giúp rồi thì khoe suốt đời, thậm chí chẳng giúp gì cũng vơ vào để lấy ơn, vô duyên vô lối hết nỗi, cái tính ấy nó ghét cay ghét đắng, mình cũng thế.

Bạn bè mời đến nhà chơi, nó đã nhận lời thì đến sớm, khi đi một mình khi đèo thêm Mai Hoa vợ nó, nhậu nhẹt tán gẩu thong dong, chưa bao giờ nhìn đồng hồ. Hết nhậu nhẹt đến chơi ta lả, chơi cho đến khi không còn gì để chơi nữa mới chịu về. Chơi đến đáy làm đến đỉnh là cung cách của dân Hà Nội chính hiệu.


 Mấy ông nhậu nhẹt chạy sô, ngồi vào mâm nhậu mặt mày cứ nhớn nhác sợ trễ hẹn cuộc sau, nửa chừng cuộc nhậu thì viện lý do bỏ cuộc, nhậu cũng như họp cứ loay hoay loay hoay đến khổ. Mấy ông này nói đến việc gì thì xong ngay, ba mươi giây, chuyện nhỏ ấy mà… tóm lại chẳng làm gì cả. Cung cách chơi và làm đó đích thị là của mấy ông Hà Nội giả cầy.


Dài dòng loanh quanh vậy để nói có không ít người hiểu nhầm tính cách người Hà Thành. Mình cũng vậy, thời trẻ mình chán dân Hà Nội đến nỗi ra trường được phân làm việc ngay Hà Nội cứ khóc đứng khóc ngồi đòi về quê làm việc cho bằng được. Khi lớn khôn, giao du nhiều, được tiếp xúc với người Hà Nội gốc thấy mê đi, mê lắm nhưng mà học không được, theo không nổi. Vả, đó là tính cách truyền kiếp, chẳng học mà thành, nhiều kẻ văn hoá chưa đủ lưng bát cứ cố đeo lấy mà học, thành ra nửa ông nửa thằng nửa dơi nửa chuột, rất tức cười.


Ngay việc ứng xử với đồng tiền dân Hà Nội gốc cũng khác hẳn với dân khác, họ không trọng cũng chẳng khinh tiền. Trọng vọng đồng tiền tất nhiên chẳng ra gì rồi nhưng cố gồng lên để khinh rẻ đồng tiền chẳng qua cũng chỉ là phía khác của sự trọng tiền, xuất phát từ mặc cảm đói nghèo.


Trọng Đài  ngồi nhậu đâu cũng vậy, chẳng khi nào trốn tránh việc trả tiền, cũng chẳng khi nào cố giành lấy trả. Không ai trả thì nó trả, nhẹ nhàng như không, có người trả rồi thì thôi, cũng nhẹ nhàng như không.  Đối với đồng tiền nó chẳng cú đỉn rị mọ cũng không hoắng huýt tinh tướng.


Giỗ đầu Trần Khắc Tám, Nhà xuất bản Kim Đồng tổ chức một đêm thơ nhạc Nhớ Trần Khắc Tám, giao cho mình phụ trách. Mình đưa bài thơ Tim tím của Tám cho nó, nói ông phổ nhạc giùm tôi, giúp nhau nhé, tôi không có tiền trả ông đâu. Nó  gật gật, nói bạn ông là bạn tôi. Nó nhét bài thơ vào túi, coi như xong không phải nói gì thêm, tháng sau đưa cho mình cái đĩa bài hát nó phổ cẩn thận, phối cũng rất hay, Mai Hoa hát cũng rất có hồn, rồi kéo mình đi nhậu, chẳng nói thêm gì.


Phải như người khác thế nào cũng kêu khổ này khổ kia khó phổ, tôi phải thế này tôi phải thế kia, rồi thuê dàn nhạc khó thế nào, thu âm khó làm sao. Nó đưa cái đĩa xong là tuyệt không nhắc gì bài hát, chỉ nói tôi kẹt, không vô Đà Nẵng với ông được. Mình đưa phong bì tiền cho nó, nói không phải tiền tôi đâu, tiền thù lao của cơ quan tôi đấy. Nó cầm ngay, nhét vào túi  rất nhẹ nhàng, chẳng nói gì, chưa bao giờ tiền là cái khiến nó phải nghĩ ngợi.


