Chủ Nhật, 30 tháng 8, 2009

Chuyện Vụn Vặt Với „KÝ ỨC VỤN"

Thuận Nghĩa


3 ông chủ nhỏ của mấy cái của hàng ăn uống có nhãn hiệu Tàu quyết định thành lập công ty liên doanh, nhằm kết hợp vốn và tài lực để phát triển một chuổi nhà hàng có thương hiệu ẩm thực Việt Nam.  Chúng nó nói rằng thương hiệu China hay Asia đã lỗi thời trong thị hiếu ẩm thực của người bản địa, nên cần phải có một sự thay đổi lớn về hệ thống phục vụ cũng như thực đơn mới có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng khó tính này.


Theo chúng lượng khách người Đức du lịch về Việt Nam ngày một đông, và 100% khách đã du lịch về Việt Nam đều khẳng định ẩm thực Việt Nam  mới đích thực phục vụ cái ngon cho nhu cầu ăn uống của con người. Hầu như ai cũng khẳng định các loại thức ăn đặc sản dân tộc của Việt Nam  phải được xếp hạng đầu trên thế giới


Từ tiền đề đó, 3 đứa hy vọng sẽ có một hệ thống nhà hàng ăn uống nhãn hiệu Đặc sản Việt Nam, chiếm lĩnh thị trường ăn uống như các nhà hàng ăn uống nhãn hiệu China trước đây. Đặc biệt là tân công vào thị trường phục vụ ăn nhanh ở các siêu thị và các nhà ga như thương hiệu Asia Bok (chủ Koria) và  Asia Hung (chủ Việt Nam) đang thời bội thu.


Hôm thành lập công ty chúng nó có đến tham vấn tôi về tên hiệu của công ty. Tôi nói thì lấy mấy chữ cái đầu của tên 3 đứa tụi bay gộp lại nghe cũng hay và có lý lắm. Tên mỗi đứa trích ra 2 chữ gộp lại là thành KADAVI. Chúng nó hỏi hay và có lý chổ nào. Tôi nói tên ấy đọc ra rất nghe ấn tượng Á châu , còn ý nghĩa thì KA có nghĩa là Khả Hãn, là sự độc bá. ĐA   là Nhiều, Vi là sự tinh thông vi diệu. Cả 3 đứa gật gù nói: quyết định vậy đi.


Khi thuê được mặt bằng để thành lập nhà hàng mẹ (nơi đặt cơ sở làm bàn đạp để phát triển thành hệ thống ra nhiều nơi). Một đứa cùng nhân viên của công ty kiến trúc bay đi Trung Quốc đặt mẫu mã trang trí nội thất. Khi đang đặt làm biển hiệu và in ấn tên công ty vào trang thiết bị thì gã kiến trúc sư người Đức chợt thốt lên: KADAVI phát âm ra nghe như tên gọi xác chết của súc vật, không được, không thể được. Thế là hội họp lại và đặt lại tên mới là : PANASIA. (Nghe ấn tượng như hãng Panasonic vậy)


Trong khi tiến hành xây cất nhà hàng đầu tiên với tiêu chuẫn  nhà hàng 4 sao (tôi có tham gia làm một bức tranh dán giấy cở cực lớn ở đây). Thì cả 3 đứa bắt đầu đi săn lùng địa điểm trong các siêu thị ở trên toàn nước Đức.


Khi đấu thầu vào một trung tâm thương mại quốc tế ở Frankfurt. Nghe chúng nó bàn tán đây là địa điểm chiến lược có tính chất quyết định sống còn với PANASIA, thì đụng độ với một đại gia ngành ẩm thực ở đây. Đại gia người Việt nổi tiếng này đang chiếm lĩnh hầu hết thị trường ăn nhanh trong các siêu thị. C 3 đứa ra chiều thất vọng, vì so sánh thực lực và tất cả mọi phương diện đều dưới cơ tay này. Nên rất khó có cơ hội lọt chân vào trong trung tâm thương mại. Thấy mấy đứa lo lắng buồn phiền ra mặt, tôi thấy thương thương. Nên quyết định tìm gặp Dũng để xem hư thực thế nào


Dũng (tên giả). Chính là gã đại gia ngành m thực nói trên. Cả 3 đứa kia không hề biết rằng tôi và Dũng có quan hệ rất đặc biệt.


