Chủ Nhật, 29 tháng 8, 2010

Bí mật ngõ nhỏ

Kí sự vỉa hè


1. Ngõ 101 nằm ở phố Tiến- trọc. Phố này có tên một danh nhân, để khỏi ai bắt bẻ hạch họe bèn tạm đặt tên vậy. Phố dài chừng 800 mét, vài hàng tạp phẩm, độc nhất một hàng bún ốc dưới cây bàng đầu ngõ, đây là hàng bún ốc ngon khét tiếng, ai thích ăn bún ốc không thể không biết bún ốc Tiên.


Bà chủ tất nhiên tên Tiên, trắng trẻo múp máp, tóc có vài sợi bạc rồi nhưng ngực phồng như ngực gái tơ, mỗi lần bà cúi xuống múc múc chan chan hai bầu vú núng nính nõn nà khẽ rung rinh, chao qua chao lại trước mắt khách, đã quá trời luôn. Hàng bún không bàn không ghế, khách ngồi vây quanh, kẻ chồm hổm, người kê cục gạch lót báo, có người chẳng cần gạch ghiếc báo biếc, cứ thế tương đít ra nền vỉa hè. Đụng có ông trật tự phường đi qua, từ xa đã thổi còi cái roẹt, quát như sấm rền giải tán giải tán. Mọi người tự giác bưng bát tản đi. Bà Tiên đẩy gánh bún vào ngõ, rút ra hai chục nghìn đưa ông, ông lại thổi còi cái roẹt, quát như sấm rền giải tán giải tán rồi túc tắc bỏ đi. Ai nấy lại bưng bát quay về chỗ cũ.


Ăn uống nhếch nhác vậy nhưng hễ ai đã ăn hàng bún ốc này rồi đều không muốn bỏ. Ốc nhể nguyên con, mỗi bát bún hơn chục con, không biết ngâm tẩm kiểu gì thơm ngon hết nhẽ, cắn phát đánh sật, nước ốc trào ra miệng ngọt lừ, thơm thơm cay cay, lại thêm nước bún váng mỡ gà, nước ốc bươu xương gà hầm ngấm rau mùi thơm nồng, vừa ăn vừa hít hà, cực đã.


Chỉ có hai mẹ con, bà Tiên và cô con gái hai mươi tuổi tên Thủy cũng trắng trẻo múp máp, đít lồng bàn tròn căng, đàn ông ăn ở đấy mười anh dán mắt vào đít nó cả mười. Ông nào cũng thế, sấp mặt vào bát bún húp húp và và, mắt liếc xéo phát ngực bà Tiên, lại liếc xéo phát đít con Thủy, và miếng bún thấy ngon thêm bội phần, cắn con ốc cái sật nhai nhồm nhoàm đã đời như đớp phải mòng con bé.


Con bé lúi húi bưng bê dọn dẹp rửa ráy chưa khi nào thấy nó ngẩng mặt lên, chưa thấy ai gọi mà nó mở miệng đáp, người gọi Thủy ơi lấy anh quả ớt, người gọi con ơi lấy bác nhúm mùi. Nó lẳng lặng đáp ứng nhưng cất tiếng vâng dạ thì tuyệt nhiên không. Người nói có khi con bé này câm, người nói câm đéo đâu, gái thời nay thế, hễ mọc mầm được chút gì ngon ngon là mặt vênh mày váo.


Oan cho con bé, nó đổi tính từ thủa 13 tuổi, từ ngày bố nó lâm bệnh. Bố nó là ông Quí dạy toán cấp ba, đẹp trai cực kì, bà Tiên hồi đó học sinh lớp 12, mê man theo ông, suốt ngày rình ông đi chỗ vắng thì chạy vụt ra, nói em chào thầy, rồi cười rinh rích ù té chạy, mông đít ngoay ngoảy. Đêm ông đang soạn bài ở phòng nội trú, bà lén vào ném qua cửa sổ khi thì bông hồng khi thì bài thơ, nói thầy ui em dớ thầy, rồi lại cười rinh rích ù té chạy. Đến khi không chịu nổi, bà nhảy ào vào phòng ông, cởi tuột áo phơi cả cặp tuyết lê đẹp mê hồn, nói dạ thưa thầy. Ông Quí hốt hoảng vùng dậy, nói chết chết mặc áo vào đi em, chết chết. Bà ôm chặt lấy ông, nói không không em muốn chết, thầy cho em chết đi.


Lấy được ông Quí, bà Tiên sướng như mê, đẻ được con Thúy vẫn sướng như mê. Chẳng dè ông bị tai nạn, vẹo cột sống, chấn thương sọ não, mặt mày méo xẹo, sợ nước sợ gió, sợ cả người, suốt ngày ngồi ru rú trong phòng. Hai mẹ con chạy ngược ngước xuôi chạy chữa cho ông, vay tiền cả khu phố đưa ông sang tận Singapore , tiền mất cứ mất tật mang cứ mang, bệnh ông ngày một trầm trọng, nhìn ai cũng ra phản động với khủng bố. Họ bán căn hộ trả nợ, kéo nhau về ngõ này.


Đây là ngõ cụt, rộng chừng tám tấc sâu hun hút, hai bên đặc quánh chẳng có nhà nào. Đi mãi mới gặp nhà ông Quí bà Tiên chia ra hai ngách, ngách trái chừng 10 mét vuông, ngách phải chừng 20 mét vuông. Đi thêm một khúc nữa thì có thêm nhà ông Đức bà Hiền gác dưới, nhà ông Bá và thằng Hoàng con trai ông gác trên. Nghe nói ngõ này xưa là lối vào chuồng ngựa của một tư sản giàu sụ, đã dinh tê vào Nam năm 1950. Nhà ông Đức Bà Hiền là chuồng ngựa, gác trên nhà ông Bá là nơi ở của người nuôi ngựa, còn nhà ông Quí bà Tiên vốn là nơi cất thóc cỏ cho ngựa, mới chia ra hai ngách như thế. Nghe cũng có lý.


Ngõ thiếu khí thiếu sáng, ngày cũng như đêm tối thui, ai mới vào cũng ngạc nhiên không hiểu sao người ta có thể an tâm sống ở đây. Trong khi người trong ngõ thì thấy thường, thậm chí còn thấy tiện lợi hơn nhiều nơi sáng sủa. Chợt nhớ một nước bà con, ai ở nơi khác đến thì rùng mình kinh khiếp như vừa sa vào bãi sình lầy, thế mà dân ở đấy thì hân hoan múa hát tưng bừng, ca ngợi ngất trời nơi họ sống. Cho hay thói quen con người thật đáng sợ.


Thôi không nói chuyện này nữa, quay lại với hàng ốc Tiên.


Một buổi sáng có một thằng chừng ba chục tuổi đi taxi đến, nó đi vào ngõ hồi lâu mới quay ra, sà vào hàng bún. Thằng này ăn mặc không phô trương nhưng nhìn kĩ toàn đồ đắt tiền, làm bộ nhún nhường, cái nhìn cầu hòa, nụ cười chiếu cố với đám thị dân nửa mùa quanh gánh bún, biết ngay người sang hoặc cố tình làm sang từ nơi xa vừa về Hà Nội. Nó đỡ bán bún từ tay con Thủy, mỉm cười nói cảm ơn, nhón tí rau thơm nói xin phép, gắp con ốc lên ngửi ngửi, bỏ vào miệng nhỏm nhẻm nhai như nhai kẹo cao su, biết ngay ông Việt kiều khéo tỏ mình là Việt kiều trước đám chân đất mắt toét.


Nó mỉm cười với con Thủy, nói em gì ơi, đây có phải ngõ 101 không, con Thủy hất mặt về cái biển số ngõ, gật gật. Nó cười cười, nói cái số ngõ có từ xưa à em, con Thủy hơi nhăn mặt, gật gật. Nó vẫn cười cười, nói nhà của em ở đầu tiên à, con Thủy ném vào nó cái nhìn khó chịu, gật gật . Bà Tiên nguýt thằng này phát, nói anh ơi, anh nói quách với con gái tôi là anh có tiền, anh muốn ngủ với nó có phải nhanh không, đu đưa gì lắm sốt ruột. Thằng này vội vàng quay lại, nói cô ơi cô hiểu nhầm cháu rồi, cháu hỏi để mua nhà cô đó. Bà Tiên nguýt thêm phát nữa, cười nhạt nói nhà tôi đến chó nhà anh nó còn chê, anh mua làm gì. Thằng này cười nói cháu mua thật mà, cô bán đi, cháu cần lắm. Bà Tiên nguýt thêm phát nữa, sấp mặt múc múc chan chan không nói thêm câu nào nữa.


Hết thảy khách hàng đều châu mặt về thằng này. Nó tỉnh bơ, bỏ bát trả tiền, lấy giấy ăn lau nhẹ một vòng quanh mép, nói cô bán đi, bao nhiêu cháu cũng mua…Lại lấy giấy ăn lau nhẹ một vòng ngược lại quanh mép, nói cháu đến đây không phải để ăn bún… để mua nhà cô đó… cháu tìm mãi mới thấy cái nhà ưa ý. Bà Tiên hất mặt lên, nói thôi thôi anh đi đi cho tôi lấy chỗ cho khách. Nó đứng dậy cười cười, nói cháu nói thật mà cô cứ tưởng cháu đùa. Điên, bà Tiên cầm cái môi gõ vào nồi xáo cái queng, nói 200 cây anh mua không? Nó nói mua, cô bán cháu mua liền.


Con Thủy đang bê chồng bát, nghe nó nói thế thì giật mình làm rơi chồng bát. Nó đặt cái cardvidit cho bà Tiên, nói bất kì khi nào cô muốn bán cứ gọi điện cho cháu. Bà Tiên trợn mắt há mồm không biết nói sao. Một người kêu to ui giời, cái bướm hai trăm cây. Nó vừa lên xe, đám khách liên bâu quanh bà, người nói nó không mua nhà đâu, nó mua con Thủy đó, cơ mà được giá, ngon ngon, bán bán. Người nói chị ơi bán đi, người mẫu có hai cây, hoa hậu có hai chục cây, con gái chị giá 200 cây, ngang giá đệ nhất phu nhân đó rồi chị. Người nói xưa em có mỗi cái quạt tai voi với trăm dây mai xo cũng kiếm được cô vợ mê hồn, dùng mãi đến giờ vẫn chưa chán, được giá lắm rồi bán đi bán đi.


Bà Tiên ngồi ngẩn ngơ, liếc sang con Thủy thấy mặt nó cũng đực như ngỗng ỉa.


2. Nhà thứ hai trong ngõ 101 là nhà ông Bá.
Ông Bá vốn là nhà khảo cổ, chơi đồ cổ nổi tiếng, giàu có cự vạn, một vợ sáu nhân tình tiền của vẫn thừa mứa để cho thằng con trai là thằng Hoàng đi đánh bạc, hút xách. Hơn chục năm trước ông dồn vốn mua cái trống đồng, đặt cược cả cái nhà rộng rinh rang quyết lấy cho kỳ được cái trống, chẳng ngờ bị tom. Người ta khui luôn cả kho đồ cổ.
Bốn năm ra tù, nhân tình tất nhiên biến sạch, vợ ông cũng theo trai. Thằng Hoàng hành nghề ăn cắp, nó đưa ông về trú ở ngõ này. Ông sững cồ nói mày cho tao ở cái hang chuột này à. Nó nói trộm quốc gia như bố thì nhà lầu xe hơi, trộm vặt như con thì ở thế này thôi. Ông nói đã mang tiếng trộm cắp thì trộm quốc gia, trộm vặt làm cái gì, ngu. Thằng Hoàng nói đéo vào, trộm quốc gia phải hội ý hội báo, biểu quyết biểu keo mệt lắm, trộm vặt cho xong, tay làm hàm nhai khỏe xác. Ông cười khì khì, nói tiên sư thằng này thế mà khôn.


Thằng Hoàng nói bố ở đây, nếu bố tuân thủ chế độ tập trung dân chủ thì con đảm bảo cho bố được làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu. Ông nói tập trung là sao, dân chủ là sao. Nó nói tập trung là con chỉ đạo bố, dân chủ là bố toàn quyền ca ngợi con. Ông cười khì khì, nói đ. mẹ thế thì tao biết rồi.


Thằng Hoàng nói sao làm vậy, ông ưa ăn gì uống gì nó hầu tất, mỗi tháng bốn lần nó gọi gái về tận nhà hầu ông, thích béo có béo thích gầy có gầy… tha hồ lựa chọn. Ông sống đúng như vương, có điều luôn luôn trong túi không có một xu. Ông nói mày cho tao ít tiền tiêu vặt, thằng Hoàng nói không, thứ cán bộ như bố hễ có tiền là hư hỏng liền. Ông tức, nói đ. mẹ đến mấy đồng tiêu vặt mày cũng tiếc, đồ bất hiếu. Nó đập bàn cái rầm, nói đồng chí bố muốn làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu thì phải tuyệt đối chấp hành chi thị của cấp trên, ông đứng đực, nói đ. mẹ nhất trí. Thằng Hoàng ăn cắp kì tài, trừ ngân hàng là nó chưa dám động đến, còn bất cứ thứ gì nó muốn đều lấy được tất. Phải cái nó ham cờ bạc, thành thử của thiên trả địa, hai bố con đành yên tâm sống trong cái ngõ tối om này.


Ông Bá ở nhà một mình buồn, thường lân la nhà ông Quí chơi. Ông Quí từ ngày đổ bệnh ở một mình căn phòng 10 mét bên ngách trái, đóng cửa ngồi ru rú trong phòng suốt ngày. Sáng nào cũng hệt như sáng nào, ông Bá gõ cửa một nhịp hai gõ ba lần, nghe đúng ám hiệu ông Quí mới mở cửa, mặt mày nghiêm trọng vội kéo ông Bá vào, lập tức khép cửa lại ngay. Ông Quí ngó trước ngước sau vô cùng cảnh giác, nói này, tôi vẫn chưa hiểu vì sao vượn biến thành người.


Ông Bá cười khì khì, nói có mỗi chuyện đó mà ngày nào ông cũng hỏi. Ông Quí trợn mắt lên, nói ông đừng có chủ quan, ngộ nhỡ vượn biến thành việt gian bán nước thì sao. Ông Bá cười khì khì, nói tôi nói lại nhé. Đầu tiên vượn ở trên cây, sau nó nhảy xuống đất, nó đi lom khom như thế này này. Muốn hái quả, nó phải kiếm cây gậy, cầm cây gậy rướn lên như thế này này, cứ rướn lên hết triệu năm này sang triệu năm khác, dần dần cái lưng nó thẳng ro, thế là thành người, nhất trí chưa. Ông Quí nói chưa nhất trí. Ông Bá bảo sao. Ông Quí nói tại sao vượn không nhảy phóc một phát lên cây vặt quả, lại cầm gậy rướn lên hết triệu năm này sang triệu năm khác, ngu thế. Ông Bá cười khì khì, nói có thế mới gọi là khoa học.


Ông Quí nói khoa học khảo cổ của ông hay nhỉ, nhặt được mỗi cái răng nanh là các ông dựng lên được một thế hệ hào hùng. Ông Bá cười khì khì, nói chứ sao. Ông Quí nói thế ngộ nhỡ đó là cái răng của bọn Việt gian bán nước thì sao. Ông Bá nói thì có cấp trên, cấp trên lo xác định răng người hay răngViệt gian, mình cứ thế mà nghiên cứu khoa học thôi. Ông Quí nói cấp trên bảo vượn biến thành người à, ông Bá nói chứ sao, ông Quí nói thế thì tôi nhất trí.


Chợt có tiếng gõ cửa cộc cộc cộc, ông Bá chực mở cửa, ông Quí ngăn lại, mặt mày lấm lét, nói sai ám hiệu không được mở cửa. Hai ông nhìn qua cái lỗ khóa thấy thằng thanh niên cầm cái samsonite đứng trước cửa, nó là thằng sáng qua hỏi bà Tiên mua nhà. Ông Quí nói cảnh giác cái samsonite, nó đựng mìn định giờ đấy, nguy hiểm lắm. Ông Bá cười khì khì, nói ngộ nhỡ nó đựng tiền thì sao. Ông Quí nói tiền dính siêu vi trùng, nguy hiểm lắm. Ông Bá cười khì khì, nói ừ ừ tiền nguy hiểm lắm, nếu nó vứt ra, ông cứ để tôi liều chết lấy cho.


Vừa lúc thằng thanh niên nói trong nhà có ai không, ông Bá chực nói, ông Quí hoảng hốt bịt miệng ông Bá, nói không được tiết lộ bí mật. Thằng thanh niên lại nói cháu nghe các bác nói chuyện trong nhà, các bác cho cháu xem cái nhà chút thôi. Ông Quí chõ mồm qua lỗ khóa, nói nhà tôi mười năm liền đủ tiêu chuẩn gia đình văn hóa mới, không việc gì phải xem xét, yêu cầu đồng chí đi ngay. Thằng thanh niên lắc đầu thở dài, nói khổ quá, rồi bỏ đi.


Ông Quí kéo ông Bá rỉ tai, nói ông thấy có nguy hiểm không. Ông Bá cười khì khì, nói nguy hiểm cái giầy, nó muốn xem nhà, ông không cho thì nó đi, nguy hiểm cái giầy. Ông Quí nói ông chủ quan lắm, chủ quan lắm, nó xem nhà tôi làm gì, tại sao lại xem nhà tôi, thành phố ngàn năm văn hiến không xem tại sao lại đi xem cái ổ chuột. Ông Bá nói là sao, tôi không hiểu. Ông Quí nói thằng này một là thằng khủng bố đi tìm chỗ đặt mìn, hai là thằng phản động chui vào ngõ ổ chuột này quay phim chụp ảnh để bôi nhọ chế độ.