 Thời buổi văn hoá trọc phú lên ngôi, thiên hạ mua xe xịn chạy ầm ầm, có người vay nợ ngân hàng mua cả cái xe chục tỉ bạc, nó vẫn chiếc Lada cà tàng ngược xuôi trên từng cây số, đỗ ngang nhiên với đám xe xịn không hề mặc cảm. Một khi người ta biết mình là ai rồi thì chẳng cần đeo lấy một mớ của cải làm sang, kì thực đang quê mùa hoá bản thân, tốn tiền hư người chẳng được cái gì.


Nhậu nhẹt nó cũng chẳng quan tâm uống cái gì, rượu xịn cũng chơi, rượu trắng cũng uống, dân chơi thường quan tâm cái view nó cũng chẳng thèm để ý, miễn sao vui là được. Có vợ ngồi cạnh vẫn tán chuyện cô này đẹp cô kia xinh chẳng hề e dè. Có ai trêu chọc nó trước mặt Mai Hoa nó cũng chỉ cười chẳng phân bua thanh minh gì, Mai Hoa cũng cười toe, tươi tỉnh thật lòng, còn vui vẻ tán thêm chuyện, mới thấy vợ chồng chúng nó tin yêu nhau thế nào.


Mình nhìn Mai Hoa cười cười, nói em thật khéo chọn chồng, dân tchaikovski xịn, đàn ông xịn, Hà Nội xịn, vớ được ông ba xịn sướng nhé. Mai Hoa cười tít, nói ui ui em làm sao chọn được, trời cho em đấy. Nó ngước nhìn vợ âu yếm, ba chỏm râu ngọ ngoạy, biết ngay cu cậu đang rất hạnh phúc, hi hi.

Thứ Ba, 9 tháng 3, 2010

Đơm đó ngọn tre

Nhàn đàm


Mấy hôm nay Việt Nam net có loạt bài nói về chọn lựa nhân sự rất hay, có bài hay điếc tai, thẳng thắn và sáng sủa, có cảm tưởng cứ làm theo mấy cái đề xuất này thì vận nước sẽ đổi thay. Nhiều ý kiến lần đầu tiên dân tình mới nghe được công khai chứ lâu nay chỉ thầm thầm thì thì trong xó nhà nơi quán rượu mà thôi, ví dụ việc tuyển chọn nhân sự Bắc Trung Nam theo kiểu chia để trị, ví dụ tình trạng Đảng cử dân bầu, chia ghế, tuần tự như tiến, đến hẹn lại lên. Nghe thật sướng cái lỗ rốn.


Tuy nhiên nghĩ lại thấy hình như các cụ vẫn chưa động đến cái lõi của vấn đề, ấy là cái sự chuyên của mấy ông cán bộ. Nếu cán bộ ta lâu nay vừa hồng vừa chuyên thì bây giờ chẳng ai dư hơi đi bàn về công tác cán bộ.Vừa hồng vừa chuyên không phải không có, ở đâu cũng có loại cán bộ này nhưng ít quá, quá ít, đa phần vẫn là đám vừa hồng vừa điêu, vừa hồng vừa ngu. Sợ nhất là mấy ông hồng dởm chuyên dốt, đám này thường dễ dàng lọt sàng xuống nia, lọt nia xuống mấy chỗ béo bở nhất.


            Bấy lâu nay khi hỏi thủ trưởng là gì thì có một định nghĩa cực kì chính xác: đấy là những người hiền lành nhu mì nhưng mà dốt. Thực ra tất cả các vụ đổ bể xưa nay có đến 90% là do dốt, qui kết người ta tội này tội kia e cũng nặng quá, cái tâm không phải không có nhưng mà dốt. Tham thì tất nhiên rồi, ai chẳng tham, nhưng cái tham của kẻ có trí lự không gây nguy hại như cái tham của mấy anh dốt nát.