Tất cả bạn bè và những người quen biết thân cận ở xung quanh tôi, không có một ai biết rằng tôi là một Bloger lướt mạng thành thần và biết làm thơ và viết truyện. Chỉ một số bạn cũ cực thân thiết mới biết tôi có chút tên tuổi trong làng Thơ ở hải ngoại. Còn hầu hết mọi người chỉ biết tôi qua tên tuổi một thầy thuốc châm cứu mà thôi. Người biết tôi có một đời sống khác ở trên mạng chính là Dũng


Ngược lại khi tất cả mọi người đều tỏ ra ngưỡng mộ tài năng, sự giàu có và  nhạy bén sắc  sảo trong kinh tế của Dũng, thì rất ít ai biết rằng Dũng là một con mọt sách, một thợ đọc có hạng và là một người cực kỳ tinh tế trong thẩm mỹ văn nghệ. Người biết rõ tử huyệt đó của Dũng là tôi.


Chúng tôi nắm được tử huyệt của nhau, mến phục nhau mà kết thành bạn bè.


Đức là một nước thực dụng. Không có một nơi nào trên thế giới biến con người thành một cổ máy nhanh như ở Đức. Những  nhà hoạt động văn hóa nghệ thuật nuớc ngoài khi vào Đức sẽ bị cổ máy thực dụng cuốn phăng vào vòng xoáy của nó một cách rất nhanh chng. Những Bùi Tín, Vũ Thư Hiên..Kiều Hưng, Ái Vân, Ái Xuân...khi đến Đức đều bị dội ngược trở lại. Con người nghệ thuật của họ chịu không nổi áp lực của cái cối xay thực dụng này và tất cả họ đành phải rời bỏ nước Đức mà đi. Đi sang Mỹ, sang Pháp hay là trở về lại Việt Nam.


Tôi và Dũng đều là những người yêu thơ văn. Muốn ở lại trên nước Đức đành phải phân thân làm nhiều mảnh. Mảnh sống quay cuồng vật chất của đời thường. Và  một mảnh sống trong một khoảng trời khác, khoảng trời của Văn nghệ. Khoảng trời đó có từ Intennet và Blogs.


Khoảng trời riêng biệt này chính là tử huyệt của chúng tôi trong đời thường.


Tôi biết Dũng, thân với Dũng trong khoảng trời này. Còn ngoài đời thường, chúng tôi thuộc hai thế giới khác nhau. Dũng thuộc thế giới của bạch tuộc, thế giới của thương trường như chiến trường. Tôi thuộc về thế giới của "lương y như từ mẫu". Cho nên không có gì để nói chuyện được với nhau. Chính vì vậy mà chúng tôi rất ít khi gặp nhau. Một phần là vì Dũng thuộc typ cà phê, tôi thuộc typ trà, nên càng khó có cơ hội ngồi chung. Ngoại trừ thỉnh thoảng có chuyện, đến hầu nhau vài ván cờ tướng


Hôm nghe mấy đứa PANASIA lo lắng bàn tán, tôi không tham gia lời nào, vì trong chuyện làm ăn tôi thuộc diện dựa cột mà nghe, nên chỉ lẳng lặng gọi điện cho Dũng hẹn đánh cờ mà thôi.


Khi tôi đưa con xe lên hà, Dũng dạt pháo biên cài thế mã đội, tôi thủng thẳng hỏi:


•-       - Ông  định hất con xe của tớ ngược trở lại như hất tụi PANASIA ra khỏi Frankfurt à


Dũng ung dung trả lời:


•-      - Làm ăn cũng như đánh cờ vậy thôi, cách bảo vệ mình chắc ăn nhất là tấn công vào yếu điểm của đối phương thôi


Tôi không nói gì thêm, đánh hết mấy ván cờ rồi chia tay. Tôi biết Dũng không khoan nhượng trong việc đấu thầu vào trung tâm thương mại quốc tế này.