Con Thủy từ ngoài ngõ lật đật vào, nói bố ơi sao bố không cho anh mua nhà vào. Ông Quí đập bàn trợn mắt quát ngu, ngu. Mẹ con chúng mày tiết lộ tung tích, ngu ngu. Ông Bá nói nó mua bao nhiêu, con Thủy nói hai trăm cây. Con Thủy vừa dứt lời, ông Quí trợn mắt sùi bọt mép, lăn đùng ra ngất xỉu, nước tiểu chảy dầm dề ướt sũng cả hai ống quần.


Lát sao ông Quí mở mắt thều thào, nói hai trăm cân mìn định giờ, cả phố cổ… tan hết…Tôi hy sinh đây… tôi thà hy sinh chứ kiên quyết không để cho chúng nó làm cho tan xác. Ông Quí run run cầm tay ông Bá, nói có tiền tử tuất… các đồng chí gửi về cho vợ con tôi… đừng để thất lạc…


3. Nhà thứ ba là nhà ông Đức, bà Hiền. Ông Đức thua ba Hiền 12 tuổi, ông bỏ nhà đi bụi từ bé, vẫn trú ở vỉa hè phố Tiến Trọc. Còn bé vẫn xưng là cô cháu với bà Hiền, đến tuổi thanh niên ông thuê xích lô ngày ngày đưa đón bà Hiền đi chợ thì xưng là chị em. Một lần ông Đức vác mấy bao tải cá khô vào nhà bà Hiền, nói chị ở đây một mình à. Bà Hiền cười cười liếc xéo cái, nói ừ, mày thích thì ở đây với chị.


Ông Đức nghe nói vậy thì xông tới bóp bóp rờ rờ, nói của bà chị hoành tráng quá nhẩy. Bà Hiền đá đít ông Đức, nói tắm đi thằng kia, mày định nhét cục phân vào tao à. Xong trận mây mưa bà Hiền cười he he he, nói mày được đấy, có thích làm chồng tao không. Ông Đức nói chồng con cái giầy, em ở đây cơm ngày ba bữa, mỗi tháng trăm đồng, chị muốn kiểu gì em hầu kiểu đó, bảo đảm đêm bảy ngày ba ngoài ra không kể. Bà Hiền nói đắt quá, năm chục đồng thôi, ông Đức nói năm chục thì một đêm một phát thôi nhé, nếu có phát sinh thì bà chị phải chi thêm, o ca? Bà Hiền cười he he he đá đít ông Đức, nói thằng này tính toán chi li gớm nhỉ, dưng mà o ca.


Đến nay đã hai chục năm họ sống với nhau như vợ chồng, khi gọi chị em khi gọi ông tôi, đôi khi rửng mỡ còn anh anh em em tình cảm phết. Bà Hiền vẫn phải trả lương cho ông Đức, trượt giá đến nay một tháng hơn triệu đồng. Bà Hiền nói hay tụi mình có đứa con cho vui cửa vui nhà, ông Đức nói tôi biết con cái là gì rồi, cực như chó, đéo vào. Với lại có con tôi phải làm bố, bà cúp lương của tôi thì sao.


Ngày hai buổi ông Đức chở bà Hiền đi chợ, còn lại thời gian chẳng biết làm gì ông la cà đầu đường xó chợ uống ba chén rượu, chơi cờ tướng, đánh tá lả đợi hết ngày. Sáng sớm ông Đức chở bà Hiền đi chợ, bà Hiền nói ông cứ ăn chơi lêu bêu, không biết trong nhà ngoài ngõ xảy ra chuyện gì cả. Ông Đức nói chuyện gì. Bà Hiền nói nhà ông Quí sắp bán cho thằng Việt kiều 200 cây. Ông Đức nói cứt, nhà đó hai chục cây nó chẳng thèm. Bà Hiền nói ngu lắm, có làm sao nó mới mua 200 cây, chắc dưới nền nhà có chum vàng nghìn cây là ít. Ông Đức nói cứt. Bà Hiền nói ngu lắm, ông Đức nói cứt, bà Hiền nói ngu ngu ngu, ông Đức nói cứt cứt cứt. Hai người cứ ngu ngu cứt cứt ầm ĩ dọc phố, người qua đường nhìn họ cười, nói vợ chồng nhà này động rồ, khoe gì không khoe toàn khoe mấy thứ ở đâu cũng có.


Ông Đức đưa bà Hiền ra chợ, lập tức quay về ngõ. Ông gõ cửa nhà ông Quí một nhịp hai gõ ba lần, nghe đúng ám hiệu ông Quí mở cửa, mặt mày nghiêm trọng vội kéo ông Đức vào, lập tức khép cửa lại ngay. Ông Quí ngó trước ngước sau vô cùng cảnh giác, nói này, có Việt gian đột nhập. Ông Đức cũng làm bộ nghiêm trọng, nói thế à, nguy hiểm quá. Ông Quí nói vừa vào đây xong, nói năng vô cùng khả nghi, toàn mật mã không thôi, tôi chưa biết giải mã thế nào. Ông Đức ghé sát tai ông Quí, nói mật mã thế nào. Ông Quí hạ giọng, nói nó bảo trong nhà có ai không. Ông Đức kêu lên ôi thôi bỏ mẹ rồi. Ông Quí tái mặt, nói là sao. Ông Đức nói nó bảo trong nhà có ai không, tức là nó đang xác định kẻ thù đấy. Ông Quí nói nó cũng xác định kẻ thù giống mình à. Ông Đức nói chứ sao. Ồng Quí mặt tái nhợt, nói rồi nó bảo cháu nghe các bác nói trong nhà. Ông Đức vỗ đùi đánh bốp, nói đấy đấy thấy chưa, bước tiếp theo nó vạch mặt kẻ thù. Ông Quí run lên, nói sao mình làm gì nó cứ làm theo nấy là thế nào. Ông Đức nói nó còn nói gì nữa không, ông Quí nói nó bảo cho cháu vào xem cái nhà chút thôi. Ông Đức chém tay, tối hậu thư đòi xâm lược. Ồng Quí ôm chầm lấy ông Đức, nói nguy hiểm quá, chú Đức ơi nó kết luận vô cùng nguy hiểm. Ông Đức nói nó kết luận thế nào. Ông Quí nói nó bảo khổ quá. Ông Đức đập bàn cái rầm, nói đểu cáng, vô cùng đểu cáng, nó muốn đày ngõ mình xuống bùn đen vạn kiếp. Ông Quí tè ướt quần, nói bây giờ làm thế nào đồng chí Đức ơi. Ông Đức nghiến răng chém tay, nói phải quyết tử cho ngõ mình quyết sinh. Ông Quí run lẫy bẫy, nói nhất trí nhất trí, các đồng chí cứ quyết tử, tôi xin xung phong quyết sinh.


Vừa lúc bà Tiên dắt thằng thanh niên mua nhà đi vào, ông Quí trợn mắt sùi bọt mép, nói vợ tôi cõng rắn cắn gà nhà, nguy hiểm quá…. Rồi lăn đùng ra sàn. Bà Tiên vội vàng đỡ lấy ông Quí, nói ông ơi ông ơi, đây là Việt kiều yêu nước, không phải phản động, khủng bố đâu. Ông Đức nói chị phải kiểm tra xem nó là Việt kiều yêu nước hay Việt kiều yêu cấp trên, tơ lơ mơ nó cho ăn cứt có ngày. Thằng thanh niên nói cháu là người đi mua nhà, Việt kiều Việt kéo gì đâu. Ông Đức chụp cổ áo nó, nói mày chỉ chỗ cái chum vàng nghìn cây, chúng tao cho mày cả ngõ này. Thằng thanh niên cười khẩy, nói nếu các bác đào được cái chum vàng nghìn cây, cháu xin biếu các bác thêm nghìn cây nữa. Ông Đức nói không phải chum vàng thì là cái gì, nói mau. Thằng thanh niên lại cười khẩy, nói mỏ Bô xít đấy, đào đi mà làm giàu. Nói rồi bỏ đi thẳng.


Bà Tiên nhảy chồm chồm trước mặt ông Đức, nói chú làm mất mối của tôi rồi. Không bán được nhà, tôi tru di chín họ nhà chú. Bà Tiên ba chân bốn cẳng đuổi theo thằng thanh niên, nói cháu ơi cháu ơi, dừng lại dừng lại, cô bán cô bán, bô xít chứ bô gì cô cũng bán.


Ông Quí lồm cồm bò dậy, nói dứt khoát nó là thằng phản động. Ông Đức nói đúng rồi. Ông Quí nói đang khi mọi người đồng thuận không ai nhắc đến Bô xít nó lại nhắc, báo cáo ngay lãnh đạo phường tóm cổ nó. Ông Đức nói nhưng lỡ nó là Việt kiều yêu cấp trên thì sao. Ông Quí ngẩn người, nói ờ nhỉ, nguy hiểm quá.


4. Bà Tiên chạy ra ngõ thì thằng thanh niên biến mất, bà quay vào gặp ông Đức, túm cổ áo ông vày vò, nói cha tiên nhân nhà mày, tao mất đống của vì mày đấy. Ông Đức cười to, nói chị ngu lắm, đống của nhà chị dưới nền nhà chị chứ đi đâu mà mất. Bà Tiên nói mày đừng có lừa tao, Ông Đức nói thế tôi hỏi chị vì sao nó dám bỏ 200 cây mua nhà của chị. Ông Bá lật đật chạy ra, nói đúng rồi đúng rồi. Bà Tiên nói sao. Ông Bá nói chị không nhớ ngõ này xưa là nhà của thằng đại tư sản à, cách mạng về nó bỏ của chạy lấy người, chị ở trên đống vàng mà chị không biết. Bà Tiên dẩu môi bịp một tiếng, nói chả tin.Ông Đức nói bác Bá là chuyên gia đào bới quá khứ, chị không tin thì tin ai. Bà Tiên lại dẩu môi bịp một tiếng, nói đời tôi toàn tin nước bọt mới khổ thế này đây. Rồi bà ngoảy đít bỏ đi.


Nói vậy nhưng bà Tiên đóng chặt cửa, sai con Thủy xoi xoi chọc chọc nền nhà, nói đào khe khẽ thôi, nhỡ đào được vàng hàng xóm lại đòi chia. Con Thủy cười hi hi, nói con tưởng mẹ tin 200 cây chứ không tin nước bọt. Bà Tiên lườm con, nói mày thì sao, con Thủy nói không tin nước bọt làm sao con có bằng đại học. Ông Quí ngủ dậy, thấy hai mẹ con xoi xoi chọc chọc, sợ hãi nói hai mẹ con chúng mày làm cái gì đấy. Bà Tiên nói đào hầm bí mật cho ông, thằng Việt gian sắp đến rồi. Ông Quí giật mình run lẫy bẫy, nói nguy hiểm quá nguy hiểm quá, ngõ nhà mình đã quyết tử chưa. Con Thủy nói quyết tử hết rồi bố ạ, ông Quí nói thôi thì để bố quyết sinh vậy. Nói rồi nhảy tót vào tủ hai buồng nấp kín.


Ông Bá kéo ông Đức lên nhà, nói chúng mình phải đoàn kết nhất trí trên dưới một lòng, kiên quyết không cho bà Tiên bán nhà. Ông Đức nói bác tin có chum vàng thật à. Ông Bá lôi ra một chồng giấy dó toàn chữ Hán, đọc xung xoẻng chi chong chẻng… rồi dịch năm 207 Tần Thủy Hoàng sai Huy Đức và Đỗ Chung Quân mang bốn chục ngàn lượng vàng đi về phương nam tìm thuốc trường sinh. Ông Đức hồi hộp nói rồi sao rồi sao, đọc đi đọc đi. Ông Bá đọc Quan kíu cheng chín chí… hai thằng vượt qua sông Nhị Hà, Đỗ Chung Quân nói Hoàng đế vì ngu si mà sai tụi mình đi tìm thuốc trường sinh, tụi mình đi tìm thật hóa ra còn ngu hơn. Huy Đức nói phải phải.


Ông Đức thích thú nói rồi sao rồi sao, đọc đi đọc đi. Ông Bá đọc Cheng chéng chiu xang xú… hai thằng ở lại đây tung vàng ra ăn chơi nhảy múa cả năm trời. Tể tướng Võ Đắc Danh đi tuần thú, biết được bèn tâu lên Tần Thủy Hoàng. Tần Thủy Hoàng cả giận liền sai đô đốc Nguyễn Trọng Tín đem ba chục chiến thuyền về phương Nam bắt cho kì được Huy Đức và Đỗ Chung Quân.


Ông Đức phấn chấn, nói rồi sao rồi sao, đọc đi đọc đi. Ông Bá đọc xư xứ xé chi cheng … hai thằng sợ quá, vội vàng chôn vàng rồi bỏ chạy về nước Chiêm. Vua Chiêm sợ vạ lây, nói cho nó ít phong bao rồi đuổi chúng nó đi, hai thằng làm báo đấy, trẫm muốn yên thân. Sợ quá, hai thằng chạy tít vào tận Sài Gòn tiếp thị, thay tên đổi họ là Osin và Emxi.


Ông Đức vỗ tay bôm bốp, nói hay quá hay quá… nhưng sao bác biết chúng chôn vàng ở đây. Ông Bá bày ra sơ đồ ngoằn ngoằn ngoèo ngoèo, đọc khoảng khi ki cang kí… đi thẳng 900 bước, Xi xí cang hảo huơ … rẽ phải 800 bước, li hú hang hao chi… rẽ trái 500 bước…đích thị là chỗ này đây. Ông Đức mắt sáng lên, nói đúng chỗ này à. Ông Bá nói chứ sao. Ông Đức cười to, nói rồi, ngõ nhà mình sắp giàu to rồi, dù chúng chôn vàng ở đâu thì vàng này cũng của chung cả ngõ, không riêng của nhà bà Tiên. Ông Bá nói phải phải, nhưng phải bí mật, đừng để bà Tiên làm ầm lên, phường biết phường vào tịt thu thì bỏ mẹ. Ông Đức nói nhất trí nhất trí.


Ông Đức vừa ra khỏi nhà, ông Bá cười khì khì, nói thế nào 200 cây cũng vào túi tao. Thằng Hoàng nãy giờ vẫn nẳm ngủ, chợt vùng dậy cười to, nói món sử của bố chỉ lừa được bọn điếm chữ thôi, không lừa được bọn đầu đất đâu. Ông Bá nói sao, thằng Hoàng nói bố ơi, thời buổi đổi thay rồi, lừa đảo cũng phải thay đổi đi, mấy bài sử cũ rích của bố không lừa được ai đâu, chúng nó giả vờ bị lừa thôi.


Ông Đức rình ở ngoài, nghe được, bịt mũi cười một mình, nói sư bố chúng mày, để xem ai lừa được ai. Ông Đức lập tức mò đến khách sạn tìm thằng thanh niên, nói nhà chú rộng gấp đôi nhà bà Tiên nhưng chú chỉ lấy một trăm cây thôi. Thằng thanh niên nói không, cháu chỉ mua nhà bà Tiên. Ông Đức nói mày mua nhà bà Tiên hay mua bướm con Thủy, cứ nói cho chú yên tâm. Thằng thanh niên nói không, cháu chỉ mua nhà bà Tiên.


Ông Đức vừa ra cổng gặp khách sạn thì gặp ông Bá, ông Bá cười khì khì khì, nói đ.mẹ tôi không lừa được chú mày. Ông Đức nói anh em mình đều mèo mả gà đồng cả, lừa nhau làm gì, phải đoàn kết nhất trí trên dưới một lòng mới thắng được vụ này. Ông Bá nói nhất trí nhất trí. Ông Đức nói bác đừng vào gạ bán nhà cho nó nữa, nó chỉ mua nhà bà Tiên thôi. Ông Bá vỗ đùi đánh đét, nói đ.mẹ tôi đoán mò thế mà trúng, dưới nền nhà bà Tiên nhất định có chum vàng, ông Đức nói bác xứng đáng là sử gia, ông Bá nói đúng đúng, nhiệm vụ của sử gia là biến không thành có. Họ cười ha ha ha, nói tụi mình triết lý cái đéo gì cũng hay, rồi khoác vai nhau vào quán rượu.


Khuya, hai ông mò về ngõ thì thấy ngõ vắng hoe, tanh bành như vừa qua một cuộc chiến. Nhà bà Tiên hai cái hố sâu hoắm, cái hố phòng ngách trái có hai cái vại nhỏ, cái hố phòng ngách phải có một cái chum to, tất cả đều rỗng không. Ông Bá giật mình, nói bỏ mẹ, chúng nó đào được vàng rồi.


Họ tức tốc chạy về nhà, gác dưới không có bà Hiền gác trên không có thằng Hoàng, ông Đức ngửa cổ cười cười ha ha ha, nói chúng nó ôm vàng chuồn hết rồi, giỏi giỏi, hóa ra chúng nó là lũ siêu lừa.


Ông Bá rơi phịch xuống nền nhà, nói khốn nạn, cô Hiền chẳng qua là vợ hờ, bỏ anh cũng phải. Nhưng thằng Hoàng tham vàng bỏ bố nó thì tôi không sao hiểu nổi. Ông Đức lại ngửa cổ cười ha ha ha, nói bác trách gì nó, công lao ông bố tóm lại cũng chỉ một giọt tinh trùng. Ông Bá ngồi đực, nói bây giờ làm gì đây. Ông Đức nói hỏi khó thế, dân ăn bám lại đi hỏi nhau khó thế.