            Khổ nỗi có mấy ai thực bụng nghĩ mình là dốt đâu, ngồi chê người khác dốt thì nhanh lắm, nhận ra mình dốt thực khó vô cùng. Bọ có ông bạn học, thủa trước học hành kém nát không nói làm gì, ra đời cũng làm ăn như mèo mửa, bỗng nhiên trời ỉa trúng trọ, một bước lên quan to. Bây giờ ngồi nhậu với ông toàn nghe ông chê ông nọ dốt ông kia ngu, chưa khi nào nghe ông tự thú là ông cũng dốt cũng ngu chẳng kém mấy kẻ mà ông chê cả.


            Dốt nát tất nhiên không nên dùng rôì, nhưng giỏi cũng phải cảnh giác, chớ có dùng bừa. Giỏi mà láu cá cũng nguy hiểm như dốt mà tham vậy.


 Cách đây vài năm bọ có làm thuê cho FPT, làm một thời gian ngắn thôi nhưng học đựơc một bài học nhân sự rất hay. Ông Trương Gia Bình giao cho bà Nguyên Hạnh thành lập một công ty. Bà Nguyên Hạnh đưa lên  danh sách lãnh đạo công ty gồm năm người, tất nhiên là toàn người giỏi. Ông Bình xem qua, nói có hai thằng giống nhau qua, bỏ đi một thằng, thay thằng khác. Chỉ một câu đó thôi bọ đã rất phục ông Trương Gia Bình.


Lãnh đạo mà giống nhau quá thì phản biện thường bị thủ tiêu, khi trúng thì trúng cực to, khi bại thì bại cực lớn; khi đoàn kết thì như anh em ruột thịt khi đánh nhau thì đầu rơi máu chảy, huynh đệ tương tàn. Đấy là nói giỏi mà giống nhau đã rất không nên, còn như một ban lãnh đạo giống nhau kiểu dốt nát và không cá tính thì nguy hiểm đến nhường nào.


Nhân chuyện các cụ nói chuyện nhân sự bọ cũng ngứa miệng nói chơi vậy thôi chứ việc này khác nào đơm đó ngọn tre. Một khi nạn mua tước bán danh mua quyền bán chức đang hoành hành, thói cục bộ địa phương, bè phái, phe nhóm đã nhiễm vô máu rồi thì mấy chuyện nhân sự nhân siếc ai nói chỉ sướng miệng người đó thôi.

Thứ Hai, 8 tháng 3, 2010

Speedlights at Twenty Paces

UPDATE: We got video now, at the bottom of the post.
__________


DUBAI, UAE, MARCH 08, 2010 -- Wrapping up in Dubai and getting ready to head over to Muscat in Oman for some much-anticipated R&R.

Those of you who follow Strobist on Twitter knew that Saturday was a big day for me. After teaching at Gulf Photo Plus all week, Saturday night was the big shootout against Zack "OneLight" Arias and Joey "Not That Guy from Blossom" Lawrence.

My shootout results, and what it's like to walk into the belly of hell, inside. Read more »

Chủ Nhật, 7 tháng 3, 2010

Sống chết mặc bay+Kính báo của gs Nguyễn Huệ Chi

[caption id="attachment_4921" align="alignleft" width="225" caption="Bạch đàn mọc lên cỏ cây chết sạch"][/caption]

 

 Ngu Ngơ đang ngồi lướt mạng, mò vào blog của các em chân dài comment với các nàng, cười rích rích một mình. Mũm Mĩm đứng sau lưng từ lúc nào, kéo tai Ngu Ngơ, nói á a bây giờ lại giở dói tán tỉnh đàn bà con gái hả. Ngu Ngơ ôm tai nhăn nhó, nói đâu có đâu có, sắp đến ngày 8 tháng 3 giao lưu với chị em chút cho vui, có gì đâu.

 


 


 

 


Mũm Mĩm lườm Ngu Ngơ, nói mồng tám mồng chín cái gì, bao nhiêu chuyện nước sôi lửa bỏng không lo lại đi lo mồng tám với mồng chín. Ngu Ngơ nói chuyện gì mà nước sôi lửa bỏng, em cứ khéo tưởng tượng. Mũm Mĩm nguýt một cái, hừ một tiếng, nói anh vô tâm vô tính vừa vừa, không biết chuyện mười tỉnh cho nước ngoài thuê rừng đầu nguồn năm chục năm, nguy hiểm thế không lo, cứ rung đùi ngồi cười rích rích với mấy em chân, dài vô duyên lắm.


Ngu Ngơ cười khục khục, nói em đừng có nghe tin đồn nhảm. Ai dại cho thuê rừng đầu nguồn, làm thế khác nào đem hàng xóm vào cư trú ngay đầu hồi nhà mình, trước sau cũng mất nhà như bỡn. Vả, đất rừng mình còn chưa đủ để sản xuất còn cho ai thuê, mà ai lại cho thuê năm chục năm, có hoạ ngu, thuê thế khác gì bán đất cho thiên hạ. Bọn phản động chúng nó bịa đặt đấy. Mũm Mĩm dẫm chân chống nạnh, nói anh bảo ai phản động, tướng Đồng Sĩ Nguyên, tướng Nguyễn Trọng Vĩnh là phản động à? Các cụ nói rành rành đây này.


Bộ Nông nghiệp đồng ý với tôi việc 10 tỉnh cho nước ngoài thuê rừng đầu nguồn là sự thật. Bộ đã trực tiếp kiểm tra tại 2 tỉnh Lạng Sơn, Quảng Ninh. Ngoài ra tổng hợp từ báo cáo của 8 tỉnh Cao Bằng, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Bình Định, Kon Tum và Bình Dương. 10 tỉnh này đã cho 10 DN nước ngoài thuê đất rừng đầu nguồn dài hạn (50 năm) trồng rừng nguyên liệu với tổng diện tích hơn 300 ngàn ha, trong đó DN từ Hongkong, Đài Loan, Trung Quốc chiếm trên 264 ngàn ha, 87% ở các tỉnh xung yếu biên giới.


     Ngu Ngơ Ngả ngửa người ra, nói có chuyện đó thật ư. Anh nhớ cách đây 15-20 năm đã có những nhà đầu tư Nhật Bản, Hàn Quốc muốn trồng rừng ở mìền Trung lấy nguồn nguyên liệu làm gỗ ván ép, hoặc trồng thông ở Quảng Ninh để lấy nhựa, nhưng tất cả đều không được phê duyệt. Mũm Mĩm nói thì bây giờ người ta phê duyệt, phê duyệt luôn nhiều địa điểm có vị trí chiến lược và địa chính trị trọng yếu. Ngu Ngơ trợn mắt há mồm nói phạm luật phạm luật, Mũm Mĩm nói luật nào luật nào. Ngu Ngơ chìa ra cho Mũm Mĩm văn bản luật rành rành, nói luật này luật này:   Khoản 1, điều 30 của Luật Đầu tư hiện hành quy định “Cấm đầu tư các dự án gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia và lợi ích cộng đồng”.


Mũm Mĩm kêu to, nói trời đất ơi luật pháp rành rành thế mà người ta cũng cứ nhắm mắt làm liều. Mà nghe nói cây bạch đàn độc hại lắm phải không anh? Ngu Ngơ hỏi người ta thuê đất trồng Bạch đàn thật à? Mũm Mĩm nói  người ta trồng rồi, thật giả cái gì nữa. Ngu Ngơ nhảy dựng la lối, nói chết rồi chết rồi. Bạch đàn là loài cây giết đất, ở đâu có cây bạch đàn thì ở đây đến cỏ cũng không mọc nổi đừng nói đến cây khác.


 Loại cây này nhiều nơi đã trồng và đã phải chịu hậu quả khi trồng tập trung. Ở đâu trồng bạch đàn ở đó lá rơi xuống ao là chết cá, rơi xuống cỏ là chết cỏ. Thu hoạch bạch đàn xong là cả mấy ngàn hecta rừng thành đất chết, nguy hiểm lắm.


Mũm Mĩm cười cay đắng, nói hèn gì nước ngoài mới mua đất nước mình để trồng Bạch đàn chứ người ta đâu có thiếu đất. Ngu Ngơ nói chuyện này chính phủ cũng đã chỉ thị rồi. Mũm Mĩm nói chính phủ nào, Ngu Ngơ tức điên, cú Mĩm Mĩm một cái thật đau, nói chính phủ mình chứ chính phủ nào. Chủ tịch hội đồng bộ trưởng Đỗ Mười đã ra chỉ thị  câm trồng Bạch đàn bừa bãi, đây này, mở mắt ra mà xem này.


Từ nay trở đi, việc trồng rừng bạch đàn tập trung nhất thiết phải thực hiện phương thức thâm canh, hỗn giao thích hợp với các loài cây họ đậu hoặc các loài cây bản địa khác; tuyệt đối không trồng bạch đàn để phòng hộ đầu nguồn, không trồng bạch đàn ở nơi núi cao, đất quá dốc. Nghiêm cấm việc chặt phá rừng tự nhiên, kể cả rừng nghèo kiệt để trồng bạch đàn.


Mũm Mĩm mếu máo nói cái chỉ thị từ thủa đời sơ ai người ta nhớ nữa. Nhiệm kì nào nhớ chỉ thị của nhiệm kì đó thôi Ngơ ơi. Ngu Ngu cũng mếu máo nói phải phải, chắc không phải vì ngu mà người ta không biết chuyện này, chỉ vì tiền che tối mắt mà quên nguy cơ nhãn tiền. Ối trời cao đất dày ôi, hội chứng nhiệm kỳ, sống chết mặc bay…hu hu hu


Kính báo của gs Nguyễn Huệ Chi


 Thưa quý Anh Chị,
    Xin báo đến quý Anh Chị một tin không lấy gì làm vui: trang mạng
boxitvn.net sau nhiều ngày bị bon tạm gọi là "tin tặc" tàn bạo dùng mọi phương kế đánh cho sập, nhưng không đánh lại được đội ngũ kỹ thuật viên của chúng tôi, nay họ đã giở đến kế cuối cùng là dùng tường lửa (riêng hai trang blog boxitvn.blogspot.comboxitvn.wordpress.com thì vẫn an toàn). Tất nhiên, với những người quen sử dụng interrnet như chúng ta thì việc vượt tường lửa là quá dễ dàng. Kính mời quý Anh Chị vào BVN bằng công thức sau để đọc: http://anonymouse.org/cgi-bin/anon-www.cgi/http://www.boxitvn.net/
    Điều tôi muốn nêu lên ở đây là tại sao một trang mạng yêu nước, không thể ra quyết định cấm đoán với nó, mà lại phải dùng đến hạ sách là tường lửa? Chẳng lẽ đây lại là thủ đoạn của bọn tin tặc phương Bắc hay sao? Thật không thể hiểu nổi.
    Tôi chưa biết rồi đây "tin tặc" sẽ còn giở những thủ đoạn gì tạn bạo hơn nữa không, nhưng cũng xin kính báo đến quý Anh Chị biết, để nếu như một ngày nào đó có chuyện gì bất trắc sẽ xẩy ra sau chuyện tường lửa này, Anh Chị sẽ không cảm thấy đột ngột.
    Một điều đáng mừng mà tôi muốn dành cho quý Anh Chị ở cuối thư là cách đây 2 hôm, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh có gọi điện cho biết, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa thông báo miệng với Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên rằng ông sẽ cho dừng hẳn việc bán rừng đầu nguồn. Ông Vĩnh nói rằng đó là một thắng lợi bước đầu đáng khích lệ, và theo ông, không phải chỉ là công của hai người nêu lên vấn đề, mà chủ yếu là công của trang mạng Bauxite Việt Nam, đã làm cho dư luận khắp từ Nam đến Bắc và cả ở ngoài nước được đánh động, khiến mọi người cùng quan tâm đặc biệt đến nguy cơ hết sức lớn này đối với an ninh của đất nước. Câu nói của một bậc lão thành cách mạng chứng tỏ ông hết sức tin tưởng ở Bauxite Việt Nam.
   Đầu xuân, kinh chúc quý Anh Chị mọi điều tốt lành.
   Kính thư
   Nguyễn huệ Chi

Thứ Năm, 4 tháng 3, 2010

Chơi thơ

Tám năm nay đã thành lệ, cứ đến rằm tháng giêng khắp cả nước đồng loạt tổ chức các lễ hội thơ rất xôm trò. Nói lễ hội thơ để tôn vinh thơ tất nhiên là đúng rồi nhưng chả cần quan trọng đến thế, chỉ cần bày ra được trò chơi thú vị cho thơ được tiếp xúc với công chúng cũng đã quí hoá lắm . Cho dù năm nào Hội thơ cũng xảy ra lắm chuyện để thiên hạ bàn ra tán vào ỏm tỏi thì trò chơi thơ này cũng thật đáng nể.


Chả biết thời Tiền chiến dân tình mến mộ thơ ca đến mức nào nhưng một loạt nhà thơ sinh ra từ thời ấy cùng với một thơ ca họ để lại cho đời đủ cho thấy thơ ca vô cùng được trọng vọng . Thời đó ít thấy ai coi thơ như một nghề, cũng chẳng ai giao nhiệm vụ gì cho thơ, từ Hàn Mạc Tử đến Lưu Trọng Lư viết thơ đọc thơ in thơ cũng chỉ để chơi thơ. Thơ không kiếm ra tiền nhưng mua được niềm vui, thế là quá đủ để các nhà thơ ném cả cuộc đời cho cuộc chơi thơ viễn vông nhưng sang trọng này.


Làm được bài thơ, rung đùi đọc một mình đã sướng, sà vào cuộc rượu vuốt râu đọc cho năm bảy người, nhận được vài cái gật đầu, chép miệng xuýt xoa càng sướng. Còn như cầm micro đứng trước đám đông vài ba trăm người, vừa đọc vừa ngắm nghía những cái nhìn ngưỡng mộ, nhận được vài tràng pháo tay thì sướng đến củ tỉ, nhà thơ khi đó mãn nguyện lắm rồi, không còn mơ gì thêm nữa.


Thời đó chơi thơ loanh quanh chỉ có thế, in được bài thơ, một tập thơ thật quá khó, nhiều người cả đời không in nổi tập thơ, chơi ngông lắm cũng chỉ khắc thơ lên đá, viết thơ lên tường, thả thơ xuống sông, treo thơ lên đọt tre, lên cánh diều… thế thôi nhưng sao thấy thơ sang trọng kinh hồn, thơ đến với người vừa gần gũi vừa cao vời, vừa âu yếm như lời hát ru vừa thiêng  liêng như thánh ca.


Cái thời thật sướng, nhà thơ như con trời ở xa tít mù, mỗi lần xuất hiện như thiên sứ từ trời sa xuống, cho dù đi đứng nghênh ngang, nói năng ngông ngạo cũng không ai lấy đó làm vì, lại còn được tán tụng như là cuộc chơi ngạo nghễ của con trời. Nhà thơ bỗng trở thành niềm tự hào vô biên của vợ con, bạn bè, họ hàng chòm xóm.