Vài bữa sau tôi lại hẹn Dũng đánh cờ tiếp, nói lý do là phục thù ván thua hôm trước.


Lần này tôi dùng  song long mã kết hợp với tốt qua hà tấn công Dũng, thấy Dũng đưa xe pháo lên chặn lại, lăm le thí pháo, phá trận song mã của tôi. Tôi lại nói.


•-      - Chỉ có những nuớc nhược tiểu mới liều mạng thôi, chứ thế cờ của ông là vẫn còn nguyên lực lượng, đâu có bị uy hiếp gì, tại sao lại dùng chiến thuật lấy thịt đè người để thí quân vậy.


Dũng vẫn ung dung nói:


•-      - Nước lớn nước nhỏ gì cũng vậy thôi, giặc ở ngoài quan ải không lo phòng bị, khi bị tấn công vào kinh đô mới rèn giáo mác chẳng phải là chậm quá ư


Tôi lựa thế đưa mã về không chịu thí quân và nói:


•-      - Tụi Thổ không nói làm gì, nhưng tụi Tàu rất giỏi cờ tướng vậy, mà lúc bành trướng làm ăn ra ngoại quốc, chúng xem việc bảo vệ quyền lợi của cộng đồng còn hơn cả lợi lộc cá nhân rất nhiều, chính vì vậy mà chúng nó  là cường quốc kinh tế đang chiếm lĩnh thị trường châu Âu đấy.


•-      - Ừ đúng vậy, còn người Việt mình thì không biết vì sao, không chịu đồng lòng đồng sức, mà chỉ nham nhe có dịp là thôn tính giết hại lẫn nhau thôi. Nếu thằng nào không tỉnh táo, không phòng bị là bị đồng hương của mình hại chết ngay. Hạ giá đến mức lỗ cũng làm để tranh dành khách hàng. Ngay cả như chuyện làm móng tay, là độc quyền của người Việt, thế mà cũng hạ giá đến thảm hại để giết nhau, đến nổi  tụi Đức còn phải thốt lên là phương thức cạnh tranh tiểu nhược. Trong tình trạng này, thằng nào đi chệch ra khỏi guồng quay của cuộc chiến coi như là tử - nghe Dũng bâng quơ trả lời vậy, tôi hỏi:


•-     -  Vì sao người Việt mình lại thế nhỉ


•-     - Có lẽ là do hơn ngàn năm Bắc thuộc, cái máu tiểu nhược nó đã chảy trong huyết thống rồi. Không hơn được người nên đành quay lại đá gà nhà để được nở mặt thôi.


Nghe Dũng nói vậy tôi chỉ biết thở dài và không tranh luận thêm. Chỉ  buồn là không giúp gì được cho tụi PANASIA.


Thất vọng ra về, và buồn khi  nghe mấy đứa nói, thôi bỏ Frankfurt lên Berlin tìm điểm  khác.  Hôm mấy đứa đi Berlin tôi nảy ra một ý nghĩ ngộ nghỉnh, bắt mấy đứa đến ngay chổ Bloger Hà Nội Trịnh Quốc Dũng, vừa mới sang tu nghiệp ở Đức. Khi Dũng đi có đem theo mấy cuốn sách của các Bloger Hà Nội ký tặng tô,. Dũng qua đã mấy tháng mà anh em vẫn chưa có cơ hội gặp nhau, nên mấy cuốn sách vẫn còn chổ Trịnh Quốc Dũng. Tôi gọi điện thoại cho Trịnh Quốc Dũng và hẹn giờ, bảo mấy đứa PANASIA ghé vào lấy sách đưa về gấp cho tôi.