5. Ông Bá, ông Đức đoán trật. Khi hai ông vừa ra khỏi nhà, thằng Hoàng cũng bỏ đi ăn cắp, bà Hiền lập tức chạy đến nhà bà Tiên, nói em đã thuê thợ đào hố rồi, phải đào thật nhanh, không lão Bá về phải chia ba thì bỏ mẹ. Bà Tiên cười nhạt, nói của nhà tôi chia hai chia ba cái gì. Bà Hiền nói chị đừng có mà tham, em báo phường một phát là chị trơ mép đấy. Bà Tiên cười cái xoẹt, nói ừ thôi chị em mình đoàn kết vậy.
Họ gọi thợ đào cả hai nền hai ngách nhà bà Tiên, ngách trái tìm được hai cái vại, bà Hiền cười he he he, nói chị em mình chia hai cực dễ luôn. Bà Tiên nói ừ, chia hai. Một vại chia hai, còn vại kia phần riêng nhà chị, nhất trí chưa. Bà Hiền cười nhạt, nói để em lên hỏi phường xem phường có nhất trí không đã.
Bà Tiên tức, nói cha tiên nhân mày tham như chó, tao đã hy sinh cho nửa vại mà còn tham. Bà Hiền tức, nói á a bà nói ai tham như chó. Họ xông vào cấu xé nhau. Ông Quí thò đầu ra, nói cái gì cái gì, tại sao đánh nhau cãi nhau. Bà Tiên nói ông cứ yên tâm quyết sinh đi, chúng tôi đang quyết tử đây. Ông Quí chỉ hai cái vại đang nằm dưới hố, nói mìn à, Việt gian chôn mìn à. Bà Tiên nói ừ, ông Quí nói nguy hiểm quá, hèn gì các bà giành nhau quyết tử.


Ông Quí vừa chui vào tủ hai buồng, hai bà lại xông vào cấu xé nhau, rơi xuống hố, mỗi người chụp vội một vại lôi lên, hóa ra hai cái vại không. Con Thủy tấm tức khóc, nói tại hai người cãi nhau, trời ghét trời lấy đi rồi. Bà Tiên ngồi tiếc ngẩn ngơ, nói còn một nền nữa, nếu có vại nào chị em mình đừng cãi nhau nhé. Bà Hiền nói vâng, đào nền nhà bên, bất luận mấy vại em cũng xin chị một vại thôi.


Vừa lúc thợ đào phải cái chum to, cả nhà mừng rú. Bà Tiên giục con Thủy lấy cái vại, nói mày chuẩn bị đong cho cô Hiền một vại thật đầy nhé. Bà Hiền nói chị sai rồi, cái này là cái chum phải tính khác đi chứ. Bà Tiên tức, nói cha tiên nhân nhà mày lại tham như chó. Bà Hiền nói á a bà nói ai tham như chó. Họ lại xông vào cấu xé nhau, rơi xuống hố, giành nhau lôi cái chum lên, cái chum rỗng không.


Cái Thủy cười, nói xong om, trời lại lấy đi rồi, hết vàng hết bạc nhé. Bà Tiên mếu máo, nói Thủy ơi, mày gọi thằng thanh niên bán nhà cho nó đi con, năm chục cây cũng bán, ở đây toàn loại thối tha không sống được đâu. Con Thủy nói mẹ chẳng bán được còn bảo con, bà Tiên tru lên, nói mày không biết xòe bướm ra mà thách giá với nó à.


Con Thủy đi được vài phút thì cán bộ phường đến, lôi cổ bà Tiên bà Hiền lên ủy ban phường, nói hai chị vừa đào được cái gì khai ra, hai bà nói không có gì. Cán bộ phường nói tại sao lại không có gì, hai bà nói tại vì không có gì. Cán bộ phường nói tại sao không có gì mà đào, hai bà nói tại vì đào rồi mới biết không có gì. Cán bộ phường bảo hai bà viết tường trình. Hai bà hí húi viết bá cáo phường lúc đầu chúng em nghĩ là không có gì nhưng rồi lại nghĩ chả nhẽ không có gì, chúng em đào nền thứ nhất không có gì, đào nền thứ hai không có gì, phường đến hỏi có gì không, chúng em nói không có gì, phường nói tại sao không có gì, chúng em nói tại vì không có gì, phường nói tại sao biết không có gì vẫn cứ đào, chúng em nói tại vì đào rồi mới biết không có gì.


Cán bộ phường cầm bản tường trình trợn mắt đập bàn, nói các chị đùa với chúng tôi đấy à, tại sao toàn không có gì thế này. Hai bà sợ hãi, nói bá cáo phường chúng em thấy không có gì thì nói không có gì, tại sao phường lại mắng chúng em là không có gì. Cán bộ phường lắc đầu ngao ngán, nói đ. mẹ không có gì thật.


Trong khi đó con Thủy tìm đến khách sạn gặp thằng thanh niên, nói anh ơi bố mẹ em nhất trí bán nhà cho anh rồi. Thằng thanh niên nói xin lỗi anh không mua nữa, con Thủy hỏi tại sao, thằng thanh niên nói tại vì quy hoạch thay đổi, người ta không làm đường chạy qua trước nhà em nữa, anh vừa được thông báo xong. Con Thủy nói sao buồn cười thế, thằng thanh niên cười hi hi, nói quy hoạch không buồn cười thì cái gì buồn cười.


Con Thủy về nhà cũng vừa lúc bà Hiền bà Tiên từ phường trở về, họ thấy ông Quí bị vùi dưới hố sâu, lôi lên sờ thấy còn nóng, cả ba hối hả đưa ông đi bệnh viện. Đến viện tự nhiên ông Quí tỉnh như sáo, nói tôi thấy mìn, mười thỏi mìn cả thảy, nguy hiểm quá. Con Thủy khóc, nói bố ơi ngõ mình không có gì, ai đi gài mìn hả bố. Ông Quí trợn mắt chỉ tay, nói chủ quan chủ quan, chúng nó đặt mìn phá hoại không có gì đấy, nói xong thì tắt thở.


Xong đám tang, bà Tiên hỏi con Thủy, nói bố mày nói thế là ý gì nhỉ, tại sao lại mười thỏi mìn. Con Thủy nói con cũng nghi nghi, bà Tiên nói tao cũng nghi nghi. Con Thủy nói khi mẹ con mình đi vắng, bố sợ mới chui xuống hố đào hầm bí mật. Bà Tiên nói đúng rồi, bố đào được mười thỏi vàng nhưng tưởng đó là mìn. Con Thủy nói đúng rồi, lúc đó thằng Hoàng về, nó lừa bố, nói để nó ôm mìn đi quyết tử. Bà Tiên nói đúng rồi, bố mày càng sợ càng đào sâu hơn, hập sập… bố mày chết. Con Thủy nói đúng rồi, sau đó chú Đức bác Bá về thì mọi chuyện đã xong.


Bà Tiên òa khóc nức nở, nói ôi anh ơi là anh ơi… anh làm mất mười thỏi vàng rồi. Con Thủy cũng òa khóc nức nở, nói ôi bố ơi là bố ơi, một thỏi là một trăm cây, bố làm mất nghìn cây vàng rồi. Thằng Hoàng đi ăn cắp về, ngang qua nghe được bèn nhảy vào, nói thôi hai mẹ con đừng khóc nữa, muốn có lại nghìn cây cũng dễ thôi, có cách hay lắm. Bà Tiên nói cách gì. Thằng Hoàng nói cô lấy bố cháu cô có năm trăm cây, em Thủy lấy cháu em Thủy có năm trăm cây, nhất trí chưa. Hai mẹ con cười toe toét, nói nhất trí nhất trí.


Ngày hôm sau bà Tiên lên ở với ông Bá, thằng Hoàng xuống ở với con Thủy. Ở được một tháng, con Thủy hỏi thằng Hoàng, nói năm trăm cây đâu đưa em cất. Thằng Hoàng búng chim nó phát, nói cái này trị giá năm trăm cây, bảo đảm em sung sướng cả đời. Bà Tiên hỏi ông Bá, nói năm trăm cây đâu đưa đây tôi giữ, ông Bá cười khì khì, nói đ. mẹ có đéo đâu. Bà Tiên con Thủy nhảy chồm chồm tru tréo, nói hóa ra không có gì à. Ông Bá thằng Hoàng cười khì khì, nói không có gì thì vẫn không có gì chứ sao.

Thứ Sáu, 27 tháng 8, 2010

Hứa suông và tính nhẩm đoán mò

Bây giờ chẳng ai lạ gì những lời hứa suông vẫn được các vị quan chức đầu ngành, những người có trách nhiệm cao nhất trong các lĩnh vực văn hoá kinh tế xã hội nước nhà vẫn dùng như một thứ võ để xoa dịu dư luận. Năm 2010 đã được quá nửa, nếu có một thống kê mà các vị quan đầu ngành  đã hứa đến năm 2010 họ sẽ làm được những gì, người ta sẽ giật mình thấy hầu hết là những lời hứa suông.


            Năm 2007 Bộ trưởng Bộ y tế đưa ra lời hứa hẹn là trong vòng ba năm ông sẽ chấm dứt tình trạng hai, ba bệnh nhân phải nằm chung một giường, cũng là chấm dứt tình trạng bệnh viện quá tải. Đến nay đã gấp đôi thời hạn 2, 3 năm tình trạng quá tải các bệnh viện vẫn y nguyên, thậm chí còn trầm trọng hơn.


            Cách đây bốn năm, vào ngày 17-11-2006, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT  đã nói  “Bộ sẽ trình Chính phủ đề án cải cách tiền lương nhà giáo để đến năm 2010, nhà giáo có thể sống được bằng đồng lương của mình.”  Bây giờ thử hỏi các giáo viên ai sống được bằng băng lương của mình dơ tay lên, chắc chắn Bộ trưởng sẽ không thấy một cánh tay nào.


            Đừng nói đâu xa, cuối tháng 5 vừa rồi Bộ trưởng Bộ Công thương nói với báo chí “từ ngày 20-6 tình hình điện sẽ được cải thiện”.Kế đến phó tổng giám đốc EVN cũng cam kết từ ngày 15 đến 20-6 điện sẽ bớt căng thẳng. Kết quả tháng 6 vừa rồi tình trạng điện trong cả nước xảy ra căng thẳng nhất trong vòng 10 năm qua .


            Tất nhiên không dễ gì thực hiện được lời hứa. Nói như một bộ trưởng: “ Ai cũng muốn làm được việc mình đã nói, chứ không phải thích gì nói nấy, nói rồi cứ để đó. Nếu được toàn quyền, Bộ trưởng không tiếc... hứa. Nhưng công việc còn bị chi phối bởi các yếu tố khác.” Dân chúng hiểu rất rõ điều đó, rất thông cảm điều đó nhưng câu hỏi đặt ra là đã biết không làm được tại sao hứa, lại còn hứa chắc như đinh đóng cột?


            Thực ra những chuyện quốc gia đại sự ít ai dám nói phét, chẳng qua lối tư duy áng chừng, qua loa đại khái đã biến những lời hứa thật lòng thành những lời hứa suông. Khi nghe Bộ trưởng Bộ công thương hứa đến 20/6 tình hình điện sẽ được cải thiện, cứ tưởng ông đã có kế hoạch hành động gì thật hay, té ra ông đoán chừng đến tháng 6 sẽ có lũ sớm cấp nước cho các hồ thủy điện Hòa Bình, Tuyên Quang, Thác Bà. Nhưng trời đã không chiều ông, hạn hán kéo dài làm cho sự tính nhẩm của ông trật lấc.


 Khi Bộ trưởng Bộ y tế hứa 2,3 năm nữa tình trạng bệnh nhân năm chung giường sẽ chấm dứt, cứ tưởng ông đã có đường đi nước bước thế nào, té ra ông chỉ thị mua thêm giường và xây thêm bệnh viện. Mua thêm giường không có chỗ đặt giường thì giường cũng chỉ để xếp kho. Nói xây thêm bệnh viện nhưng xây bao nhiêu cái, xây ở đâu, xây cho bệnh gì rõ ràng ông đã không tính đến.  Xây  bệnh viện để chữa bệnh này thì phát sinh bệnh khác.  Nghe nói bệnh viện ung thư quá tải thì ông xây bệnh viện ung thư. Một trận viêm phổi cấp trẻ em vừa rồi khiến các bệnh viện nhi quá tải nặng nề, ông không biết ăn nói làm sao với dân chúng.  Đấy là không nói 2, 3 năm sau số bệnh nhân đã tăng lên bội phần, điều này đã không có trong phép tính nhẩm của ông.


Khi hứa các giáo viên sẽ sống được bằng lương của mình, Bộ trưởng Bộ GD- ĐT cũng tính nhẩm nếu tăng gấp đôi lương giáo viên là xong. Chăng ngờ lương tăng 2, 1 lần thì giá cả tăng 5, 6 lần, thậm chí đến 9, 10 lần. Giá vàng năm ông hứa ( 2006) là 1, 1 triệu/ chỉ, bây giờ đã gần 2,9 triệu/ chỉ rồi. Lời hứa của ông thành lời nói suông cũng vì thế. Không chỉ có suông mà âm suông, nhìn giá cả trên thị trường thì biết đời sống giáo viên hiện nay cam go như thế nào.


Trong khi các vị quan chức đầu ngành khác lẩn tránh lời hứa bằng cách chỉ nói chung chung, đại loại qua chất vấn của đại biểu QH, qua ý kiến của cử tri, chúng tôi xin tiếp thu và tới đây sẽ phối hợp với bộ A, bộ B… để tìm cách khắc phục… thì các vị đã dám hứa mạnh mẽ rõ ràng cụ thể, thật đáng khen. Nhưng nếu dựa trên sự tính nhẩm với lối tư duy qua loa đại khái thì trước sau lời hứa của quí vị cũng chỉ là những lời hứa suông.


Tham nhũng làm mục ruỗng đất nước còn bệnh qua loa đại kháí, tính nhẩm đoán mò sẽ làm cho đất nước không ngóc đầu lên được, đừng nói là hoá rồng, buồn thay.


 

Thứ Tư, 25 tháng 8, 2010

Chuyện củ khoai khổng lồ

Mấy hôm nay đi đâu cũng nghe nói chuyện Ngô Bảo Châu, dân tình nô nức bàn tán, không ai không mừng vui. Mừng là đương nhiên, mấy trăm năm mới có một tài năng tóan học được như Ngô Bảo Châu còn mừng hơn bắt được vàng. không mừng mới là chuyện lạ. Lại nghe tin Nhà nước quyết định đầu tư sáu bảy trăm tỉ để nâng cấp ngành toán, đặng đến năm 2020 toán học nước ta xếp thứ 40 thế giới. Tự nhiên nhớ chuyện củ khoai khổng lồ ở quê mình cách đây gần năm chục năm.


Đó là năm 1965- 1966 chi đó, Thị trấn Ba Đồn quê mình bị bom Mỹ san phẳng, có thể nói là phẳng lì, không có một bức tường nào nhô lên khỏi mặt đất. Mọi người kéo nhau chạy ra bãi cát phía sau Thị trấn trú ngụ ở đó. Nhà mình ở gần nhà ông cu Khoai. Ông tên gì lâu quá rồi không nhớ nữa, chỉ biết con trai ông tên là Khoai nên mọi người gọi ông là ông cu Khoai.


Anh Khoai là con một nhưng nhất quyết xung phong đi bộ đội, viết đơn bằng mực không được đi anh viết đơn bằng máu. Ông cu Khoai sợ lắm, chắp tay lạy anh Khoai, nói con ơi bọ lạy con, khoai không đọ được với súng đạn mô con. Anh Khoai không nghe, vẫn một hai nằng nặc xin đi bộ đội cho bằng được. Hồi đó thanh niên náo nức đi bộ đội lắm. Anh Thắng mình có giấy gọi đi học nước ngoài nhưng anh giấu ba mình, năn nỉ ba mình lên huyện đội xin nhập ngũ. Kể vậy để biết thời chiến người lính là mẫu người hùng, hấp dẫn thanh niên kinh khủng.


Ngày anh Khoai có giấy gọi nhập ngũ, ông cu Khoai mổ con heo ba chục cân  mời  cả xóm. Bữa đó ông không ăn miếng nào, cứ chạy đi chạy lại hết mời người này sang mời người khác chứ không ăn. Lúc lúc ông chạy ra sau hồi khóc oà một tiếng, nói con ơi, rồi quệt nước mắt lật đật chạy vào nhà chào mời bà con. Hôm tiễn anh Khoai lên đường, ông cu Khoai được mời lên phát biểu, ông nói thưa bà con, thằng Khoai nhà tui lên đường cứu nước, gia đình tui vô cùng vinh dự. Vừa nói đến tiếng vinh ông cu Khoai lăn đùng ra ngất xỉu.


Anh Khoai đi rồi, ông cu Khoai ôm về một ôm dây khoai giống, châm kín cả hai mái hầm trú ẩn. Mọi người vẫn trồng khoai lên hầm vừa để giữ cát vừa để nguỵ trang. Nhưng ông Khoai khác, ông coi khoai là con ông, ông trồng lên để biết số phận của con ông như thế nào. Châm xong ôm dây khoai, ông thắp hương đứng trước hầm vái ba vái, nói xin ông bà phù hộ độ trì cho con tui tai qua nạn khỏi, làm gì trúng nấy, đánh mô thắng đó. Rồi ông hét lên bơ Khoai, chân cứng đá mềm nghe con.


Mình học lớp hai ngày nào cũng sang nhà ông cu Khoai chơi. Ông suốt ngày tha thẩn trên hầm xem xét dây khoai, thấy vài lá vàng ông nói thằng Khoai bị cảm rồi, gặp dây khoai héo ông nói chết cha, thằng con tui sốt rét. Mình đừng nhăn răng cười, nghĩ bụng ông thương con quá hoá cuồng chứ anh Khoai chẳng liên quan gì đến đám dây khoai ông trồng trên hầm cả. Té ra không.


Một hôm mình thấy ông cu Khoai lúi húi trên hầm, vẻ săm soi, mặt mày nghiêm trọng. Mình hỏi chi rứa ông, ông vẫy vẫy tay, nói lên đây lên đây. Mình chạy lên hầm, ông bới cát cho mình xem một củ khoai to bằng nắm đấm. Mình nói rứa là răng ông.  Ông cười hỉ hả, nói rứa là anh Khoai mi lên chức rồi, tiểu đội trưởng. Mình há mồm ngạc nhiên, nói rứa a ông. ông nói ừ, bí mật nghe con, tuyệt đối không được nói với ai hết.


Rất lạ cả hầm khoai của ông chỉ độc một củ khoai, nó lớn cực nhanh. Vài tuần sau nó đã to bằng bắp chân, ông cu Khoai rung đùi nói thằng Khoai vượt cấp lên đại đội trưởng rồi. Tháng sau củ khoai to bằng quả dưa hấu, ông cu Khoai rỉ tai mình nói trung đoàn trưởng nghe con. Mình chả tin anh Khoai lên chức lên quyền nhưng quá ngạc nhiên thấy củ khoai lớn như thổi. Chỉ tháng sau nó trồi lên cát, nằm chềnh ềnh to như con lợn con.


Khi đó ai ai cũng biết, đạp nhau đến xem đông nghìn nghịt. ông cu Khoai sợ lắm, không cho ai xem, lấy cây rấp lại, đứng canh như canh báu vật. Ông sợ có kẻ tham ăn cắp củ khoai nhưng chủ yếu ông sợ người ta quở nhiều quá anh Khoai sinh đau ốm. Cho đến một ngày dây khoai đứt, củ Khoai cứ thế lăn từ hầm vào nhà ông. Ông ôm củ Khoai giấu biến, chỉ thỉnh thoảng lôi ra cho mình xem. Ông đo củ khoai, đường kính đầu lớn 37cm, đầu bé 20 cm, dài 46 cm, cân đúng 6 cân. Kinh khủng. Khoai này không hàng đầu cũng hàng 40 thế giới, hi hi.


Đêm đêm ông ôm củ khoai vuốt ve, nói thằng con tui giỏi hè, mới đi bộ đội đã lên sư đoàn trưởng, cả tổng cả huyện không có ai như con mô. Nhất con đó. Cứ tưởng ông cu Khoai nói chơi té ra thật. Năm 1975 một chiếc xe con đỗ xịch trước nhà ông cu Khoai, một anh thiếu tá bước ra, đó là anh Khoai. Khi đó anh mới nhậm chức trung đoàn trưởng, phải bảy năm sau anh mới lên đại tá sư trưởng, nhưng như thế cũng đã kinh lắm rồi. Mình không thể ngờ những lời mộng mị của ông cu Khóai lại đúng đến như vậy.


Anh Khoai cưới chị Cúc đẹp nhất xóm Long Hoà, vợ chồng con cái đề huề, của ăn của để dư dả, ông cu Khoai sướng ngây ngất. Chuyện anh Khoai đến đó là xong. Số phận củ khoai còn vui hơn. Chuyện này mình hồi đó còn nhỏ không biết, chỉ nghe kể lại.


Ông cu Khoai không giấu được củ khoai, một đồn mười, mười đồn trăm, tiếng đồn lan ra khắp huyện. Người ta đồn củ khoai to bằng cái thùng phuy, Liên xô đòi mua cả triệu rúp nhưng ông cu Khoai không bán vì củ khoai là con ông, bán đi hoá ra ông bán con ông à. Kì thực củ khoai đã được đưa lên phòng nông nghiệp huyện nghiên cứu, rồi đi triễn lãm hết cuộc này sang cuộc khác, nghe nói còn đem lên tỉnh lên trung ương triển lãm nữa. Ông cu Khoai được đưa đi báo cáo thành tích, ông chẳng biết báo cáo gì thì đã có người viết sẵn cho ông, cứ thế mà đọc. Thời này báo cáo chỉ toàn sáo ngữ, dưới sự chỉ đạo, trong không khí thi đua, phấn khởi tự hào… Nói đi nói  lại mỏi mồm, ông cu Khoai chán quá ôm củ Khoai đòi về. Người ta cho ông về nhưng củ khoai thì bị giữ lại.


Phong trào trồng khoai khổng lồ đựơc phát động, nhân giống từ củ khoai của ông cu Khoai. Người ta nói ông cu Khoai kỹ thuật còn non, nếu biết trồng cho có khoa học thì nhất định củ khoai sẽ to bằng cái bồ, chí ít cũng bằng thùng đựng nước. Dự án trồng khoai không lồ được duyệt, kinh phí không biết bao nhiêu chỉ nghe nói nhiều lắm. Rồi thì tìm đất nhân giống, rồi thì  tập huấn kĩ thuật trồng khoai, rồi thì phát động thi đua ầm ầm ào ào, vui hơn tết.


Chỉ riêng phân chuồng để trồng khoai khổng lồ cũng phải chuẩn bị rất chu đáo. Người ta huy động hơn một trăm trâu bò khoẻ mạnh nhằm lấy phân tốt, lập thành một trại gọi là trại phân chuồng chất lượng cao. Bao nhiêu bác sĩ thú y về ăn nằm tại chỗ chăm sóc cái trại này. Phân của đám trâu bò cũng được nghiên cứu kĩ lưỡng, phân nhão bị loại ngay lập tức. Con trâu bò nào vừa cho ra phân nhão liền được cho ra ở riêng, điều trị kịp thời.


 Hơn trăm kĩ sư, trung cấp, sơ cấp kỹ thuật canh nông được điều về để trồng trọt, chăm sóc hơn một mẫu đất trồng khoai khổng lồ. Báo cáo hàng ngày hàng tuần hàng tháng được gửi lên huyện nghiêm ngắn vô cùng. Tất nhiên là báo cáo bịa, cái thời nó thế, cứ báo cáo thật thì chẳng ai tin. Thỉnh thoảng có những đoàn xe con từ trên về, mấy ông to chắp tay sau đít đi đi lại lại, ngắm ngắm nghía nghía, gật gật gù gù… ra chiều đắc ý lắm.


Đến ngày thu hoạch người ta chuẩn bị băng rôn khẩu hiệu cờ quạt, làm cả sân khấu to đùng sát vườn khoai. Dân chúng náo nức lắm, đoàn đoàn lũ lũ đến xem. Đến nơi thấy vắng hoe, cờ quạt cũng đã thu gom đâu cả, sân khấu chỏng chơ mấy cái cột gỗ. Có người nói hoãn mét tinh chào mừng khoai khổng lồ rồi. Hỏi sao thì người ta bảo đêm trước có người ra bới thử, toàn khoai đụt, chán, người ta bỏ về hết cả. Mọi người tranh nhau ra bới, đúng là toàn khoai đụt.


 Hi hi chẳng biết chuyện này hư thực đến đâu, chỉ thấy buồn cười.


 

Chủ Nhật, 22 tháng 8, 2010

Chuyện đời lắm nẻo

Kí sự vỉa hè




Minh hoạ Đỗ Đức

Ngày trước còn đi làm mình rất thích ăn sáng tiết canh lòng lợn ở vỉa hè đầu phố gì quên mất tên, gần phố Nguyễn Du. Ăn lâu ngày quen, cứ thấy mình ra là bà chủ cắt hai miếng tiết to, một khúc dồi, một vốc lòng non, bữa nào cũng giống bữa nào. Khách ăn sáng quanh đi quẩn lại cũng vài chục anh, tuyệt nhiên không có đàn bà, lâu ngày rồi cũng quen mặt cả. Chẳng biết tên nhau nhưng gặp nhau là gật đầu cái, cười cái, một anh một bàn nhỏ một cái đòn một bát tiết một đĩa lòng một cút nhỏ rượu, vừa ăn vừa nói chuyện râm ran, chuyện gì cũng dễ dàng nhất trí, chưa khi nào cãi nhau.


Ngườì này nói tiên sư thằng Liverpoll đá ngu thế. Lập tức ngườì kia hùa theo, nói đúng rồi, đá ngu như bò. Người nọ nói đúng đúng, cái thằng Owen đá như bòi, tôi mất năm xập vì cái thằng đó, tức thế....cứ thế là râm ran.


Người này nói tối qua xem ti vi, sư bố cái thằng thứ trưởng nó nói thối inh, ngu thế. Lập tức người kia lên tiếng ngay, tối qua tôi cũng xem, mẹ cái thằng nhà quê. Người nọ nói ôi giời tôi lạ gì thẳng đó, nó trước kia làm ở sở..cứ thế là ồn ào. Toàn nhất trí không, hay cực.


Có hai ngươì đàn ông chưa bao giờ ăn sáng nhưng luôn có mặt, cả hai đều mù, chừng bốn năm mươi tuổi. Ngườì thứ nhất gọi là ông sáo mũi, ông thổi sáo mũi ăn xin, chuyên ngồi gốc cây thổi hết bài này sang bài khác. Thoạt nhìn cứ tưởng ông ngồi thổi sáo vi vu chơi vui, không quan tâm đến ai, nhưng hễ có người vào quán là ông rời gốc cây đi đến, rê cái sáo ngoáy hai vòng trước mặt khách rất điệu, người cho một ngàn, kẻ cho hai ngàn, xong ông lại về ngồi gốc cây. Không hiểu sao ông biết ngay người mới đến, đi tới đúng chỗ người đó không hề mò mẫm, cứ y như người sáng.


Đụng khi mọi người ồn ào, tranh nhau nhất trí thì ông nhảy ra, rê cái sáo ngoáy hai vòng trước mặt mỗi người. Đang phấn khích chẳng ai tiếc một hai nghìn. Tính ra mỗi buổi sáng ông thu được năm bảy chục nghìn chứ không ít.


Người thứ hai gọi là ông biết rồi. Khác với ông sáo mũi, ông này đi đứng loạng quạng, cái gậy cầm trong tay cứ chấm hai ba chấm bước một bước. Hễ ông bước lệch sang chỗ nào đó, có người nói đi lối này ông ơi, ông át đi, nói biết rồi, cầm gậy chấm một hai ba chấm bước một bước. Lại đi lệch, người khác nhắc đi sang bên này ông ơi, ông lại át đi, nói biết rồi, giọng như tự ái.


Mình rỉ tai anh ngồi cạnh, nói hai ông này ở đâu mà sáng nào cũng ra đây. Anh ngồi cạnh nói trên gác, họ là anh em. Ngó lại thì thấy họ giống nhau như lột. Mình gật gù, nói hay hay, cũng là mù, người này không thấy gì, người kia như sáng. Anh ngồi cạnh cười sật sật, nói ông sáo mũi là ông mù, ông biết rồi là ông đui. Ông đui là anh, ông mù là em. Mình chả hiểu sao, chỉ nhăn răng cười.


Ông biết rồi không ăn gì, chỉ đứng hóng chuyện. Hễ ai nói, ông liền nghếch tai về người đó. Bất kì chuyện gì, người ta chưa dứt lời ông đã khua cái gậy cái, nói đúng rồi, tôi đã bảo rồi chứ.


Một người nói mẹ, thằng trọng tài ngu, việt vị đâu mà việt vị. Ông khua cái gậy, nói ừ đúng rồi, tôi đã bảo rồi chứ. Người này nói tôi thấy rõ ràng không việt vị, ông khua cái gậy, nói ừ đúng rồi, rõ ràng.... tôi đã bảo rồi chứ. Một người nói cái thằng thứ trưởng, nó nói lấy dân làm gốc cứ leo lẻo, bố mẹ thì đối xử không ra cái gì, tôi ở gần nhà nó tôi biết. Ông khua cái gậy, nói đúng rồi, tôi đã bảo rồi chứ, có ra cái gì đâu. Người này nói mẹ, tôi thấy rõ ràng nó vừa đứng đái vừa mắng bố nó. Ông lại khua cái gậy , nói ừ đúng rồi, rõ ràng... tôi đã bảo rồi chứ.


Mình rỉ tai anh ngồi cạnh, nói ông em thì đi kiếm tiền còn ông anh suốt ngày đứng hóng chuyện, hay nhỉ. Anh ngồi cạnh cười sật sật, nói thì thằng đui chỉ đạo thằng mù chứ sao. Mình cười khịt khịt. Anh ngồi cạnh rỉ tai mình, nói họ có vợ chung đấy. Mình ngạc nhiên vô cùng.


Dần dà mới biết họ bị mù bẩm sinh, bố mẹ nuôi họ đến tuổi trưởng thành thì chết, hai anh em sống với nhau. Ông biết rồi đi đứng loạng quạng, tính lại lười, vỗ vai ông sáo mũi, nói tao trông nhà quét nhà dọn nhà chùi nhà bảo vệ nhà cửa, mày chỉ mỗi việc thổi sáo kiếm tiền thôi, quán triệt chưa. Ông sáo mũi gật gật, nói quán triệt.


Từ đó ông sáo mũi đi thổi sáo ăn xin, cũng chẳng đi đâu xa, chỉ quanh quẩn cái vỉa hè này thôi, thế mà cũng kiếm đủ ăn, còn mua được cái đài nghe tường thuật bóng đá.


Hễ có trận bóng đá là hai anh em hò hét như vỡ chợ. Ông sáo mũi nói rồi lên rồi, ông biết rồi nói ai lên ai lên, ông sáo mũi nói Hồng Sơn lên rồi, Hồng Sơn chuyền cho Đặng phương Nam. Ông biết rồi hét Sơn ơi Sơn, đừng chuyền cho Đặng Phương Nam em ơi, nó đá ra ngoài đấy. Ông sáo mũi nói bỏ mẹ, mất bóng rồi, thằng Kiatisac có bóng rồi, bỏ mẹ rồi. Ông biết rồi hét vang, nói Đức Thắng đâu Đức Thắng đâu, chặn nó lại em ơi, đạp phát dập mẹ xương bánh chè nó đi cho anh. Ông sáo mũi cũng gào lên, nói búng phát văng dái thằng Kiatisac cho anh, Đức Thắng ơi!


Tóm lại Thái Lan vẫn thắng. Ông biết rồi cầm gậy đập phát vỡ tan cái ấm, nói mẹ, lại thua bố nó rồi. .Ông sáo mũi đá vèo cái ghế, nói sư bố nó chứ, toàn thua thôi, đá gì mà ngu thế. Ông biết rồi lại cầm cái gậy đập phát móp luôn cái soong, nói đuổi mẹ thằng Riedl cho tao, ông sáo mũi lại đá vèo cái ghế, hét đuổi bố thằng Riedl đi.


Nhiều khi người qua đường cứ tưởng hai anh em đang đánh nhau, không, họ chẳng bao giờ đánh nhau, cãi nhau, cho tới một hôm...


Đó là đêm mất điện, trời nóng quá, ông biết rồi lò dò xuống vỉa hè, đứng tựa gốc cây hóng gió. Bỗng có tiếng đàn bà, nói anh ơi lại đây. Ông  nghếch tai lên,nói biết rồi, cầm cái gậy khua khua dò xem người đàn bà đứng ở đâu. Người đàn bà là cô điếm già, cầm cái gậy kéo ông lại, nói em đây lày anh. Ông nói biết rồi, luờ quờ mò tới. Cô điếm già cầm tay ông đặt lên ngực, nói em có cái lày. Ông nói biết rồi, bóp xoa bóp xoa, cười hi hí, nói hay nhể hay nhể. Cô điếm già cầm tay ông đặt vào háng, nói em có cái lày lữa. Ông nói biết rồi, bóp xoa bóp xoa, cười hi hí, nói hay nhể hay nhể.


Ông biết rồi ôm chặt cứng cô điếm già, nói anh làm phát được không. Cô điếm già đẩy ông ra, nói tiền đâu. Ông nói biết rồi, đéo có, rồi bỏ đi. Cô điếm già nói một hai chục ngàn cũng không có à. Ông nói biết rồi, đéo có. Ông cầm gậy cứ chấm một hai chấm bước một bước, túc tắc về nhà.


Cô điếm già chạy theo kéo áo ông , nói nếu anh nuôi được em thì em về ở với anh. Ông nói biết rồi, cô muốn làm vợ tôi à. Cô điếm già nói vâng. Ông cười cái hậc, nói o ke... vợ thì vợ. Ông dắt cô điếm già về nhà, vừa lúc có điện, cô điếm già nói bật đèn lên, ông nói đèn để làm gì, rồi ẩn cô điếm già xuống sàn, nói làm phát mau, không mất điện nóng chết. Ông sáo mũi tỉnh giấc, vùng dậy hỏi ai đấy. Ông biết rồi nói vợ tao. Ông sáo mũi ngơ ngác, nói vợ là sao? Ông biết rồi cười cái hậc, nói đ. mẹ thằng này hỏi khó thế.


2. Ông biết rồi kẹp cô điếm già suốt đêm. Ông sáo mũi không ngủ được, đi vô đi ra, ngồi ban công thổi sáo hết chục bài, lại ra vỉa hè thổi thêm chục bài nữa trời vẫn chưa sáng. Bực mình ông đá cái ghế, hét to, nói anh tôi theo bướm bỏ em rồi. Ông biết rồi nhả vú hất mặt lên, nói dưới gầm trời này ai không theo bướm, mày nói tao nghe.


Ông sáo mũi đứng giữa nhà khóc, khóc chán đứng thổi sáo, thổi sáo chán thì đá cái ghế cái, lại hét to anh tôi theo bướm bỏ em rồi. Ông biết rồi nhả bướm nhổm đít lên, nói thằng ngu, gì mà hét lên thế, vua còn đem đất đổi bướm, mình tao à.


Cô điếm già cười rích rích, bóp ông biết rồi cái, nói nhà mình không ngăn vách, cứ thông thống. Ông biết rồi vỗ cô điếm già cái bép, cười khé khe khe, nói nhà này toàn đui mù ngăn vách làm gì. Cô điếm già lại cười rích rích, bóp ông biết rồi cái, nói dưng mà ló cứ đi qua đi lại, xí hổ chết. Ông biết rồi vỗ cô điếm già cái bép, cười khé khe khe, nó sư bố cái này mà biết xấu hổ, bọn đui mù sáng mắt hết rồi.


Cô điếm già cười rích rích, nói mau ôi mau, ông biết rồi cười khé khe khe, nói hay nhể hay nhể.  Cô điếm già cười rích, nói mau mau ôi mau mau, ông biết rồi cười khé khe khe, nói hay nhể hay nhể. Ông sáo mũi đứng ban công thổi đau cả mũi trong nhà vẫn chưa xong, ông rút sáo thở hồng hộc, nói nhà này loạn rồi. Ông biết rồi đi ra ban công, nói mày không ngủ, còn đứng đó nói năng bậy bạ. Ông sáo mũi nói anh chị cứ bem bép thế bố ai mà ngủ được. Ông biết rồi nói biết rồi, ngày xưa bố mẹ bem bép mày không thắc mắc, tao mới bem bép chút xíu mày đã thắc mắc là sao.


Cô điếm già kéo ông biết rồi vào, nói quần chúng chuyên đề thắc mắc, anh quan tâm làm gì. Ông biết rồi cười khé khe khe, nói phải phải, nhà này anh tổ trưởng, em tổ phó, nó quần chúng. Cô điếm già túm tóc ông biết rối dúi mặt ông vào háng, cười rích rích, nói cái lày tổ trưởng chứ, ông biết rồi cười khé khe, nói biết rồi, phải phải.


Cô điếm già cười rích rích, nói mau ôi mau, ông biết rồi cười khé khe khe, nói hay nhể hay nhể. Cô điếm già cười rích rích, nói mau mau ôi mau mau, ông biết rồi cười khé khe khe, nói hay nhể hay nhể. Ông sáo mũi đá cái ghế, nói tôi ỉa vào ở nhà này nữa, tôi đi đây, rồi bỏ ra khỏi nhà.


Ông biết rồi nhả vú, hất mặt lên, nói mày đi đâu. Cô điếm già vít cổ ông biết rồi xuống, nói để chú ấy đi, chú ấy có tự do thì tụi mình mới tự do bem bép chứ, ông biết rồi cười khé khe khe, nói biết rồi, phải phải. Cô điếm già cười rích rích, hất lên, nói tự do lày, từ do lày, ối mau mau. Ông biết rồi cười khé khe khe, nói biết rồi biết rồi, tự do tự do, hay nhể hay nhể.


Được ba ngày tiền hết, gạo hết. Ông biết rồi vuốt vuốt cô điếm già, nói anh trông nhà quét nhà dọn nhà chùi nhà bảo vệ nhà cửa, em chỉ mỗi việc ra phố kiếm tiền thôi, quán triệt chưa. Cô điếm già nói lày, đừng có phát ngôn sai quan điểm, ông biết rồi nói biết rồi, nhưng sao. Cô điếm già nói đó là việc đàn bà, ai lại để đàn ông gánh vác. Ông biết rồi nói biết rồi, nhưng ai đi kiếm tiền đây. Cô điếm già nói đàn ông không kiếm được tiền, ai kiếm. Ông biết rồi nói biết rồi, nhưng anh quen chỉ đạo chú em kiếm tiền thôi, cô điếm già nói thế thì phải đi tìm chú ấy về.


Ông biết rồi vỗ cô điếm già cái bép, cười khé khe khe, nói biết rồi, em kiến nghị cực hay, em ra ngay phố kiếm chú ấy về. Cô điếm già nói phố lào, cả trăm ngàn phố, em biết phố lào ra phố lào. Ông biết rồi nói biết rồi, anh chỉ đề ra phương hướng thế thôi, phố nào thì em phải linh động sáng tạo chứ. Cô điếm già tức, kéo tai ông biết rồi, nói tôi có hai mồm, mồm lào cũng thông suốt cả mà lói không lổi ông, đi, cùng nhau ra phố. Họ đi ra phố, tìm một ngày ròng rã không thấy, đói, không tiền, họ đóng vai con gái dắt bố mù đi ăn xin.


Ông biết rồi vịn vai cô điếm già, hát những đồi hoa sim ôi những đồi hoa sim, tím chiều hoang biền biệt... mấy ngàn rồi. Cô điếm già hát một chiều hành quân được tin em gái mất, chiếc thuyền như vỡ đôi...hai ngàn. Ông biết rồi hát phút cuối không được nghe nhau nói... mẹ, kiếm tiền mà khó nhỉ. Cô điếm già hát không nhìn được một lần, dù một lần đơn sơ... lói ngu, tiền kiếm dễ tôi lấy ông à...


Họ tính choảng nhau, nhưng đói quá không choảng nhau được, ngồi tựa lưng nhau thở vào thở ra. Ông biết rồi nói may, nhờ đói kém mà vợ chồng mình đoàn kết, rồi ôm mặt khóc hu hu, nói phen này anh phải hy sinh nửa cái bướm cho chú em rồi. Vừa lúc họ nghe tiếng sáo ông sáo mũi, lập tức họ mò đến. Cô điếm già dập đầu, nói chú về với chúng tôi, từ nay chúng tôi chủ trương miếng ngon chia đôi, sách hay chung đọc. Ông biết rồi dập đầu, nói em về với anh, từ nay anh chị chủ trương không bem bép. Ông sáo mũi nói  có chắc không bem bép nữa không, cả hai dập đầu nói không không, kiên quyết không bem bép.


Họ làm cuộc rượu đoàn viên. Ông biết rồi tu cạn cốc, vỗ vai ông sáo mũi, nói từ nay anh hy sinh chân tổ trưởng cho chú mày, ông sáo mũi nói thèm vào. Cô điếm già nói để tôi nhường chân tổ phó cho chú, ông sáo mũi nói thèm vào. Cô điếm già cầm tay ông biết rồi vỗ háng cái bép, nói cái này tổ trưởng, quán triệt không. Ông biết rồi nói biết rồi, đành quán triệt chứ sao. Cô điếm già cầm tay ông sáo mũi vỗ háng cái bép, nói cái này tổ trưởng, quán triệt không. Ông sáo mũi nói thế có loạn luân không. Ông biết rồi nói biết rồi, loạn nước còn chả lo, loạn luân là cái đinh. Ông sáo mũi gật đầu lia lịa, nói thế thì o ke o ke, quán triệt quán triệt


3. Quán tiết canh lòng lợn hôm đó bỗng vắng cả ông sáo mũi lẫn ông biết rồi. Mình vỗ nhẹ vai ông ngồi cạnh, nói này, hai ông mù đâu không thấy. Ông này nói biết được, có khi tranh nhau make love suốt đêm, giờ chưa dậy. Anh thanh niên bàn bên nói đâu có, họ phân công lao động rất rành mạch, không có chuyện tranh gianh nhau đâu. Mình hỏi phân công sao, anh thanh niên nói vợ ngày là của ông biết rồi, vợ đêm là của ông sáo mũi. Thế là cả hội khách tiết canh lòng lợn bỗng tranh nhau nói, bàn tán râm ran.


Người nói make love mà lao động à, người nói chứ sao, bằng bố lao động ấy chứ, mọi người cười ha ha ha, nói chưa có lao động nào lại tranh nhau quyền được lao động như Make love. Người nói ông sáo mũi ban ngày lo đi làm, đêm được hưởng phúc, phân công lao động thế là hợp lý quá. Người nói ngộ nhỡ ông sáo mũi nhảy về nhà làm phát thì sao nhỉ, người nói ừ nhẩy, nhỡ ông biết rồi nửa đêm mò sang làm choác thì sao nhẩy. Mọi người cười ha ha ha, nói đúng rồi đúng rồi, cha chung thì không ai khóc chứ vợ chung thì như Mỹ với I Răc tranh nhau cái mỏ dầu. Mọi người cười ha ha ha, nói đúng rồi đúng rồi, cái mỏ dầu ấy ghê nhẩy, khoan mãi không hết dầu.


Mọi người cười ha ha ha, nói đếch phải đếch phải, có khi khô mẹ nó dầu rồi, chúng nó mù không biết cứ tranh nhau khoan. Mọi người cười ha ha ha, nói đúng rồi đúng rồi, đàn bà mà khô dầu mỡ coi như vứt vào thùng rác lịch sử, chỉ có bọn đui mù mới đủ can đảm moi ra xào lại thôi. Một người nói xào khô à. Mọi người cười ha ha ha, nói xào khô xào khô, mốt bây giờ là xào khô.


Một ông mặc đồ bộ kẻ ca rô trông béo tốt, cái kính trắng đeo trễ trông trí thức, dây chuyên vàng đeo cổ có một hạt ngọc trông giàu có, từ đầu chí cuối cắm cúi ăn, bây giờ mới thông thả ngẩng lên lấy giẩy ăn chùi một vòng quanh mép, lại thong thả lấy giấy ăn khác chùi một vòng nữa quanh mép, hắng giọng cái, nói mấy ông hết chuyện rồi sao, đang ăn uống cứ phun hết tục tĩu. Nói xong thì chống gối đứng dậy, phủi đít quần mấy phủi, thong thả bỏ đi.


Một người định cãi lại. Một người ngăn lại, nói mấy đứa nói đúng nên tránh xa, cãi nhau với chúng nó mình thua. Một người nói mẹ, đến cơ quan toàn nghe nói đúng, về nhà vợ còn không tha, nói đúng suốt buổi, đi ăn sáng lại gặp thằng nói đúng, điên thế.


Một người nói thằng cha nào mà oách thế. Một người nói thằng này ở phố Hàm Long, nghe nói làm giám đốc giám đeo gì a, một người nói đâu có, giáo sư đấy. Một người nói không phải, chuyên viên trên bộ đó. Một người nói không có đâu, thằng đó buôn heo thôi, mấy năm nay bỏ nghề, suốt ngày đánh cờ tướng bên phố Bà Triệu. Một người nói buôn heo đâu mà buôn heo, nó làm đầu nậu sách, nợ đầm đìa, bỏ Hải Phòng lên đây trốn nợ. Một người nói a nhớ rồi, thằng này nhà phê bình.


Bỗng trên gác có tiếng hét cô điếm già, rồi soong nồi bát đĩa văng ra từ cửa sổ. Ông biết rồi hét đ, mẹ mày. Ông sáo mũi hét mẹ tôi cũng là mẹ anh. Cô điếm già hét ôi giời ơi, các anh phải đoàn kết thương yêu nhau chứ. Ông sáo mũi hét mẹ, anh chủ trương như cứt. Ông biết rồi hét sư bố mày thực hiện như đom. Cô điếm già hét không đánh nhau, không đánh nhau. Mọi ngườì lại bàn tán tán râm ran, nói rồi rồi Mỹ choảng IRăc rồi.


Một người nói biết ngay mà, ông sáo mũi mò về làm phát bị ông biết rồi bắt được. Một người nói đếch phải, đêm qua ông biết rồi lấn sân bị ông sáo mũi bắt được. Mọi người ha ha ha, nói ôi giời mỗi mỏ dầu thối mà anh em choảng nhau, huynh đệ tương tàn.


Dần dần mới biết trăm sự tại cái mỏ dầu thối ấy thật.


Ngày. Ông biết rồi ôm cô điếm già, nói anh choác được không. Cô điếm già hôn ông biết rồi cái chụt, nói trên cả tuyệt vời. Ông biết rồi cười khé khe khe, nói anh có hơn em không. Cô điếm già vuốt vuốt ông biết rồi, nói ôi giời, ông em của anh thì lói làm gì, chỉ tổ mất công tụt quần. Ông biết rồi cười khé khe khe...Cô điếm già rỉ tai ông biết rồi nói như vầy như vầy, ông biết rồi nói thế à thế à... mẹ, thẳng đểu.


Đêm. Ông sáo mũi ôm cô điếm già, nói anh được không, cô điếm già hôn ông sáo mũi đánh chụt, nói trên cả tuyệt vời. Ông sáo mũi cười hé he he, nói ông anh của anh thế nào. Cô điếm già vuốt vuốt ông sáo mũi, nói ông anh của anh thì lói làm gì, chỉ tổ mất công tụt quần. Ông sáo mũi cười hé he he...Cô điếm già rỉ tai ông sáo mũi nói như vầy như vầy, ông biết rồi nói thế à thế à...tiên sư thằng cha già ác thế.


Đang đêm ông sáo mũi tỉnh dậy, nghe bem bép, bèn mò cái ghế con giáng xuống đầu ông biết rồi, nói mẹ, anh đề ra chủ trương lại chơi lậu, ăn gian. Ông biết rồi ôm đầu máu, đạp phát trúng bụng ông sáo mũi, nói tại mày thực hiện như đom, tao phải đứng ra gánh vác. Ông sáo mũi nói lậu lậu gian gian, anh ăn gian trắng trợn. Ông biết rồi nói thằng đểu, viện cớ đánh anh mày, tao giết. Họ xông vào nhau đấm đấm đá


Cô điếm già lấy cây gậy gõ phát lên đâù ông sáo mũi nói thôi, không đánh nhau, lại gõ phát lên đầu ông biết rồi nói ôi giời ơi, các anh phải đoàn kết thương yêu nhau chứ.


Ông biết rồi nói đ.mẹ mày, rồi đạp một phát vào ông sáo mũi, trượt. Cô điếm già đạp bồi ngay vào bụng ông sáo mũi. Ông sáo mũi tức, vùng dậy nói mẹ tôi cũng là mẹ anh, rồi cầm ghế phang vào đầu ông biết rồi, trượt. Cô điếm già phang bồi cái ghế vào đầu ông biết rồi. Cô điếm già lấy gậy gõ phát lên đầu ông sáo mũi, nói em mà đánh anh ác thế, vỡ mẹ sọ chết thì sao, lại gõ phát lên đầu ông biết rồi, nói anh đi đạp đểu em thế, dập mẹ nó dái thì sao. Ông sáo mũi và ông biết rồi lại xông vào đấm đá, cô điếm già hét vang ối giời ơi, anh em phải đoàn kết thương yêu nhau chứ...Điếc tai nhức óc cả khu phố.


Mấy hôm liền sáng nào quán tiết canh lòng lợn cũng chuyên bàn chuyện ba vợ chồng ông mù. Người nói con điếm đểu, nó làm hai anh em đánh nhau để mưu lấy cái nhà. Người nói con kia sao gan to thế được, phải có kẻ xui nó mới dám làm thế.


Ông mặc đồ bộ kẻ ca rô từ đầu chí cuối cắm cúi ăn, bây giờ mới thông thả ngẩng lên lấy giấy ăn chùi một vòng quanh mép, lại thong thả lấy giấy ăn khác chùi một vòng nữa quanh mép, hắng giọng cái, nói mấy ông hết chuyện rồi sao, chuyện nhà người ta cứ xía vào. Nói xong thì chống gối đứng dậy, phủi đít quần mấy phủi, thong thả bỏ đi.


Một người nói mẹ, bọn nói đúng nhiều như ruồi, giết mãi không hết. Một người nói nói đúng không chắc đã lưu manh, nhưng lưu manh thì cầm chắc suốt ngày nói đúng. Người nói tổ sư cái thằng buôn lậu nói năng như cha bố. Người nói buôn lậu cái gì, nó là giáo sư đấy, vừa mất dạy. Người nói giáo sư đếch đâu, nó là nhà nghiên cứu củ c. gì đó, ăn cắp cái laptop của viện trưởng, bị đuổi cổ ra khỏi viện rồi. Người nói các ông nghe đâu đấy, nó là thằng chuyên viên của bộ, bộ trưởng trúc nó cũng trúc theo. Người nói đếch phải đếch phải, nó chỉ là thằng đầu nậu sách thôi.


Bỗng trên gác có tiếng hét cô điếm già, rồi soong nồi bát đĩa văng ra từ cửa sổ. Ông biết rồi hét, đ. mẹ mày thực hiện như đom. Ông sáo mũi hét tiên sư anh chủ trương như cứt. Cô điếm già hét ôi giời ơi, các anh phải đoàn kết thương yêu nhau chứ. Mọi người lại ồ lên, nói rồi rồi Mỹ lại choảng IRăc rồi...


4. Năm đó cơ quan mình làm ăn được, xếp cho đi Nha Trang, Đà Lạt, Sài Gòn ăn chơi nhảy múa gần ba tuần mới về. Mình tới quán tiết canh lòng lợn thì ông đồ bộ ca rô đã chùi mép xong, đứng dậy ra về. Mình đá đá chân người ngồi cạnh, hất hàm về phía ông đồ bộ ca rô, nói tình hình sao rồi. Anh  cười khì khì, nói ôi chà hay lắm hay lắm. Vừa lúc ông sáo mũi đi tới, rê cái sáo ngoáy hai vòng trước mặt mình. Mình đưa hai nghìn, ông không cảm ơn như mọi khi, bỗng rút cái sáo vung lên, nhảy nhảy, nói Tiền tài như phấn thổ, nghĩa trọng tợ thiên kim, con le le mấy thuở chết chìm, người bạc tình bạc nghĩa kiếm tìm làm chi... rồi chìa tay khua khua, nói hai nghìn hai nghìn... Mình trố mắt ngạc nhiên, người ngồi cạnh cười khì khì, nói ôi chà hay lắm hay lắm.

Ông biết rồi chống gậy loạng quạng đi ra, vung cái gậy, hét to đồng bào chú ý đồng bào chú ý... máy bay địch cách thành phố năm mươi ki lô mếch... rồi chìa tay khua khua, nói hai nghìn hai nghìn...


Mình đập đập tay người ngồi cạnh, nói điên à, anh cười khì khì, nói ừ điên điên, mình nói điên cả hai à. Anh lại cười khì khì, nói ừ điên cả hai, thế mới tài. Mình nói sao lại điên được, anh nói con điếm nó nhè đầu phang cho suốt ngày, không vỡ sọ là may...


Chị tiết canh lòng lợn chạy đến dúi cho hai ông mù mỗi ông mấy nghìn, nói thôi thôi các anh lên gác cho em nhờ, cứ văn nghệ văn gừng thế này chẳng ai dám vào hàng em. Ông sáo mũi nhăn răng cười, nhảy nhảy, vung cái sáo, hát Anh tỉ phận anh/ thà ở lều tranh như thầy Tăng, thầy Lộ/ chớ không ham mộ của Vương Khải, Thạch Sùng/ đạo người anh giữ vẹn, bần cùng sá bao.. Ông biết rồi chĩa cái gậy lên trời bắn tằng tằng tằng, nói đền nợ nước, trả thù nhà, các đồng chí nhằm thẳng quân thù mà bắn... tằng tằng tằng.


Cô điếm già vội vã chạy xuống, kéo tay hai ông mù, nói về mau về mau. Ông sáo mũi hôn cô điếm già cái chụt, hát Ước gì bướm được gần hoa. Ông biết rồi hôn cô điếm già cái chụt, hát Ước gì mình sánh với ta hỡi mình. Rồi họ múa may, vờn quanh cô điếm già. Ông sáo mũi nhún nhún, hát Ước gì tính sánh với tình. Ông biết rồi nhảy nhảy, hát Ước gì nhánh bích cành quỳnh thành đôi...


Mình rỉ tai người ngồi cạnh, nói họ hết đánh nhau rồi à, sao đoàn kết thế? anh cười khì khì, nói ừ, tỉnh táo thì đánh nhau như chó mèo,  chờ đến nổi điên mới đoàn kết thương yêu nhau, hay thế!


Ông sáo mũi lại hôn cô điếm già cái chụt, hát Ước gì lan huệ đâm chồi. Ông biết rồi hôn cô điếm già cái chụt, hat Ước gì quân tử sánh người thuyền quyên. Chị tiết canh lòng lợn chạy tới chắp tay vái hai ông mù, nói em lạy hai bác, dẹp văn nghệ văn gừng đi, thối hết lòng lợn của em rồi.


Ông đồ bộ ca rô thủng thẳng đi tới, đứng trước hai ông mù, bóp miệng huýt còi, nói các thủ trưởng, hai ông mù lập tức rập chân ưỡn ngực, nói có. Ông đồ bộ ca rô nói theo tôi về sở chỉ huy, hai ông mù nói rõ. Hai ông mù vịn vai cô điếm già và ông đồ bộ ca rô rập chân đi đều, vửa đi vừa hát Vừng đông đã hừng sáng, núi non xanh ngàn trùng xa...


Mọi người cười ha ha, nói hay hay, ông đồ bộ ca rô thế mà hay, văn nghệ văn gừng cứ xón cho chút hư danh là sướng liền, chấp hành liền. Một người nói hay gì, thằng đểu lắm đấy. Mình hỏi sao, người này cười nhạt nói đợi đó mà xem. Mình hỏi cuối cùng ông đồ bộ ca rô lẻn vào nhà đó làm tổ trưởng à. Người này nói nó làm mưu sĩ thôi, hư danh cho ba ông đầu rau hưởng. Mọi người ồ lên, nói phải phải, xui nguyên dục bị bao giờ cũng đắc lợi. Mình hỏi thế sao cả hai ông mù bị điên một lúc. Người này nói thì đánh nhau sứt đầu mẻ trán, nằm bẹp, nó tiêm cho một ông một phát là xong thôi.


Mọi người ồ lên, nói phải phải, thằng bộ đồ ca rô giỏi giỏi, phen này thế nào nó cũng đưa hai ông mù đi Trâu Quì, cái nhà nó được hưởng, hưởng luôn cái mỏ dầu, nó khoan đã đời nhé...Mọi người cười ha ha ha, nói cả Mỹ cả I Răc đều thua đồng chí đồ bộ ca rô nhé. Chị tiết canh lòng lợn ngước lên nguýt cái, xì cái. Mọi người không để ý, cứ cười cười nói nói. Người cười hi hi, nói hay hay, mẹo hay. Người cười he he he, nói giỏi giỏi, thằng giỏi. Chị tiết canh lòng lợn ngước lên nguýt cái, xì cái, nói các bác ơi, các bác ăn mau cho em lấy chỗ đón khách...


Mọi người rụt cổ thầm thầm thì thì. Người nói cẩn thận đấy, khéo không bà này người nhà của ông đồ bộ ca rô. Người nói phải phải, có khi nó dắt mối cho thằng đó. Người nói đúng đúng, chúng nó cùng hội cùng thuyền cả đấy. Hoá ra không phải, trật lấc hết.


Tuần sau ông đồ bộ ca rô và cô điếm già đưa hai ông mù nhập trại Trâu Quì, xong, ông đồ bộ ca rô nói với cô điếm già cô đi đâu thì đi, để tôi khoá cửa giữ nhà cho người ta. Cô điếm già trợn mắt há mồm, nói nhà tôi đây còn đi đâu. Ông đồ bộ ca rô nói nhà này là của hai ông mù. Cô điếm già nói tôi là vợ của họ. Ông đồ bộ ca rô nói cô đừng có nhận xằng, cả phố này ai không biết cô là điếm đứng đường.


Cô điếm già tức, nhảy chồm chồm, nói ối bà con ơi, thằng lày ló lừa tôi, ló xui tôi làm nhà lày tan lát để ló lấy không cái nhà. Ông bộ đồ ca rô tát cô điếm già một tát, nói con điếm già mồm, cút ngay. Cô điếm già nhảy chồm, nói cha tiên nhân mày nhứ, mày xui tao sao mày xui tao sao, cha tiên nhân mày nhứ. Ông đồ bộ ca rô cho thêm một tát, nói cô nói thêm câu nữa tôi báo người ta bắt liền, tội cô làm hai ông mù hoá điên tôi còn chưa tính. Cô điếm già khóc lóc, nói ôi giời ơi l. mình còn chưa tởm bằng mồm thằng lày. Nói xong thì bỏ đi.


Ông đồ bộ ca rô bước ra phố, chị tiết canh lòng lợn gọi lại, nói này anh kia, đưa chìa khoá nhà hai ông mù đây. Ông đồ bộ ca rô nói tôi có trách nhiệm giữ nhà cho người ta. Chị tiết canh lòng lợn nói này, tôi lạ đéo gì mấy ông, thấy chỗ nào ăn cướp được thì ôm trách nhiệm vào mau lắm, đưa chìa khoá đây mau lên. Ông đồ bộ ca rô cười nhạt, nói thế bà là ai mà dám đòi chìa khoá, đừng có nhận xằng. Chị tiết canh lòng lợn nói xằng là xằng thế nào, nhà tôi ở đây, hàng họ tôi đây cả phố ai không biết, tôi không giữ nhà cho hàng xóm của tôi thì ai giữ.


Ông đồ bộ ca rô cười khẩy, nói bà đừng có lắm mồm, luớ quớ tôi gọi người ta bắt liền. Tội bà bán tiết canh lòng lợn gây ô nhiễm môi trường, lấn chiếm vỉa hè tôi còn chưa tính. Chị tiết canh lòng lợn nói này, thằng lưu manh, mày doạ được con điếm già chứ không doạ được tao đâu. Nói rồi chị xông đến bóp vày vò hạ bộ ông đồ bộ ca rô, nói mày có đem chìa khoá không, tao bóp phát nát bét hai hòn cho ra thằng thái giám  thật luôn, khỏi phải giả danh.


Cả khu phố ùa đến, người nói thằng lừa đảo đưa mau đưa mau. Người nói thằng lưu manh đưa mau đưa mau. Ông đồ bộ ca rô rút chìa khoá ra đưa cho chị tiết canh lòng lợn, cười cười, nói gì mà ầm lên thế, tôi thử tinh thần cảnh giác bà con chút thôi mà... công nhận tinh thần cảnh giác của bà con khu phố mình rất cao. Chị tiết canh lòng lợn bê rổ lòng tới, nói ông khen bà con khu phố à, vậy thì bà con khu phố khen tặng ông một rổ lòng. Dứt lời chị  úp cả rổ lòng lên đầu ông đồ bộ ca rô.


Đám thực khách khen chị tiết canh lòng lợn giỏi giỏi. Người nói đáng lẽ chị phải tương lên đầu nó rổ lòng thối, mọi người cười ha ha, nói phải phải. Người nói đáng lẽ chị phải kẹp cái mặt nó vào háng cho chết mẹ nó đi, mọi người cười ha ha ha, nói đúng đúng.Người nói đáng lẽ chị chà bướm vào mặt nó, mọi người cười ha ha ha, nói hay hay.


Chị tiết canh lòng lợn ngước lên nguýt cái, xì cái, nói thôi, em xin các bác, các bác chỉ chua cáy chua con là giỏi, xếch mé người ta là tài, làm được cái đéo gì đâu. Mọi người ngồi im, mặt đực như ngỗng ỉa. Mình cũng mặt đực như ngỗng ỉa.


The end he he.


Thứ Sáu, 20 tháng 8, 2010

Chữ gì mới thực bằng ba chữ tài?

Hôm nay tin tức tiến sĩ Ngô Bảo Châu đoạt giải Fields đã được hầu hết báo chí trong nước đưa tin, thể hiện niềm tự hào của dân Việt trước một tài năng toán học nước nhà. Fields là giải thưởng lớn nhất thế giới về toán, vì giải Nobel không trao cho toán học, có thể coi Fields là giải Nobel của toán học.


            Rõ ràng Ngô Bảo Châu là một tài năng lớn về toán học nước nhà, mấy trăm năm mới có một lần. Thế kỉ 15 ta có trạng nguyên Lương Thế Vinh và bây giờ ta có tiến sĩ Ngô Bảo Châu, chưa thấy có người thứ 3. Lương Thế Vinh viết hai cuốn sách Đại thành Toán phápKhải minh Toán học thiên hạ mấy trăm năm ai cũng nể phục nhưng đấy chỉ là các phép toán đã có mà ông gom góp lại. Ngô Bảo Châu đã có hàng chục công trình nghiên cứu, sáng tạo hàng trăm phép toán. Đặc  biệt “Bổ đề cơ bản Langlands” của Ngô Bảo Châu đã được tạp chí nổi tiếng thế giới Time bình chọn là 1 trong 10 sự kiện khoa học nổi bật thế giới năm 2009.


            Chúng tôi sẽ không nhắc lại những điều trên nếu không bất ngờ biết được thông tin hằng năm ts Ngô  Bảo Châu vẫn về nước giảng dạy và được Viện toán trả lương 5 tr/ tháng, không bằng lương khởi điểm của nhiều công ty trong nước ngày nay. Ông Lê Tuấn Hoa, Chủ tịch Hội Toán học Việt Nam cho biết: “Viện Toán học đã "phá lệ" khi trả cho anh Châu mức cao nhất mỗi khi anh về VN làm việc, tức là bậc lương cao nhất của GS là 8.0, nhân với hệ số, như vậy một tháng cao nhất là 5 triệu, không bằng tiền một ngày làm việc ở nước ngoài. Anh phải tự bỏ tiền túi về VN làm việc và nhận đồng lương ít ỏi như thế.” Thật quá ngạc nhiên.


             Qua đó mới thấy cái chỉ số 8.0 và hệ số dành cho giáo sư toán thật là bèo bọt. Mới hiểu vì sao trong  1000 tiến sĩ toán chỉ có 150 người theo đuổi nghề toán. Người ta kiếm bằng lấy danh chứ chẳng ai dám kiếm kế sinh  nhai bằng nghề toán.


Qua đó cũng thấy cái chủ nghĩa bình quân vẫn còn là lực cản to lớn trong chính sách chiêu hiền đãi sĩ, trọng dụng nhân tài. Việc Viện toán không cách nào có thể trả một đồng lương xứng đáng cho Ngô Bảo Châu còn cho thấy cả căn bệnh quan liêu, mệnh lệnh giấy tờ vẫn tồn đọng ở những nơi được coi là trí tuệ ưu việt.


            Tất nhiên Ngô Bảo Châu về nước dạy không phải vì 5 triệu đồng kia nhưng với một đồng lương như thế trả cho một tài năng toán học thì thật là xấu hổ, nó bĩ mặt dân Việt vốn là dân luôn coi trọng tài năng. Nhà nước ta không bao giờ tiếc tiền đối với nhân tài cả. Chỉ có chúng ta tự làm khổ nhau, ngáng chân nhau vì chủ nghĩa bình quân và thói đố kị. Tao giáo sư mày cũng giáo sư, thậm chí tao còn ông nọ bà kia, mày chẳng qua chỉ là giáo sư quèn, tại sao lương mày lại cao hơn cả lương tao. Đằng sau những giải thích đổ lỗi cho cơ chế liệu có tâm lý đó không? Chắc có.


            Cho nên khi biết Chương trình trọng điểm quốc gia phát triển Toán học giai đoạn 2010-2020 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với tổng kinh phí đầu tư 651 tỷ, để đưa ngành toán lên hàng thứ 40 của thế giới, để đến năm 2020 sẽ có 70% giảng viên toán đại học là tiến sĩ, và để vân vân để…e rằng  sẽ chẳng đến đâu, nếu không muốn nói là phù phiếm. Khi đồng lương cho Ngô Bảo Châu không chịu chi đúng thì 651 tỉ kia liệu có chi đúng không? Khi 90% tiến sĩ đã bỏ ngành toán ra đi thì có thêm 70%  tiến sĩ để làm gì, hay là đổ tiền ra đào tạo để người ta tiếp tục bỏ?


 Mới hay khi chữ tài chỉ là chữ để khoe chứ không phải chữ để dùng, chữ để loè chữ không phải chữ để trọng thì việc phấn đấu xếp thứ 40 thế giới thiết nghĩ cũng chẳng để làm gì. Khéo không 651 tỉ kia tóm lại chỉ thu về một chữ hão.         


           

 

 

Thứ Tư, 18 tháng 8, 2010

Nhớ Trần Vũ Mai

Trước khi đọc bài Nhớ Trần Vũ Mai, mời bà con đọc tin của  Sài gòn tiếp thị online vừa loan: Ngô Bảo Châu gịât giải Fields, giải Nobel giành cho Toán học:  http://sgtt.vn/


Và  Bee.net.vn tổ chức giao lưu trực tuyến với Đại tướng Võ Nguyên Giáp: http://bee.net.vn/channel/1983/201008/Anh-Van-va-tro-ly-Trinh-Nguyen-Huan-1764190/


Khoảng năm 79-80 gì đấy thế kỉ trước, mình học năm cuối Bách Khoa vẫn hay sang  khu tập thể Vân Hồ chơi với mấy anh Hữu Thỉnh, Nguyễn Trọng Tạo, Thái  Bá Lợi, Trung Trung Đỉnh… Khi đó họ là các nhà văn trẻ quân đội đang theo học trường viết văn Nguyễn Du khoá I. Một buổi tối mình được các anh cho ngồi nhậu cùng chiếu. Mình còn nhỏ, không biết uống rượu nhưng thích hóng chuyện, được ngồi hóng chuyện mấy ông nổi tiếng còn gì bằng.


Cũng như bất kì cuộc rượu nào của đám nhà văn, lúc đầu còn nói chuyện văn chương lịch sự nhã nhặn lắm, khen cũng nhã chê cũng nhã. Sau bỏ văn chương nhảy sang chuyện thế sự cũng là lúc rượu ngấm thì bắt đầu  tranh luận, người nói chuyện này các ông không biết đâu, người nói mày thì biết cái gì. Đến khi say bỏ cả thế sự nhảy sang chuyện tư cách nhà văn, người bảo mày hèn, người bảo mày ngu, cãi nhau ỏm tỏi, có khi còn táng nhau nữa và rã đám.


Cuộc rượu hôm ấy cũng vậy, chẳng nhớ cãi nhau vì việc gì mà ném đũa đập bát rất kinh. Anh hất cả chén rượu lên mái nhà, nói tao tuy bất tài nhưng hèn thì không, anh kêu tiên sư mấy thằng ngu  làm  chúng ông khổ, anh hét đuổi cổ mấy thằng ngu ra khỏi hội nhà văn đi, nhục lắm. Tóm lại chẳng ai hèn cũng chẳng ai ngu nhưng cuộc rượu thì tan. Chỉ mỗi mình ngồi lại trên chiếu và một anh nằm co quắp nửa trong chiếu nửa ngoài đất. Mình không biết đó là ai. Mãi khi có ai đó kêu to, nói đưa Trần Vũ Mai vào nhà đi, để nó nằm ngoài sương chết thẳng cẳng giờ. Hình như anh Thái Vượng ôm Trần Vũ Mai vào nhà. Mình biết Trần Vũ Mai từ đêm ấy.


Biết là biết vậy chứ hoàn toàn chưa đọc của anh một cái gì. Cứ nghĩ anh này nổi tiếng vậy thôi chứ chẳng có gì đáng kể. Ở  đời thường vậy, rất nhiều người nổi tiếng mà không biết họ nổi tiếng về cái gì, có cái gì để nổi tiếng. Hồi mình ở Huế có ông nhà thơ rất nổi tiếng, dân Huế không ai không biết, đăng đàn diễn thuyết rất hăng, giao du với các bậc đại ca văn chương, hạng nhà văn như mình anh không thèm đếm xỉa. Nghe nói anh vào Hội nhà văn trước 1975, danh tiếng nổi như cồn khắp miền Nam thời chống Mỹ. Ở Huế bốn năm mình chưa nghe anh đọc bài thơ nào, cũng không thấy anh in bài nào, hỏi anh có bài nào hay thì ai cũng đực ra rồi cười trừ, nói nhưng ông này ghê lắm đấy. Mình quyết tìm cho bằng được, hoá ra anh có hai tập thơ  ronéo những năm 69-70, chẳng phải thơ, thứ ca dao hò vè tuyên truyền cổ động.


Nhưng Trần Vũ Mai không vậy. Một tháng sau mình thấy trường ca Ở làng Phước Hậu của Trần Vũ Mai ở phòng Hữu Thỉnh, lập tức nhét bụng đem về ngay. Đọc một lèo hết cả cuốn, bây giờ mới biết Trần Vũ Mai không thuộc típ nổi tiếng suông.


Trường ca Ở làng Phước Hậu của Trần Vũ Mai đến nay lớp trẻ 10 đứa thì 9 đứa không biết, nhưng nó là trường ca bề thế nhất, đúng chất trường ca nhất, trước đó chỉ là những bài thơ dài, nhờ vậy đã mở ra tạm gọi một trào lưu trường ca ra đời sau 1975. Nói thật, mình đọc các trường ca nổi tiếng sau này, hầu hết đều ảnh hưởng trường ca Ở làng Phước hậu, ít nhất về cấu trúc.


Sau này mình còn đọc thêm trường ca Nàng Chim lạc, các bài thơ Cực Nam, Trở lại Cực Nam, Thành phố nghiêng mình.., những truyện ngắn Bậc biển, Dắt đèn, Tâm hồn người bạn... cũng thích. Sáng tác của anh người thích kẻ không, tiếng tăm cũng không nhiều, nhưng nếu ai đọc kĩ anh sẽ thấy  một tầm vóc đáng nể, một tâm hồn đáng yêu.


Sở dĩ phải nói dài dòng như vậy vì khi Trần Vũ Mai mất đi, mà ngay cả khi anh còn đang sống, rất ít người nhắc đến anh, kể cả những bạn bè của anh, suốt ngày bù khú rượu chè với anh cũng ít khi nhắc đến. Trong tất cả các tuyển tập hầu như vắng bóng anh, tuyển tập 45 năm văn học Khánh Hòa,  mảnh đất mà anh đã từng sống chiến đấu và viết nhiều năm trời, có thể nói nửa cuộc đời anh đã cùng đổ mồ hôi cùng sôi giọt máu với Khánh Hoà, cũng không có tên anh. Rất lạ.


Mình không thân anh, chơi bời với anh cũng ít nhưng quí anh, cả tài và tình mình đều quí. Năm 1985 mình mới nổi có dăm ba truyện ngắn in ở báo Văn nghệ, các anh lớp trước đa phần đều khen theo kiểu xoa đầu, nói cũng được đấy, khá đấy… thế thôi. Riêng Trần Vũ Mai viết cho mình một thư rất dài, khen chê đầy háo hức, nhắc đi nhắc lại kế hoạch in tập truyện ngắn của mình vô cùng phấn khích, nhớ mãi câu cuối: Anh đang ngồi rung đùi chờ bản thảo tập truyện ngắn của em đây, kha kha.


Hồi đó anh làm biên tập viên Nhà xuất bản Tác phẩm mới, nổi tiếng là một biên tập viên đỡ đầu cho nhiều cuốn sách hay ra đời. Vớ phải bản thảo hay anh mừng như cha chết sống lại, khoe khắp làng. Anh ra sức “chiến đấu” với các sếp, bảo vệ từng câu từng chữ của nhà văn. Nhiều đêm anh loay hoay nghĩ ngợi nát óc, tính toán mẹo mực làm sao để qua được mắt sếp câu này chữ kia, sao cho một tác phẩm ra đời không bị què cụt. Lắm khi anh đập bàn đập ghế, văng tục tùm lum chỉ vì một câu một chữ nào đó của nhà văn bị cắt bỏ bị bẻ queo. Làm biên tập như anh có thể nói chỉ đếm được trên đầu ngón tay, đa phần đều làm theo kiểu cơm vua ngày trời, in được thì cũng tốt, không in được cũng chẳng ảnh hưởng gì đến mình, trăm sự do sếp gánh cả.


Năm 1988 mình ra Hà Nội dự Hội nghị nhà văn trẻ lần thứ 3, hội nghị này oách lắm, oách vì hội nghị lần 2 cách đó đã 15 năm và vì nó qui tụ hầu hết các cây bút nổi lên sau chiến tranh. Một cái hội nghị thôi mà báo chí ầm ầm, quan to quan nhỏ vào ra tới tấp, hầu hết các nhà văn danh tiếng đều có mặt. Mình vừa đến hội nghị đã có người nói này, Trần Vũ Mai tìm mày đấy. Đến trưa ăn cơm lại có người nói này, Trần Vũ Mai tìm mày đấy. Hồi đó chẳng có mobile, cả ngàn người nhốn nháo không sao tìm được anh. Mãi chiều tối tình cờ thấy anh ngồi quán rượu nhỏ ở đường Nguyễn Thái Học. Mình nói anh tìm em làm gì. Anh trợn mắt quát, nói trời ơi, mày quên rồi à,  bản thảo tập truyện ngắn đâu. Hoá ra từ 1985 đến đó anh rất hồi hộp chờ đợi tập bản thảo tập truyện ngắn của mình gửi ra trong khi mình đã quên biến. Mình cảm động quá, có lẽ suốt đời mình không có một biên tập viên nào nhiệt tình với mình đến như thế.


Chỉ tiếc Trần Vũ Mai nát rượu sớm qua, chỉ hơn 40 tuổi đã nát. Hình như anh chỉ ngửi phải mùi rượu đã say, lúc nào cũng thấy anh say sưa, lúc nào mình cũng gặp anh hoặc từ quán rượu bước ra hoặc từ ngoài đường bước vào quán rượu. Trong túi ít khi có được năm ngàn, bạn bè cho được đồng nào uống hết đồng đó, hết tiền thì kí nợ, nợ nhỏ thôi nhưng đầm đìa dầm dề năm này sang tháng khác, rất khổ.


Rượu làm anh ốm yếu oặt oẹo, rượu cũng làm cho bạn bè anh xa lánh dần. Anh không còn minh mẫn như xưa nữa, cứ rượu vào là lẫn lộn lung tung, đầu Ngô mình Sở. Hôm mình ở quê ra, anh vớ được mình lập tức kéo vào quán. Chén đầu anh còn nói Nguyễn Quang Lập  giỏi, mày tài đó em. Chén sau đã hỏi mày tên gì nhỉ. Chừng 4 chén anh đã đứng không vững, lè nhè nói mày viết đéo gì em, văn hay thơ? Chết cười.


Người ta nói Trần Vũ Mai vừa ngủ dậy chưa kịp uống chén nào đã say, thật không sai. Đêm nốc đầy bụng rượu, sáng ra uống nước vào, hơi rượu từ dạ dày bốc lên đã say rồi. Người ta say đâu thì say, họp chi bộ cũng phải đàng hoàng tí chút, anh không. Sáng sớm ra cửa nghĩ bụng dứt khoát mình không say để  họp chi bộ. Nhưng khốn nạn đến cửa Nhà xuất bản Tác phẩm mới còn sớm, thế là ghé vào quán nước chè, mua chén rượu trắng, chỉ một chén thôi là ngà ngà. Lại làm thêm chén nữa, chén nữa... đến khi vào họp anh vặt vẹo như thằng chết rồi, cứ tranh phần phát biểu, không cho ai nói.


Điên tiết người ta đòi khai trừ anh ra khỏi Đảng. Chị Xuân Quỳnh giãy nãy, nói này này, không cho Trần Vũ Mai xuống quần chúng đâu nhé. Chị Lê Minh Khuê nói đúng đúng, Trần Vũ Mai muốn đi đâu thì đi, không cho xuống quần chúng. Anh cười mếu máo, nói các bà không cho tôi xuống quần chúng thì tôi xuống âm phủ à.


Anh xuống âm phủ thật. Một đêm tháng tám năm 1991 anh ngất ngưởng về nhà, đi qua đầm sen, tưởng đất bằng, cứ thế bước xuống và chết chìm đến hai ngày sau người ta mới biết. Hôm trăm ngày của anh, mình có lên viếng mộ. Một nấm mồ nằm trong ruộng trũng, nước hãy còn lỏng bỏng, thật thương. Anh em mỗi người một chai rượu rưới lên nấm mộ của anh, đứng yên mấy phút rồi về, lòng ai nấy buồn tênh. Ôi cái kiếp người, kiếp văn thật chả ra làm sao.


 

 

 

 

 

 

 

 

Chủ Nhật, 15 tháng 8, 2010

Đa phu




 










Truyện ngắn

1. Năm 1996 một hôm đọc bài bài báo Lùn lùn nhưng vẫn vui tươi của thằng Đạt, nó kể mấy cặp vợ chồng lùn lấy nhau rất hạnh phúc, mình hỏi nó thật không hay là mày bịa đó? Nó nhăn răng cười, nói anh làm báo già đời rồi còn hỏi tui câu nớ.


 Mình nói công nhận mày bốc phét tài. Nó nói cũng có hai ba cặp, nhưng chuyện không hay ho chi, tui bịa ra cả. Mình nói mày cứ đưa tao đi đến đó, biết đâu tao lại tìm được chuyện hay thì sao. Nó nói có một cặp vợ chồng thiệt hay, tui chưa viết, anh có muốn tui đưa đi coi. Mình ok liền.


Nó chở mình về Thị trấn Gio Linh, rẽ vào một quán cắt tóc. Một anh lùn tịt, chỉ chừng 8 tấc đang cắt tóc cho khách. Anh đứng trên cái bục cao 4 tấc hình vành khuyên, đi lại cắt tóc cho khách, nói lia xia, toàn chuyện thơ phú. Anh nói Nguyễn Trãi mần như ri, tui mần như ri. Tú Xương mần như ri, tui mần như ri. Hồ Xuân Hương mần như ri, tui mần như ri... toàn những bài thơ nhại lại những bài thơ nổi tiếng, khách hàng thích lắm xuýt xoa khen hay hè hay hè!


Thằng Đạt giới thiệu đây là anh Kiện, còn đây là nhà văn Nguyễn Quang Lập, nổi tiếng lắm đó. Anh Kiện nhìn mình cười, nói ai chớ Nguyễn Quang Lập thì biết rồi, Mùa hạ cay đắng. Mình hỏi anh xem kịch đó rồi à, anh nói coi rồi, hai ba lần, đoàn ông Xuân Đàm diễn, lạ chi.


Hoá ra tên tuổi văn nghệ sĩ trong tỉnh anh biết sạch. Thằng Đạt nói  vợ anh Kiện đẹp lắm, cao mét bảy . Mình trợn mắt, anh cười nói chi mà lạ hè, tình yêu chỉ tính dài ngắn không tính cao thấp, đúng không hè.


Mình cười nói đúng đúng. Anh nói Giang Nam mần như ri: xưa yêu quê hương vì có chim có bướm/ có những ngày trốn học bị đòn roi, tui mần như ri: xưa chúng mình yêu nhau vì rờ chim vọc bướm/ có những ngày lẹo chắc bị đòn roi. Mình cười phì, nói anh lấy vợ đẹp vì tài thơ phải không. Anh nói đúng rồi, thời buổi ni mồi thơ mà câu được gái hơi bị hiếm, nhưng tui câu được đó, gái sộp hẳn hoi, rứa có tài không.


 Buổi trưa mình hẹn anh Kiện đi uống bia, anh nói về nhà tui uống rượu, bữa ni có nhà văn uống cái đã, tiền bạc kiếm sau. Nhà anh Kiện ba gian nhà ngói, nền gạch hoa, toilet gạch men sáng bóng, bệ xí bệt, vòi tắm hoa sen... những thứ mà dân ở đây chưa ai quen dùng. Hồi đó mình vào khách sạn, không biết dùng cái bồn tắm ra sao thì nhà anh đã có cái bồn tắm lớn, ngạc nhiên quá trời. Anh nói tại con vợ tui thích, chớ mình ở quê dùng mâý thứ ni phức tạp lắm. Lắm khi hỏng hóc không biết hỏi ai.


Thằng Đạt nói chắc chị bồng anh vô bồn tắm giải quyết vấn đề phải không? Anh cười hè hè, nói rứa đó rứa đó. Vợ tui ngược lắm, thích mần trong bồn tắm đầy nước, sục sục soạc soạc mới hay.Vừa lúc chị vợ anh đi xe máy chở hai thằng con  về. Chị cao đúng mét bảy, trắng trẻo, không xinh nhưng có duyên. Hai thằng con không đứa nào lùn, đứa 4 tuổi, đứa 7 tuổi, đứa 7 tuổi còn cao hơn cả anh.


Anh nói Lan ơi, có nhà văn Quang Lập, nhà thơ Tiến Đạt đến chơi. Chị nói rứa à rứa à, vội vã chạy vào. Tưởng chị bắt tay mình, nhưng không, chị bế xốc nách anh Kiện lên, tự nhiên như không, hôn chụt chụt mấy cái liền, nói chồng tui giỏi hè, mời cả nhà văn nhà thơ đến chơi.


Chị nhanh nhẹn bày rượu, rang lạc, nướng mực cho ba anh em nhậu, rồi ra ngồi cùng. Chị bế anh Kiện đặt lên đùi, ve vuốt chân tay anh, nói duyên số  tụi tui răng mà may khiếp, trời cho tụi tui lấy nhau, rồi hôn anh đánh chụt, nói nựng yêu nắm mừ yêu nắm mừ.


Mình hỏi anh chị gặp nhau khi nào, sao yêu nhau dữ dội vậy? Anh cười hè hè, nói vợ tui mê tui tha dép luôn, khóc đứng khóc ngồi đòi lấy tui cho được đó. Chị cười ré cú anh cái, nói điêu. Rồi nói mô có, tui hay ra sông tắm đêm, anh Kiện lặn giỏi lắm, toàn rúc vô háng tui, ngứa quá chịu không nổi, he he he...


Thằng Đạt nói chị lấy anh, ba mạ bà con chòm xóm không nói chi à. Chị nói ba tui cầm roi đuổi tui chạy khắp làng. Mạ tui nói mồm thằng Kiện vói không tới háng mi, mi lấy hắn làm răng. Tui nói không vói tới thì tui nhấc anh lên, mạ lo chi rứa hè!


Chị nói cười như không, nói đuổi đánh không được, ba mạ tui chấp nhận, nhưng mạ tui kêu vô buồng hỏi, nói mi nói thiệt đi, mi đã kiểm tra chim cò hắn chưa, lỡ bằng đầu đũa thì tan đời con ơi. Tui nói mạ hay chưa tề, yêu nhau là vì rung động trái tim, ai lại kiểm tra mấy thứ đó. Mạ tui chửi oang làng chuyển xóm, nói rung động cái mả cha mi, trái tim cái cố tổ mi, ngu lắm!


Chị cười he he he, nói tức cười, sau đêm tân hôn mấy đứa bạn gái xúm lại hỏi răng rồi răng rồi, bằng chừng mô bằng chừng mô. Rồi chị ôm bụng cười rũ. Anh nói hoá ra đàn bà mồm nói con tim, bụng mơ con cặc. Chị sầm mặt, nói anh nói chi nói lại em nghe? Anh cười bẽn lẽn nói anh xin lỗi, anh nói đuà mà. Chị lại hôn anh đánh chụt nói nựng yêu nắm mừ, yêu nắm mừ.


Mấy tháng liền sau đó đi đâu mình cũng kể chuyện vợ chồng anh Kiện, coi như một mẫu tình yêu hiếm hoi, không có cô gái nào yêu chồng như chị Lan cả. Thằng Đạt ngồi nghe chỉ tủm tỉm cười không nói gì. Một hôm không biết vì chuyện gì, mình lại nhắc đến vợ chồng anh Kiện, chị Lan. Thằng Đạt nói anh ngu lắm, mình hỏi răng, nó nói ngu chớ răng,của anh Kiện rồi chỉ bằng đầu đũa thôi, tui sờ rồi. Mình nói bằng cái gì mà người ta có con, lại thương yêu nhau là được. Thằng Đạt cười phì nói anh ngu toàn diện vững chắc luôn. Mình tức, nói mày ngu thì có. Thằng Đạt ôm lấy mình hôn đánh chụt, giả giọng chị Lan nói nựng ngu nắm mừ ngu nắm mừ.


 2.Chuyện anh Kiện chị Lan rồi cũng quên, mình lo  chuyển cả nhà ra Hà Nội cũng không để ý nữa. Thỉnh thoảng thằng Đạt gọi điện, nói anh đi thăm bà Lan với tui không. Mình nói không, tao bận. Nhưng thằng Đạt không chịu, kè cho được lên Hướng Hoá với nó.  Thằng Đạt nói anh sắp đi rồi nên tui mới cho anh biết một sự thật hào hùng, he he. Mình nói hai con bà Lan không phải con ông Kiện chớ gì. Nó nói è he, chừng đó nhằm nho chi.



 Gần đến Thị Trấn Hướng Hoá chừng một cây thì thằng Đạt rẽ trái cho xe chạy vòng vèo đường đất chừng vài cây rồi lao thẳng vào sân một nhà sàn mái ngói vách gỗ gọn gàng xinh xắn, nằm sát rừng cà phê mít. Chị  Lan xuất hiện ở cửa, cười cái rất tươi rồi nói vô đây vô đây. Mình rỉ tai thằng Đạt nói chuyện gì giống chuyện tình báo vậy mày. Nó cười khịt khịt , nói è he,  nhiều chuyện còn hay hung. Chị Lan tươi cười nói anh Lập không nhớ chứ hồi học ở Huế em vô nhà anh rồi đó, em đi theo con Oanh.  Hoá ra mình gọi bằng chị là trật, cô Lan này còn nhỏ hơn mình bốn tuổi. Lan cười cười nói nói, nhắc vợ chồng thằng Thịnh hàng xóm của mình, nói anh Thịnh ngày xưa học giỏi hung, cô Trần Thuỳ Mai chấm luận văn cho 11 điểm. Mình trợn mắt, hoá ra quen nhau cả.


Lan học trước thằng Đạt hai năm, lứa thằng Thịnh, tức nguyễn Thế Thịnh, giờ đang làm trưởng chi nhánh miền Trung báo Thanh niên . Lan yêu thằng Tín con một ông to ở Huế. Thằng Tín học đến lớp 9 thì bỏ, suốt  ngày chỉ có 3 việc: rượu chè, đua xe và chim gái, không học hành gì cả.


Một đêm thằng Tín ẩn Lan vào gốc cây ngay sát hàng rào sân trường múc đến múc đại, chẳng may bị ông bảo vệ chụp được. Thằng Tín chạy thoát, còn lại Lan đứng trơ, quần bò chật lại hoảng hốt cập rập, kéo mãi không lên, chạy cũng không được. Bảo vệ nói kéo quần lên về ban giám hiệu với tui. Lan đứng trương mắt nhìn, còn vén áo lên, nói con có cái ni, chú muốn làm chi thì làm, đừng méc với nhà trường. Bảo vệ trơn mắt chỉ tay, quát cha tổ mi có đậy lại không. Lan khóc rống lên chú ơi là chú ơi... đã hở ra rồi đậy làm răng đậy mần chi, đây nì đây nì.... chú ơi!



Bảo vệ nghiêm giọng nói cô kéo quần lên đi, khoe gì lại khoe thứ đó, con ni không biết xấu hổ là chi à bay.  Lan kéo mãi không được, ông nói cha tổ mi tụt ra thì mau rứa, rồi giúp cô kéo quần lên, lập tức cô giữ chặt tay ông, vừa khóc vừa hô hoán, nói vơ làng... chú bảo vệ hiếp tui đây nời!


 Chuyện ầm ĩ cả trường, chi bộ ông bảo vệ họp kiểm điểm, doạ đuổi việc ông. Thế cùng ông tụt quần, hoá ra ông bị bom phạt mất cả hạ bộ, cái háng có một vệt sẹo to đùng.  Ông nói thưa chi bộ, giờ mô tui cũng đảng viên ưu tú. Lan bị đuổi học, ông bảo vệ mừng húm, nói may nhờ đế quốc Mỹ cắt cu tui, không thì gay go hung.


Bị đuổi học đã xấu hổ lại con có chửa hai tháng với thằng Tín, Lan đành dùng mẹo đi tắm, lùa mặt anh Kiện vào háng rồi cưới, làng xóm ồn ào dị nghị cô cũng mặc kệ. Anh Kiện thì sướng như bắt được vàng, nói ai nói chi kệ cha họ, chỉ cần hai đứa mình chung tình là được rồi.



Mình hỏi Lan anh Kiện có biết hai thằng cu là không phải con anh không, cô nói không. Thằng Đạt nói nhưng anh Kiện biết anh không làm ăn chi được mà, răng anh tin. Lan cười nói mần được chớ, có điều như con nít lõm bõm trong ao thôi, rứa là được rồi he he he.


Mình định hỏi đứa thứ hai là con ai thì thằng Tín phóng cái xe u-óat về, đỗ xịch trước cửa, Lan vội a ra nói chồng em đây nì, chồng thiệt của em đây nì. Lan ôm lấy thằng Tín hôn chùn chụt nói đi lâu rứa, nhớ chi nhớ rứa mừ. Thằng Tín hôn Lan một cái rồi bắt tay mình nói Lập à, mới lên à, cứ làm như quen biết nhau rồi.


Thằng Tín bày bia rượu, uống ba bốn ly mới biết nó làm ở đội thuế đặc nhiệm kiểm soát mấy cái cửa khẩu của tỉnh. Nó có vợ con ở Huế, làm cái nhà này để mỗi khi nó lên đây công tác lại rủ Lan lên sống chung năm bữa nửa tháng. Lan hành nghề buôn hàng lô Lao Bảo- Đông Hà, bỏ nhà đi bao lâu cũng chẳng ai nghi.


Lan quì sau lưng thằng Tín, hót cổ nó, nói vợ chồng tụi em vất vả lắm, lâu lâu mới được chung tình, rồi hôn thằng Tính chùn chụt nói nựng tội nắm mừ, tội nắm mừ.Thằng Tín nói chuyện tình tụi tui đủ cho ông Lập viết văn cả đời, không phải đi thực tế. Lan nói e cả chục cuốn tiểu thuyết còn dư. Thằng Tín nói nhiều chuyện chảy nước mắt ông ạ. Lan thở hắt ra, nói anh đừng nói nữa em khóc chừ đó. Mình hỏi thằng Tín cả hai thằng cu là con ông cả à. Nó gật đầu thở dài, nói tôi phải biếu không thằng Kiện lùn cả hai đứa, đau thế. Lan hôn thằng Tín chùn chụt nói nựng tội nắm mừ, tội nắm mừ.


Ai không biết thằng Tín một thời đầu trộm đuôi cướp, mớí gặp thì nể nó lắm. Nó ăn nói lịch lãm, thái độ khoan thai, y chang ông lãnh đạo về cơ sở. Nó chạm ly mình, nói nhà văn nhà báo các ông là cần lắm, cần lắm. Chỉ cần các ông không bẻ cong ngòi bút là xã hội được nhờ. Lan nói đúng đo đúng đo, xã hội bây giờ sa đoạ lắm, tởm tởm. Thằng Tín nói tiếc nước mình không có Lép xờ xít tôi, không có Gốc rờ xít ki để họ làm mấy bài vạch mặt bọn quan tham. Lan nói đúng đo đúng đo, quan tham bây gìờ nhiều như dòi, tởm tởm. Thằng Tín nói các ông nhà văn nhà báo phải lên tiếng chứ, nhà trường đem thơ Hồ Xuân Hương ra dạy cho con nít là sai. Thơ Hồ Xuân Hương là thơ lồn cặc. Lồn cặc là gì? Nó là vấn đề nhơ nhuốc. Lan nói đúng đo đúng đo, Hồ Xuân Hương tởm tởm.



Mình rỉ tai thằng Đạt nói con Lan yêu thằng Tín thật không, thằng Đạt nói không yêu sao đưa hàng qua cửa khẩu dễ dàng được, một tháng hơn tấn hàng về chợ Đông Hà đó. Mình nói mày tăm đâu được mấy người hay thế này, thằng Đạt cười khịt khịt nói è he, còn nhiều chuyện hay hung.


 



3. Cuối năm 1996 mình ra Hà Nội ở cái nhà nhỏ bằng lỗ mũi phố Lò Sũ. Thằng Đạt kéo một đoàn bốn năm thằng nhà báo trẻ, bây giờ là nhà báo đại ca cả rồi, thằng Sơn, thằng Thi, thằng Dục... tấp vào nhà mình ăn nhậu, cãi nhau, thơ phú tùm lum.

 Mình hỏi thằng Đạt tiền đâu mà ăn chơi nhảy múa ghê thế. Thằng Đạt cười khịt khịt, nói gái cho. Mình nói phải con Lan không. Đạt nói không, thằng Tín vào tù rồi, tiền đâu nữa mà cho. Mình hỏi sao bị tù, thằng Đạt nói thằng Tín bảo kê một lô hàng 100 con rim qua cửa khẩu, có người tố, lập tức nó bị tóm.  Mình nói ba thằng Tín đâu rồi, Thằng Đạt cười khịt khịt, nói è he đương chức nỏ ăn ai, về hưu mần chi tốt.

Mình hỏi bây giờ con Lan ra sao. Thằng Đạt nói thì lại về bày ao ra cho cu Kiện lội lõm bõm chơ răng. Mình cười nói mày có vẻ thạo con Lan gớm nhỉ! Nó cườì khịt khịt, nói anh nghi chi tui tội rứa hè. Minh nói chà, thôi đi, tao còn lạ gì. Thằng Đạt cười khịt khịt, nói tui nói nhỏ anh nghe, con ni no hair, no hair... Nó nói tui theo con ni thời sinh viên, thọc tay vào  thấy trơn lít, kéo quần ra coi, thấy trắng hếu, y chang của con nít, sợ quá bỏ chạy luôn.Mình cười khì, nói cứt, mày mà bỏ chạy! Nó nói thiệt chơ, chơi đàn bà no hair xui lắm. Đó, thằng Tín bị tù vì con Lan no hair đâu phải vì tiêu cực. Mình nói cứt, tao không tin. Nó nói tui hỏi anh cả tỉ thằng bảo kê sao mình thằng Tín bị bắt?Mình nói xài no hair mà xui tao chả tin. Thằng Đạt kêu cha cha cha anh ni không tin tui à bay. Nó nói anh có nhớ thằng Ba cờ la ma ta không, mình nói lạ gì, thằng này vẫn lê lết đi làm nhân sự các tỉnh, giàu có cự vạn. Thằng Đạt gật đầu, nói bây giờ con Lan là vợ hờ thằng đó. Mình trợn mắt há mồm, nói nhưng thằng Ba cờ la ma ta là bạn thân thằng Tín mà. Thằng Đạt cười khịt khịt, nói è he rứa mới hay.

Thằng Ba cờ la ma ta ở Hà Nội, làm báo tự do,  quen hết lượt ông to bà nhỏ từ Nam ra  Bắc, lang thang hết tỉnh này sang tỉnh nọ bày đặt nhân sự nhấc ông này lên đạp ông kia xuống, tống tù ông này tha bổng ông kia, cứ y như nó dưới một người trên muôn vạn người vậy, rất kinh. Lạ cái ai cũng biết nó là thằng nào nhưng ai cũng tỏ ra nể sợ nó lắm. Nó uống rượu với các quan tỉnh nói năng nghênh ngang, thằng thằng ông ông. Thỉnh thoảng nó bật mobile gọi bà chị à, em đang ngồi với thằng X thằng Y đây, bà chị nói chuyện với nó chút. Ông X ông Y cầm máy nghe tiếng bà chị thì mặt xanh như đít nhái, vâng vâng dạ dạ líu cả lưỡi.

Mình nói thằng Ba cờ la ma ta mà không cứu được thằng Tín a, vô lý. Thằng Đạt cười khịt khịt, nói ngu mà hắn cưú, con Lan lớn mổng cao mu rứa mà.  Thằng Đạt kể nghe có người tố, thằng Tín biết nguy vội chạy ra Hà Nội gặp thằng Ba cờ la ma ta cấp cứu. Thằng Ba cờ la ma ta cười nhẹ không, nói chi mà lo rứa hè, chuyện vặt, mời tao một bữa đ. thật hoành tráng rồi tao lo cho. Thằng Tín mời Ba cờ la ma ta vào Huế, thuê ba em xịn xuống đò ba đêm hết 900 đô. Ba cờ la ma ta vỗ vai thằng Tín nói eng tam mình cả mà, vụ ni nhỏ, chỉ cần một cái  là xong thôi, cần chi ba cái.

 Nói thế nhưng khi ra Hà Nội nó gọi điện bảo thằng Tín mày cầm ra cho tao chục nghìn ( đô). Thằng Tín đang búi việc, bảo  Lan cầm ra. Được vài hôm Lan chạy vào nói anh Ba cờ la ma ta nói đây là vụ điểm, khó gỡ lắm, đưa thêm hai chục ngàn nữa. Lan cầm hai chục ngàn ra Hà Nội ở lại cả tháng, thằng Tín gọi địên hỏi răng rồi răng rồi, con Lan nói sắp rồi sắp rồi anh yên tâm. Tóm lại thằng Tín bị bắt, bị bỏ tù 4 năm, Lan cũng biệt vô âm tín.


Mình nói con Lan dám lặn biệt tăm a, ra tù thằng Tín nó làm thịt. Thằng Đạt nói chỉ biệt  khi thằng Tín mới vô tù thôi, bây giờ thỉnh thoảng nó vẫn vô thăm thằng Tín, mang cả đống quà, ôm thằng Tín khóc lóc tội nắm mừ tội nắm mừ, he he.

Mình nói ba thằng Tín không làm chi được a. Thằng Đạt cười khịt khịt, nói làm chi, đương chức thì rứa thôi, về hưu cái là chống tiêu cực ầm ầm, chẳng qua trâu cột ghét trâu ăn, he he. Mình nói mày nói phét tao không tin. Thằng Đạt ôm đầu mình hôn chụt chụt nói ngu nắm mừ, ngu nắm mừ.


 Bốn năm sau, năm 2000, mình về thị xã Quảng Trị, đưa bạn bè đi Lavang chơi. Lavang được coi là một trong 7 nơi trên thế giới Đức Mẹ hiện hình, khách du lịch thăm rất đông, mình thì đã quá quen, không thăm nữa, chỉ ngồi ở quán chờ chúng nó.

Uống chưa hết chai bia Huđa thì thấy Lan khoác tay một ông to béo, từ gót giày lên đỉnh đầu vô cùng sang trọng, từ ô tô bước ra. Lúc đầu mình không nhận ra Lan, cô trẻ đẹp gấp mười, phong nhũ phì đồn hết mực. Gần  bốn mươi tuổi mà da dẻ nõn nà, ngực tròn căng, núng nính chuồi ra cổ áo. Lan tát nhẹ má mình cái nói anh Lập vô khi mô, ngồi chi đây, rồi quay lại vuốt vuốt cái bụng bự của người đàn ông, nói chồng em đây nì. Mình quá ngạc nhiên.

Người chồng lịch sự bắt tay, nhìn mình thân thiện, nói à Nguyễn Quang Lập- Mảnh đất lắm người nhiều ma, tôi đọc rồi thích lắm. Mình chưa kịp đính chính anh lại nói nhưng cái Bến không chồng của anh hay hơn, mang âm hưởng thời đại hơn, nó giống như kịch Cách mạng của Nguyễn Đình Thi rất sâu sắc. Mình ngọng mồm chẳng biết nói thế nào.


Anh mời mình ngồi nhậu, ây yếm khoác vai Lan,  nói quê vợ tôi có hai nơi không thể không đến, đó là Lavang và Cửa Tùng, tuyệt vời! Lan ép má bên vai anh nũng nịu, nói quê em nghèo chết, anh không giúp đỡ chi cả. Anh vuốt nhẹ tóc mai Lan, nói anh thấy vợ tôi hay không, suốt ngày kêu hộ cho cán bộ tỉnh.

Lan lườm yêu anh, nói anh toàn cho tỉnh người ta, không cho tỉnh em, tức nắm mừ tức nắm mừ. Anh lại vuốt tóc mai Lan, nói có thấy tỉnh em kêu gì đâu. Lan ngúng nguẩy, nói răng không kêu, tức nắm mừ tức nắm mừ. Anh hôn nhẹ tóc mai Lan, nói không ai như vợ tôi, yêu quê hương hơn cả bản thân mình. Lan ngúng nguẩy, nói anh toàn khen em, không chịu cho quê em, tức nắm mừ tức nắm mừ.

Một người lóm thóm chạy đến, gập mình bắt tay anh, nói dạ nghe tin anh ra, dạ tụi em tìm anh miết, dạ mời anh lên gác chút. Anh xin lỗi mình đi theo anh này. Đợi anh đi khuất mình hỏi  nhỏ Lan, nói Ba cờ la ma ta đâu rồi. Lan nói chết rồi. Mình hỏi sao chết? Lan hậc nhẹ, dẩu môi nói thì chơi gái, rượu, nửa đêm nhảy ra tắm, chết thôi. Lan nói mấy thằng buôn thần bán thánh, miệng hôi mùi rượu, tay tanh mùi l. chết nguyên xác là may.


Mình hỏi thằng Tín ra tù làm đâu. Lan lại hậc nhẹ, dẩu môi nói mần chi, ra tù thất tha thất thểu, nghe nói chữa xe máy ở Huế. Lan nói mấy thằng chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng, ba hoa chích choè, tù 4 năm là may. Mình lại hỏi nhỏ, nói đại gia này có vợ rồi à, nó cười phì, nói vợ lão chết rồi, may, em là vợ chính thức ke ke ke.

Chưa kịp hỏi anh cu Kiện thì chồng Lan xuống, kéo theo ba bốn người, hình như là dân vai vế trong tỉnh. Họ khúm núm bắt tay Lan, nói chị mới ra chị mới ra, ua chầu chầu chị nhớ quê như ri cảm động quá cảm động quá. Lan cười rất tươi, nói em phải lôi cổ chồng em về với tỉnh mình đó, mọi người nói ua chầu chầu quí hoá quá quí hoá quá. Một người nói ai cũng có tấm lòng yêu quê như chị Lan thì tỉnh mình giàu hung. Mọi ngươì ồ lên, nói đúng rồi đúng rồi. Lan vỗ bụng chồng, lườm,  nói đó, nghe anh em người ta nói chưa, rồi áp má vào vai chồng, tay xoa xoa bụng chồng, nói tức nắm mừ tức nắm mừ!

Thấy chẳng ai quan tâm đến, mình tẽn tò chào rồi đi, cũng không ai để ý. Gặp thằng Đạt mình nói con Lan có chồng đại gia mày biết chưa? Nó nói biết rồi, Ba cờ la ma ta là đệ tử của ông này đấy. Mình nói rứa a rứa a. Nó nói chơ răng, không rứa con Lan răng mà quen được. Mình kêu to, nói kinh hồn cái bướm không lông.

Mình và thằng Đạt phi về Gio Linh thăm anh cu Kiện. Anh ngồi ăn với ba đứa con. Hai thằng đầu và cô con gái 4 tuổi. Anh Kiện nói con ni là con thằng Ba cờ la ma ta. Mình nói anh biết hết à? Anh cười hậc, è he ngu chi không biết. Thằng Đạt nói biết răng anh im lặng? Anh thả cái bát khóc oà, nói vì tui muốn có con... nhwng mần răng mà có được. Rồi tụt quần, nói của tui ra ri đẻ đái làm răng. Mấy đứa con anh vỗ tay cười như nắc nẻ.

Anh Kiện xoa đầu bé gái, nói con Lan đẻ xong con ni thì đòi li dị. Tui nói cút cha mi đi, li dị cái mả tổ mi, mất công tao ra toà! Rứa là nó đi. Thả cả ba đứa con nhẹ không, y như đánh rắm xong bỏ đi, để người khác ngửi.


Mình nhìn anh, nói thôi, anh có ba đứa con cũng được rồi. Anh Kiện nói chơ răng, tui có ba đứa con, nó có bốn chồng, coi thử ai hơn ai. Thằng Đạt nói è he, không khéo mai mốt con ni trị quốc bình thiên hạ chớ không phải chuyện chơi. Anh Kiện nói bình cái đầu buồi thì có, thiên hạ ngu cả à.


Anh Kiện bày rượu ra, nói uống với tui một ly rồi tui nói với các anh một câu. Mình với thằng Đạt uống với anh hết gần hai chai rồi mà anh vẫn không chịu nói. Thằng Đạt nhắc đi nhắc lại hai ba lần, nói anh nói chi thì nói đi. Anh Kiện cười cái hậc, nói trí thức các anh tởm lắm. Mình hỏi sao. Anh Kiện lại cười cái hậc, nói sao trăng chi hè, trí thức mấy anh cái chi cũng biết mà không chịu nói, ngậm miệng ăn tiền, ngu ngu tởm tởm, còn tởm hơn cái bướm không lông.