Vợ nhà thơ chạy ăn từng bữa, tần tảo nuôi con cực khổ vô cùng cũng không để chồng nhúng tay vào mấy việc trần tục. Chỉ cần chồng chơi thơ thật hay, con có thể đói cơm chồng không thể thiếu rượu, ngoài nhà chồng nhấp hớp rượu đọc một câu thơ, trong nhà vợ tay bịt miệng con khóc đói đòi ăn, tai vẫn nắc nỏm nghe thơ chồng, lâng lâng niềm tự hào thầm kín.


Đến thời chống Mỹ thơ ca được giao đủ loại nhiệm vụ, nhà thơ phải gồng gánh đủ loại vai trò, các nhà thơ lớp trước chỉ quen chơi thơ bỗng lúng túng không biết xoay xở ra sao, thơ họ kém hẳn đi, bao nhiêu tán tụng cũng không sao giữ thơ họ đến với người đời. Công chúng vẫn yêu thơ vẫn nể trọng nhà thơ phần vì dư vọng thời trước đó, phần vì thơ “ cùng đổ mồ hôi sôi giọt máu” với người yêu thơ, buồn vui sướng khổ cùng thế sự.


  Tuy vậy đã  dần dần hình thành một loại công chúng chỉ biết thẩm thơ theo nghĩa đúng sai, đánh đồng đúng sai với hay dở, nhà thơ cũng hoang mang không dám chơi thơ nữa, chơi ngông lại càng không dám. Loay hoay với đúng sai đã mướt mồ hôi rồi, sao còn đủ hứng để còn chơi thơ hay dở.


Nhà thơ đi đến đâu vẫn được đón tiếp trọng thị, công chúng vẫn háo hức chào đón nhưng ít ai dám phô giữa công chúng những gì mình làm cho mình, những gì mình tâm đắc. Có hai loại thơ, thơ làm cho tất cả vả thơ làm cho mình. Bố bảo cũng chẳng ai dám phô thơ riêng tư ra trước đám đông, đôi khi ngứa mồm đọc đôi ba câu liền bị nhắc nhở, sợ mất ăn mất ngủ.


 Thơ làm cho tất cả vẫn hay đấy, nhiều là đằng khác nhưng cái hay của anh cán bộ làm thơ, không còn là thơ của thiên sứ con nhà trời nữa. Vả, thơ tâm tình nỉ non ngâm vịnh vu vơ bị coi là thứ vớ vẩn của mấy ông không dở hơi cũng chập mạch, thơ tuyên giáo ngày càng nhiều trở thành dòng chính đạo. Bây giờ nhà thơ là ông cán bộ công tác làm thơ, ít ai còn dám chơi thơ. Có lẽ vì thế mà thơ vì thế xa cách dần, lạc điệu dần với công chúng yêu thơ chăng.


Đất nước đổi mới, nhà thơ được hưởng mọi sự phóng khoáng ở đời, chẳng ai ép nhà thơ làm thơ tuyên giáo, nhà thơ là nhà thơ, chẳng phải ông cán bộ làm thơ nữa nhưng cái thời thơ được nồng nhiệt chào đón hình như đã mất. Khi các nhà thơ được thoải mái chơi thơ, người sang kẻ hèn người giàu kẻ nghèo đều in được thơ thì thơ chẳng còn là sản phẩm được công chúng đón đợi. Trong các hiệu sách thơ là mặt hàng ế ẩm nhất. Xưa có tập thơ in vài vạn cuốn vẫn bán hết vèo nay ai khoe bán được một ngàn bản thơ đều bị coi là bóc phét.


Từ trước tới nay chỉ thấy mỗi nhà thơ Hữu Loan bán được bài thơ hơn trăm triệu, nhà thơ Kiều Anh Hương bán bốn câu thơ được hơn chục triệu, thế thôi, không còn thấy ai bán thơ được giá cao. Nhà thơ Nguyễn Duy tiếp thị thơ hơi bị giỏi, thu được khá nhiều thành công. Ông làm lịch thơ bán chạy như điên nhưng cũng chỉ được hai mùa, sang đến mùa thứ ba thì tịt ngỏm. Ông triển lãm thơ, vẽ thơ trên chum vại rổ rá, chơi thơ với ảnh, chơi thơ với hoạ, chơi cả thơ tiếng Anh dịch từ thơ cổ, xôm trò lắm nhưng chỉ đôi lần rồi cũng dần mất khách.


Nhà thơ làm đủ trò tiếp thị, kẻ tổ chức đêm thơ để bán rao thơ, người ôm thơ đến thư viện bán mớ. Nhiều người đến công sở, mỗi nơi bán dăm mười cuốn, lắm kẻ vờ tặng thơ để nhận tiền lại quả, cũng chẳng thu được bao nhiêu đôi khi còn mang tiếng, lắm chuyện thật bẽ bàng.


Nhà thơ mang cả chồng thơ đến doanh nghiệp, được đón tiếp trọng thị kiểu đãi bôi, doanh nghiệp xuýt xoa khen bìa đẹp khen thơ hay, rồi rút ra một xấp tiền trân trọng nhét vào túi nhà thơ. Đến khi nhà thơ ra về thì chồng thơ lập tức được nhét xó. Ngay cả thơ tặng cũng vậy, bạn bè quí nhau lắm mới tặng nhau tập thơ, nhận được thơ lập tức reply cảm ơn rối rít, hỏi có mấy ai chịu khó mở ra xem đôi bài, đừng nói là cả tập.


Ngay cả nhà thơ đến công sở đọc thơ, nói chuyện thơ cũng thế. Xe  con kính cẩn đưa đón, công chúng có cả ngàn, mỗi bước đi nhà thơ đều có kẻ  lóm thóm chạy theo sau, cơm bưng rượu rót, tiếng vỗ tay ngất trời, lời cảm ơn nhà thơ nồng nàn say đắm. Đến khi nhà thơ Good bye thì dư vang cũng good bye, cuộc chơi thơ lấy lệ, đầy tính thủ tục nhân ngày abc nào đó thường diễn ra như vậy.


Cho nên cứ mỗi mùa lễ hội thơ tôi thường ngồi nhà ngóng ra  chứ không dám đến. Tôi sợ phải gặp những nụ cười giả tạo, phải nghe tiếng vỗ tay lấy lòng, lời tán tụng bốc đồng, thói nịnh bợ truyền kiếp. Nói thật mất lòng, những trò chơi rắm rối, thoạt nhìn có vẻ sang nhưng kì thực rất quê mùa, từ lá cờ thơ đến việc thả thơ lên trời.. nhìn rõ sự cố tình sắp đặt khiên cưỡng, hơi bị tội nghiệp cho thơ, hu hu.


Một khi thơ phú văn chương chưa được lòng người thì mọi trò xiển dương, tôn vinh thơ, vuốt ve thơ, truyền bá thơ dù được tổ chức khá công phu, tốn kém cũng chỉ để cho các nhà thơ tự sướng mà thôi, than ôi.

Thứ Tư, 3 tháng 3, 2010

QOTD: Do You Co-op Gear?

I am gonna turn it around to you guys with a question today: Is anyone participating in a formal (or informal) gear co-op program?

It seems like a logical choice as a compromise for gear you cannot rationalize owning.

Obviously, renting is an option for those who live in NYC or LA (and, increasingly, secondary markets). But it seems to me that the idea could easily be applicable to lighting gear. For instance, a group of weekend enthusiasts or a camera club could pool money for a monobloc kit.

There have always been informal arrangements between photogs in a given local area for spotting each other little-used gear. It's a lifesaver -- especially on assignments that require extra equipment. And some photographers even rent the stuff to other shooters, the cost of which is usually passed onto the client.

Personally, I have been jonesing for a Phase One back on a medium format body. But I cannot rationalize the cost.

Okay, let me rephrase that. I cannot rationalize the cost to my wife. I can rationalize anything to myself.

At The Sun, we had a pool of gear that was available to be used when needed by the staffers. Just seems to me that there must be civilian versions of this. And I'll bet someone reading this site has done it.

Hit us in the comments.

-30-