Khi mấy đứa đưa sách về, tôi ngấu nghiến đọc hết cả cuốn Ký Ức Vụn của Nguyễn Quang Lập trong vòng có mấy tiếng đồng hồ, rồi đương đêm phóng xe đến nhà Dũng Asia, bỏ cuốn Ký Ức Vụn vào thùng thư của hắn


Hai ngày sau Dũng gọi điện thoại cho tôi nói: " Thống khoái, thống khoái, chưa bao giờ đọc một cuốn sách nào mà thống khoái như đọc cuốn Ký Ức Vụn của Nguyễn Quang Lập, cảm ơn ông, nếu rảnh ghé lại làm vài bàn cờ nhé"


Tôi hẹn Dũng và hai thằng lại đánh với nhau vài ván. Trong cuộc chơi lần này chúng tôi không bàn chuyện gì khác ngoài Ký Ức Vụn. Tôi và hắn thi nhau kể những đoạn, những chuyện mà hai thằng thích thú trong tản văn chọn lọc của Bọ Lập, nhất là kiểu nói tục và nói chuyện tục duyên dáng lôi cuốn và rất văn hóa của Bọ. Nói một hồi Dũng quay sang tôi nghi ngờ hỏi:


•-      - Ông thân với Nguyễn Quang Lập lắm hay sao, mà ổng đích thân ký tặng và gửi sang tận đây cho ông vậy.


Tôi khà khà không thèm mắc cở nói:


•-     -  Thân chớ, thân chớ. Cha này viết hay, viết độc như thế, được quen chả có gì sướng bằng, tội gì không thân hè hè..


Dũng thấy tôi cười, ghen tỵ nói:


•-     - Tớ mà được đích thân Nguyễn Quang Lập ký tặng Ký Ức Vụn, thì còn sướng hơn đấu thầu được mấy cái siêu thị.


Tôi hãnh diện nói:


•-      - Chớ răng, chớ răng...


Đánh xong mấy ván cờ, lúc chia tay Dũng nói với tôi:


•-      - Cậu sắp xếp cho tớ gặp tụi PANASIA đi, tụi nó muốn tớ nhượng lại hay cùng chung cổ phần ở Frankfurt đều được. Để cho tụi nó làm, tớ sợ tụi nó không kham nổi, riêng tiền vào đã mất hết gần vài ba trăm nghìn, tiền xây dựng thêm hơn cả triệu nữa. Ti nó có chịu nổi không?


•-      - Ừ để tớ nói tụi nó sắp xếp gặp cậu bàn bạc, chuyện làm ăn tớ dốt lắm không biết gì đâu


Thấy vẻ mặt Dũng  lúc chia tay rất điềm đạm và có phần cởi mở, tôi rất mừng.


Hơn ai hết cả tôi và Dũng đều hiểu nhau, đều biết rằng ngoài những tiếng cuời tưởng chừng như vô thưởng vô phạt trong Ký Ức Vụn, là còn cả một vùng trời đầy ắp lòng nhân ái, và những thông điệp của tâm hồn kéo xích con người lại gần nhau hơn.


Bọn PANASIA sẽ không thể nào và không bao giờ biết rằng người giúp chúng nó được thắng đấu thầu vào trung tâm thương mại chính là cái gã nhà văn bị tai nạn liệt nữa người quê ở vùng đất chó ăn đá gà ăn sỏi, cái gã một ngày không nói tục là rất nhạt miệng ấy,cái gã đi đứng và viết lách cực khó khăn nhưng sách và kịch bản vẫn cứ ra đều đều, mà cú nào cũng chất đến mê hồn. Bọn chúng không biết, vì bọn chúng là những cái đinh ốc trong guồng máy thực dụng, bọn chúng chỉ nghĩ đến sức mạnh của đồng tiền, chứ bọn chúng  khó có thể nào hiểu nổi sức mạnh tàng ẩn sau những nụ cười trên những trang viết ấy dữ dội vô cùng. Có những thứ dù là của đời thường bặm trợn này cũng không thể nào dựa vào tiền bạc để giải quyết được....




      
Hamburg 11.08.09

( Nguồn: Blog Thuận Nghĩa)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét